Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Muôn mặt cuộc sống ở Ấn Độ


Ấn Độ là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới, có rất nhiều điều thú vị, thậm chí là "kỳ bí" xung quanh nền văn hóa độc đáo này. 
Cộng hòa Ấn Độ ghi tên mình trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, sau khi kết thúc cuộc đấu tranh gian khổ thoát khỏi ách cai trị của Đế quốc Anh. Quốc gia Nam Á nổi tiếng với nền văn minh sông Ấn phát triển rực rỡ cách đấy khoảng 5 nghìn năm. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang với một nền dân chủ nghị viện gồm 28 bang và bảy lãnh thổ liên minh. Đây là một xã hội đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa dạng sinh vật hoang dã.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, với số dân hơn 1,2 tỷ người và là quốc gia có diện tích lớn thứ 7.
Có thể nói, Ấn Độ là một trong những quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời nhất, và vẫn giữ được những điều đó cho đến ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa và tự nhiên tại quốc gia huyền bí Ấn Độ qua chùm ảnh dưới đây.
 
 
Những người phụ nữ rực rỡ này đang tham dự một lễ rước dâu tại Mandawa, Rajasthan. Rajasthan là bang lớn nhất tại Ấn Độ, với những cánh rừng ẩm ướt, nhưng lại sở hữu những đồng bằng khô và là quê hương của ngọn núi Himalaya quanh năm tuyết phủ.
 
 
Bức ảnh này ghi lại vẻ đẹp rạng rỡ mà huyền ảo của lễ hội ánh sáng – Diwali. Lễ hội ánh sáng kéo dài năm ngày trên toàn Ấn Độ, đánh dấu sự khởi đầu của một năm làm ăn thịnh vượng, thể hiện sự chiến thắng của ánh sáng chống lại bóng tối u ám.
 
 
Người đàn ông đang bước qua ngưỡng cửa lớn đặc biệt của ngôi đền Varadarajaswamy ở Khanchipuram, nơi được mệnh danh là “thành phố của ngàn ngôi đền”. Ngoài ra, thành phố Khanchipuram còn nổi tiếng với nền thương mại quần áo sari lụa (loại quần áo của phụ nữ Hinđu).
 
 
Ngôi đền trong bức ảnh có tên là Taj Mahal ở Agra. Agra là thành phố nằm bên bờ sông Tamuna, thuộc bang Utlar Pradesh. Ngôi đền này được hoàng đế của đế quốc Mogul có tên là Shah Jahan xây tặng người vợ yêu nhất của ông, người đã qua đời khi sinh con vào năm 1630. Phải mất 20 năm mới xây dựng xong ngôi đền bằng đá cẩm thạch trắng, với những khu vườn rực rỡ màu sắc.
 
 
Đây là hình ảnh của lâu đài Amber và pháo đài Jaigarh tại thành phố Jaipur, phía Bắc Ấn Độ và là thủ phủ bang Rajasthan. Công trình này được xây dựng từ thế kỉ thứ XV, được làm từ đá cẩm thạch và sa thạch, chạm khắc tinh xảo. Nơi đây đã từng một thời là trung tâm chế tạo pháo binh nổi tiếng.
 
 
Đây không phải là một cuộc chạy nạn mà là một lễ hội lớn tại Ấn Độ - Lễ hội sông Hằng. Người Hinđu hành hương tin rằng khi tắm tại dòng sông Hằng sẽ rửa sạch mọi tỗi lỗi mà họ đã gây ra. Cứ 12 năm, hàng triệu người lại tập trung tại lễ hội Kumbh Mela hoặc Grand Pitcher trong 45 ngày để cùng “tắm” chung. Tuy nhiên sông Hằng ngày càng trở nên ô nhiễm một cách kinh khủng khiếp bởi đủ các loại chất thải được đổ xuống nơi "thần thánh". 
 
 
Không phải đi tới thiên đường bạn mới được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hùng vĩ và mộng mơ như thế này. Ngọn đồi gần thành phố Munnar, thuộc bang Kerala miền Nam Ấn Độ, được phủ lên mình những đồn điền chè được một người Scotland bắt đầu trồng trọt từ cuối thế kỉ XIX.
 
 
Những ngọn đèn lồng được đan cẩn thận và treo dọc bờ sông Hằng là một trong nét văn hóa đặc biệt của người Ấn Độ. Lễ hội đèn trời được tổ chức nhằm tưởng nhớ những linh hồn đã khuất. Có lẽ những ngọn đèn này tượng trưng cho mỗi linh hồn, là ánh sáng đưa họ lên tới thiên đàng.
 
 
Giữa vùng núi lạnh lẽo vùng Ladakh, người ta đã xây dựng tu viện Lmayura Gompa. Vùng Ladkh mang trong mình văn hóa Tây Tạng, là quê hương của những ngôi đền Phật giáo, và các tu viện. Phải đến những năm 1970, vùng đất Himalaya khô cằn mới bắt đầu có dân cư sinh sống.
 
 
Có lẽ chỉ ở Ấn Độ mới có cảnh tượng như bức ảnh này. Con bò đang “hiên ngang” nằm giữa siêu xa lộ Golden Quadrilateral (Tứ giác vàng). Golden Quadrilateral được đưa vào sử dụng từ năm 1998 là cầu nối liên kết bốn thành phố lớn là Mumbai (trước đây gọi là Bombay, là thành phố đông dân nhất, nằm ở phía Tây Ấn Độ), Chennai (thành phố ở phía Nam Ấn Độ), Kolkata (thành phố ở phía Đông Ấn Độ) và Delhi (thành phố lớn thứ hai, nằm ở phía Bắc Ấn Độ).
 
Đây là một công trình “hoành tráng” tại Ấn Độ nhất kể từ khi người Anh xây dựng hệ thống đường sắt vào đầu thế kỉ thứ XIX. Công trình này là một phần của dự án phát triển đường cao tốc quốc gia với tổng chi phí lên tới 30 tỉ đô.
 
Bên cạnh những công trình sang trọng, nguy nga, tại Ấn Độ vẫn còn tồn tại rất nhiều những khu ổ chuột. Bức ảnh trên ghi lại khu Dharavi tại Mumbai là một nơi như vậy với khoảng 1 triệu dân cư sinh sống. Nhiều người Ấn sống ở vùng ngoại hô hiện đại và làm việc trong những tòa nhà bóng loáng, trong khi phần lớn cư dân sống trong cảnh nghèo khổ và bị đè nặng trong những truyền thống lạc hậu.
 
 
Bàn tay của phụ nữ Ấn Độ được “trang trí” bằng những hình vẽ đặc biệt. Người ta gọi đó là nghệ thuật xăm Mehndi. Đây là một hình ảnh đại diện cho nét truyền thống đã tồn tài hơn 5 nghìn năm tại Ấn Độ. Mỗi hình xăm đều mang ý nghĩa xua đuổi tà ác mang đến hạnh phúc cho con người.
 
 
Đóa sen khổng lồ giữa bầu trời Ấn Độ chính là đền Sen, một nơi thờ cúng nổi tiếng tại New Delhi. Công trình công phu này có diện tích gần 11 hecta.
 
 
Người dân đang chen nhau để chạm vào chiếc rương đựng bản sao của cuốn kinh thánh Sikh thiêng liêng. Chiếc rương này đang được khiêng vào ngôi đền Nanded, trong lễ kỉ niệm sự dâng hiến của cuốn kinh lần thứ 300.
 
 
Những người đàn ông này đang khiêng bức tượng voi xuống biển trong lễ hội Ganesh diễn ra 10 ngày tại Mumbai. Lễ hội Ganesh là một trong những lễ hội rất quan trọng của Hindu, kỉ niệm ngày sinh nhật của thần Ganesah đầu voi - biểu tượng của trí tuệ, hạnh phúc và thành công. Người dân Ấn Độ bước cùng hàng trăm bức tượng như thế này xuống sông, hồ và cả biển. 

Không có nhận xét nào: