Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Rươu trong nền văn hóaTrung Hoa

Khởi nguồn của nấu rượu. Trong con sông dài của lịch sử lâu đời Trung Hoa, có rất nhiều sự vật đều đi ở hàng đầu thế giới, rượu cũng là như thế, có chương và mục thuộc về tự thân nó. Theo khảo chứng, lịch sử rượu Trung Quốc có thể đi ngược dòng thời kỳ thượng cổ. Hơn nữa, trong“Sử Ký. Ân Bản Ký” ghi chép lại nói về Trụ vương “lấy rượu làm ao, treo thịt làm rừng”, “uống suốt đêm dài”, và trong “Kinh Thư” có câu thơ “thập nguyệt hoạch dạo, vi thử xuân tửu” và “vi thử tửu xuân, dĩ giới mi thọ” v.v.... đều tỏ rõ hứng khởi của rượu Trung Quốc đã có lịch sử 5000 năm rồi. Đồng thời, theo các nhà khảo cổ học chứng minh: ở xã hội nguyên thuỷ, nấu rượu của Trung Quốc đã rất thịnh hành. Sau đó, trãi qua phát triển của triều đại Hạ, Thương, đồ dùng uống rượu càng lúc càng nhiều, phong tục uống rượu ngày càng thịnh hành. Trong văn vật nhà Ân nhà Thương đào được, đồ uống rượu đồng đen chiếm tỉ trọng tương đối lớn, điều này đủ để nói rõ thời đó thị hiếu nấu rượu, uống rượu quả thực rất thịnh hành. Trong ghi chép văn tự từ sau điểm này, ghi chép về khởi nguồn của rượu tuy rằng không nhiều, nhưng ghi chép về rượu lại không thể nêu ra hết được. Tổng hợp lại, chúng ta có thể từ 3 phương diện dưới đây khảo sát khởi nguồn của rượu.

Đối với quan điểm khởi nguồn nấu rượu, “Tửu Phả” đời nhà Tống từng đề ra nghi vấn, cho rằng “tất cả đều không đủ để khảo chứng, mà đa số trong đó nêu ra đều là lý thuyết thừa thôi”. Tuy rằng tư liệu cất giữ hiện nay không đủ để khảo chứng khởi nguồn của rượu, nhưng với tư cách là một loại hiện tượng cùng nhận thức văn hoá, truyền thuyết khởi nguồn của nấu rượu lại có giá trị văn hoá so sánh cao, đáng được là vật phẩm đọc. Tổng kết lại, chủ yếu có mấy loại truyền thuyết như sau:

1/ Nghi Địch nấu rượu.

Thuyết Nghi Địch nấu rượu chế tạo bắt đầu ở chổ “Thế Bản”. “Thế Bản” là quyển sách sưu tập hệ thống gia phả đế vương công khanh Tần Hán Gian Nhân sưu tập, trong sách nói: “Nghi Địch bắt đầu chế tạo rượu đục, 5 vị thay đổi “Thiếu Khang tác thuật tửu”. Cho rằng Nghi Địch là người bắt đầu làm rượu. Về sau, trong “Thuyết Văn Giải Tự” của Hứa Thuận người Đông Hán cũng có ghi chép về Nghi Địch chế tạo rượu.

Đương nhiên, rất nhiều nhà học giả không tin cách nói “Nghi Địch mở đầu làm rượu đục”. Trong cổ tịch cũng có rất nhiều ghi chép phủ định Nghi Địch “mở đầu” làm rượu. Một cách nói trong đó là “Tửu chi sở hưng, triệu tự thượng tinh, thành vu Nghi Địch”. Ý nghĩa là nói: từ thời tam hoàng ngũ đế đã có đủ loại đủ kiểu phương pháp chế tạo rượu lưu hành ở dân gian, về sau là Nghi địch đem những phương pháp này quy nạp tổng kết lại, lưu truyền dùng cho hậu thế. Có thể thấy, thuyết Nghi Địch nấu rượu chưa đủ để phục vụ đám đông.

2/Đỗ Khang nấu rượu.


Một quyển sách “Tửu Cáo” của Hồng Thống người triều Tấn từng ghi chép lại: Đỗ Khang “hữu phạn bất tận, uỷ chi không tang, úc tích khí thơm; bản xuất vu thử, bất do kì phương”. Ý nghĩa là nói: Đỗ Khang đem cơm thừa chưa ăn hết cất để trong hốc cây vườn dâu, cơm thừa ở trong hốc cây sau khi lên men, thì có mùi thơm truyền ra. Đây chính là cách làm của rượu, không hề có phương pháp nào kỳ lạ. Từ đây, đoạn ghi chép này lưu truyền ở hậu thế, Đỗ Khang liền trở thành nhà phát minh có thể lưu tâm việc nhỏ xung quanh, và khả năng kịp thời khởi động sáng tạo linh cảm.

Nhưng, trên lịch sử xác thực có kì nhân Đỗ Khang, “Đỗ Khang, tự Trọng Tự, tương truyền là người nước Vệ Khang Gia huyện Bạch Thuỷ, giỏi về chế tạo rượu”. Trong cổ tịch như sách “Thế Bản”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Chiến Quốc Sách”, “Thuyết Văn Giải Tự” v.v...., đối với Đỗ Khang đều có ghi chép qua. Trong “Bạch Thuỷ Huyện Chí” của Thanh Càn Long năm 19 sửa chửa lại, cũng đối với Đỗ Khang có ghi chép so sánh kĩ càng. Huyện Bạch Thuỷ ở vào giao thế đồng bằng bờ nam cao nguyên và Quan Trung, phía bắc Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, dựa vào một con sông thường xuyên chảy qua huyện quản lý, đáy nước có nhiều đá màu trắng mà có tên. Bạch Thuỷ vì đã từng có cái gọi là “Tứ Đại Hiền Nhân” mà nổi tiếng trong ngoài: một là Thương Hiệt sử quan của hoàng đế đã chế tạo ra chữ Hán, xuất thân ở thôn Dương Vũ Bạch Thuỷ; Hai là Lôi Tường sau khi chết được phong là Bành Nha Thổ Thần, lúc còn sống giỏi về chế tạo đồ sứ; Ba là Thái Luân người Đông Hán người phát minh chế tạo giấy, một trong “tứ đại phát minh” của Trung Quốc, cũng không biết vì sao cũng ở chổ này có lưu bia mộ; Ngoài ra ngay cả Đỗ Khang cũng có tương truyền người đầu tiên nấu rượu. Một huyện thành nho nhỏ trên cao nguyên hoàng thổ thoát cái có di chỉ của tứ đại hiền nhân Thương Hiệt, Lôi Tường, Thái Luân, Đỗ Khang, trình độ hiển hách đó tự nhiên thì không nói cũng rõ rồi.

3/Thuyết trên trời chế tạo rượu.

Đọc thơ văn cổ nhân, thường gặp phải hai từ này “Tửu tinh” hoặc “Tửu kì”. Như: tố có Lý Bạch được gọi “thơ tiên”, trong một bài thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước. Kì Nhị” có câu thơ “thiên nhược bất ái tửu, tửu tinh bất tái thiên”; Ngoài ra trong “Tửu Phả” của Đậu Bình biên soạn cũng có câu nói “Tửu sinh chi tác dã”, ý nghĩa là nói: từ xưa đến nay, tổ tiên Trung Quốc đã có cách nói rượu là “tửu tinh” chế tạo trên trời. Những năm triều đại Đông Hán, để “Toạ thượng khách thưởng mạn, tổn trung tửu bất không” Khổng Dụng tự khen trong “Thư cùng Tào Tháo luận cấm rượu”  cũng có giải thích “Thiên thuỳ tửu tinh chi diệu, địa liệt tửu tuyền chi quân”. Còn thi nhân Lý Hạ thường uống đến say mèm, được ngợi khen là “quỷ tài” cũng ở trong một bài thơ “Tần Vương ẩm Tửu” có “Long đầu tả tửu yêu tửu tinh”. Ngoài ra, còn có như “Ngô ái Lý Thái Bạch, thân thị tửu tinh hỗn”; “Tửu tinh bất chiến cửu tuyền hạ”; “Ngưỡng tửu kì chi cảnh diệu”; “Nghĩa tửu kì vu nguyên tượng”; “Tù tửu tinh vu thiên nhạc” v.v...., không phải một mà nhiều thứ.

“Tửu tinh” phát minh rượu, đương nhiên chỉ có thể là một loại truyền thuyết thần thoại, là không thể đáng tin. Nhưng thưởng thức từng chi tiết, lại làm cho người ta không thể không khâm phục trí tuệ và sức tưởng tượng của cổ nhân.

Trong “Tấn Thư. Thiên Văn chí” từng nói: “Hiên viên thạch giác nam tam tinh viết tửu kì, tửu quan chi kì dã, chủ yếu hướng ẩm thực.” Tửu kì tam tinh, chính là ba ngôi sao Ψ,ε và ∽ của chòm sao sư tử. Ba ngôi sao này xếp theo thứ tự có hình số “1”, phía nam kề sát sao Liễu sao thứ 8 trong nhị thập bát tú. Sao thứ 8 sao liễu chính là 8 ngôi sao δ, σ, η, Ρ, ε, 3, W, ⊙ của chòm sao Trường Xà.

Phát hiện sớm nhất tửu kì tinh thấy ở trong sách “Chu Lễ”, cách ngày nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Cách nói nhị thập bát tú bắt đầu ở triều đại nhà Ân và xác lập vào ở triều đại nhà chu, là một sáng tạo vĩ đại của thiên văn học cổ đại Trung Quốc. Dưới tình hình của thiết bị khoa học vô cùng sơ sài của thời đó, tổ tiên người Trung Quốc có thể ở trong ngân hà mênh mông quan sát được đến mấy ngôi sao “Tửu Kì Tinh” không sáng tỏ này, và còn lưu lại đủ loại ghi chép về “Tửu Kì Tinh”, đây không thể không nói là một kì tích. Đến mức dựa vào sao mà đặt tên là “Tửu Kì Tinh”, và đã từng có lần cho rằng nó “chủ yếu hướng ẩm thực”, chúng ta không thể nào mà biết. Nhưng đây vẫn cứ đủ để nói rõ tổ tiên của chúng ta có sức tưởng tượng phong phú, mà còn cũng chứng minh rượu ở trong hoạt động xã hội và cuộc sống ngày thường của thời đó quả thực chiếm vị trí tương đối quan trọng.

Vậy mà, cách nói rượu tự “chế tạo trên trời”, lý lẽ đó đã không lập luận, lại không luận cứ khoa học, quả thực là cách nói theo tô vẽ văn học. Có điều, lúc chúng ta đứng dưới bầu trời sao bao la mênh mông, ngữa mặt nhìn bầu trời sao sáng từ xưa đến nay, nghĩ đến tổ tiên chúng ta thông minh nhìn xa trông rộng đối với phát triển nhân loại làm ra cống hiến vĩ đại, tình cảm tôn kính tự nhiên mà có.

4/Thuyết vượu khỉ chế tạo rượu.


Từ lâu ở thời kỳ Minh triều, đã có ghi chép truyền thuyết cổ đại “Vượn Khỉ chế tạo rượu”. Lý Nhật Hoa văn nhân đời nhà Minh trong tác phẩm của ông ta có ghi chép tương tự: “Hoàng Sơn đa viên hầu, xuân hạ thái hoa quả vu thạch oa trung, uẩn nhưỡng thành tửu, hương khí dật phát, văn sổ bách bộ”. Lý Điệu Nguyên văn nhân triều đại nhà Thanh ở trong tác phẩm của ông ta cũng có: ghi chép “Quỳnh Châu đa viên.....thường vu thanh nham thâm xứ đắc viên tửu, cái viên tửu dĩ đạo mễ dữ bách hoa sở tạo, nhất bách lục toát hữu ngũ lục thăng hứa, vị tối lạt, nhiên cấp nan đắc”.

Dưới bờ hồ Hồng Trạch Âm Hoài Giang Tô, Thảo Loan đã từng phát hiện qua con vượn say hoá thạch, chứng minh rượu trái cây thiên nhiên là ở trước khi “vượn người chấp tay chào tạm biệt nhau” thì đã có xuất hiện rồi. “Vượn khỉ chế tạo rượu” nói ra nghe như hoang đường, thực ra lại rất có đạo lý khoa học.

Vượn khỉ là động vật rất nhanh nhẹn, ở sâu trong rừng núi. Trãi qua quan sát thời gian dài, mọi người địa phương phát hiện Vượn và Khỉ không những “nghiện rượu”, mà còn biết “làm ra rượu”. Đây là do Vượn và Khỉ ở trong rừng núi lấy trái cây mọc hoang làm thực vật chủ yếu, ở vào mùa trái cây chín muồi, vượn và khỉ thu giữ số lượng lớn trái cây cho vào trong “chổ trũng của đá”, trái cây chất đống chịu đựng đến tác dụng của vi khuẩn con men trong thế giới tự nhiên mà lên men, ngay sau đó rượu ở trong “chổ trũng của đá” tách ra một loại thể nước được người sau gọi là “rượu”.

Đương nhiên, ủ rượu ở đây chỉ là tự nhiên biến hoá nuôi thành, mà không có sức người chế tạo. Vượn và khỉ ở trong rừng già núi sâu, hoàn toàn có khả năng gặp phải quả sau khi chín muồi rơi rụng lên men có mang theo hương vị của rượu, do vậy làm cho vượn và khỉ hái “hoa quả”, “ủ thành rượu”. Có điều loại rượu này của Vượn và Khỉ chế tạo cùng với rượu của loài người ủ có khác biệt về chất, nhiều nhất chỉ có thể là quả hoang có mang hương vị của rượu.  

5/Truyền thuyết khởi nguồn của rượu dân tộc thiểu số.

Trong văn hoá đương Hán các loại truyền thuyết về khởi nguồn của rượu để lộ ra lộn xộn rạng rỡ khác thường, các dân tộc thiểu số cũng bắt đầu lấy đủ loại truyền thuyết thần thoại để khảo sát khởi nguồn của rượu. Truyền thuyết thần thoại dân tộc thiểu số nói chung có thể tách rời ra hai loại truyền thuyết thần thoại tửu và truyền thuyết thần thoại tửu khúc. Trong đó, truyền thuyết thần thoại tửu trực tiếp nêu ra khởi nguồn của rượu, còn truyền thuyết thần thoại tửu khúc thì nói rõ lai lịch của tửu khúc.

(1) Thuyết phát hiện ngẫu nhiên.


Ở trong KherKhơSơn (một dân tộc thiểu số ở Tân Cương Trung Quốc) đang lưu truyền một truyền thuyết thế này: từ xưa rất xưa, có một bộ lạc nhỏ đang di chuyển, sau khi trãi qua một ngày bôn ba, vào lúc chạng vạng tối đi đến một chân đèo, nghỉ lại ở trên đồng cỏ. Lúc đó cái đói cái khát cùng hành hạ, mọi người nhanh chóng từ trên lưng ngựa lấy xuống miếng thịt to và sữa ngựa trong túi da dê để dùng làm thức ăn. Nào ngờ, lúc một người trong đó mở ra cái túi da dê ông ta đựng nữa túi sữa ngựa, một làn hương thơm nhanh chóng vỗ vào mũi. Ông ta lập tức gọi bạn bè đến, còn đem sữa ngựa đỗ vào trong mấy cái bát gổ cùng mọi người chia nhau hưởng thụ. Mọi người thưởng thức nhấm nháp một cách thận trọng từng tí, đều nhận thấy thơm ngon đã miệng, không kìm được uống hết từng ngụm từng ngụm to. Sau khi uống xong, mọi người cảm thấy đến mệt mõi và buồn ngủ của toàn thân lập tức đều tan biến hết cả. Về sau, mọi người liền có ý thức đi quan sát và khảo sát kỹ lưỡng quá trình hình thành của rượu sữa ngựa. Kết quả phát hiện, túi da dê sữa ngựa biến thành rượu đều là treo ở gần chổ bàn đạp. Ngựa lúc đi nhanh, chân của người cưỡi ngựa đá vào túi da dê một cách liên tục, do đó mà làm cho sữa ngựa trong túi lên men biến thành rượu sữa. Từ đấy, họ đã làm một cuộc thử nghiệm: đem một túi da dê có đựng sữa ngựa tươi mới để ở trên đồng cỏ, dùng mấy người mỗi ngày thay phiên nhau dùng chân dẫm đạp lên trên túi liên tục. Mấy ngày sau lại mở túi da dê ra, sữa ngựa bên trong đã biến thành rượu sữa ngựa. Cứ như thế, phương pháp chế tạo rượu sữa ngựa rất nhanh truyền khắp cả thảo nguyên KherKhơSơn. Đây chính là quá trình ra đời của rượu sữa ngựa.

(2) Thuyết quỷ thần ban tặng.


Dân tộc Nô (ở Vân Nam TQ) cho rằng rượu là thức uống tuyệt vời của thần tiên ban tặng cho con người, điều này cũng là một dòng một giống trong văn hoá Hán “Thiên hữu tửu tinh, tửu chi tác dã”. Họ còn cho rằng người tiên ban thưởng cho dân tộc Nô 3 loại thực phẩm: “Toả xác” (rượu chua), “Toả Lạt” (Rượu mạnh), “Toả Nhân” (Hoa ngô). Mà trong 3 loại thực phẩm này có hai loại đều là rượu.

Dân tộc Phổ Mễ cho rằng: mỹ tửu Tô Lí Mã của họ là tiên tổ Thậm Soạn Hà Đại tổ mạo hiểm nguy hiểm sinh mạng từ chổ yêu quái học trộm về. Điều này không nghi ngờ gì đã phản ảnh lên quá trình gian nan của người dân dân tộc thiểu số trước kia cùng với sự tranh giành chống đỡ môi trường tự nhiên hiểm ác.
    Sáng thế sử thi dân tộc Dao “Mật Lạc Đà” nói: thuỷ tổ của loài người Mật Lạc Đà là quái vật nữa người nữa thần, bà ta sau khi sáng tạo vạn vật thế gian bắt đầu sáng tạo con người, “bà ấy nắm cơm tẻ để tạo ra con người, lại biến thành rượu”. Thần trước tiên lựa chọn ra cơm tẻ, lại dùng cơm tẻ tạo ra con người, người còn chưa tạo được, đã trước tiên chế tạo ra rượu, đây quả thực là con người ta ngoảnh đầu nhìn lại đối với lịch sử bản thân lấy văn hoá trồng lúa làm bối cảnh phát triển sinh tồn.

Trong sáng thế thần thoại dân tộc La Hụ (một tộc người thiểu số ở Vân Nam TQ, ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng, chi Tạng Miến), rượu  sớm  nhất là do thiên  thần  E Suo Zhang (Ách Toa Chưởng) quản, xuất hiện của vạn vật nhân gian đều cùng rượu có liên quan trăm mối chằng chịt, đều là tửu khí do thiên thần rải xuống mới có sự năng động hoạt bát và hương thơm ngọt ngào dụ người. Vì vậy ở trong mắt người dân trước đây của dân tộc La Hụ, vạn vật thế giới tự nhiên đều đang tiềm tàng hương rượu mê người, đều đang thai nghén hương rượu say người.

Thần thoại tửu của dân tộc thiểu số giống nhau có tưởng tượng thần kì và sắc thái mê người. Tuy rằng truyền thuyết về rượu, mỗi dân tộc đều có cách nói khác nhau. Nhưng tổng kết lại mà nói, họ đều nói ra cái hay từng chút trong công nghệ chế tạo rượu, cũng nói với chúng ta một cách rõ ràng: trong cuộc sống thực tế xuất hiện thực phẩm “rượu” kỳ lạ  này, đã trãi qua thời đại lâu dài, quá trình dài dằng dặc. Hiểu rõ qua vành sáng của văn hoá nguyên thuỷ, chúng ta không khó cảm giác đến: bước vào cuộc sống của tổ tiên thời kỳ ban đầu văn minh nhân loại đối với phát hiện rượu đang có tình cảm vui sướng tự đáy lòng.

Những truyền thuyết này dù rằng tất cả không giống nhau, nhưng đại thể nói rõ nấu rượu từ lâu ở triều đại nhà Hạ hoặc là trước triều đại nhà Hạ đã có tồn tại rồi, điều này là có thể tin được, mà còn đã được các nhà khảo cổ học chứng thực. Triều đại nhà Hạ cách nay có khoảng hơn 4000 năm, mà hiện thời đã đào được dụng cụ nấu rượu cách nay hơn 5000 năm. Phát hiện này biểu thị rõ: lịch sử nấu rượu của Trung Quốc ít nhất ở 5000 năm trước đã xuất hiện rồi, còn khởi nguồn của nấu rượu đương nhiên là ở trước lúc này. Ở thời đại cổ đại xa xưa, người ta có thể trước tiên tiếp xúc đến một số nào đó rượu lên men tự nhiên, sau đó mới bắt đầu tiến hành bắt chước. Mà quá trình này nhất định cần một thời kỳ tương đối dài.              

Không có nhận xét nào: