STDLO - Lịch sử Trung Hoa với hàng ngàn năm lịch sử, những phát minh vượt bậc, con đường tơ lụa, con đường hàng hải, con đường di dân tạo nên con đường thông thương đầu tiên trên thề giới. Những cuộc hải hành đến nhiều nơi, đã tạo nên những khu phố đặc trưng, đậm chất Trung Hoa ở khắp nơi trên thế giới.
Hình ảnh rất dễ nhận biết
.
Chinatown San Francisco - Thành phố trong thành phố
STDLO - Toạ lạc trên một bán đảo giữa Vịnh San Francisco và bờ biển Thài Bính Dương. San Francisco được biết đến như một địa điểm du lịch hấp dẫn bởi sự giàu có, thịnh vượng và nét văn hoá độc đáo của nó.
Thành phố San Francisco soi bóng bên bờ Thái Bình Dương
Đây là một trong những thành phố đông dân và sâm uất nhất Hoa Kỳ
Nếu cầu Cổng Vàng là biểu tượng cho quyền lực xa hoa của thành phố, thì những khu phố như : Little Saigon, Japan town, Korean town và đặc biệt là Chinatown (Phố tàu) lại góp phần làm nên nét đa dạng về dân tộc và văn hoá ở San Francisco.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate) một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới
(xem thêm : Những cây cầu nổi tiếng )
San Francisco là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá
Người Trung Quốc gọi San Francisco là Cựu Kim Sơn nó có ý nghĩa là “núi vàng xưa” tên gọi bắt nguồn khi mà làn sóng người di cư sang California đào vàng bùng nổ vào khoảng năm 1840. Chinatown San Francisco cũng được hình thành trong khoảng thời gian trên và đến bây giờ nó là Phố tàu Chinatown lớn và lâu đời nhất Bắc Mỹ.
Khi mà Vàng được tìm thấy ở San Francisco thì thành phố
cũng chứng kiến một làn sóng bùng nổ di cư.
Họ đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất vẫn là người Hoa
Chinatown San Francisco rộng khoản 3.5km2 và có hơn 100.000 Hoa kiều sinh sống, đây cũng là một trong những nơi tập trung nhiều người Hoa nhất bên ngoài Châu Á. Nó được bao bọc bởi 4 con phố Grant, Stoclton, Powell và Kearny.
Người Hoa xây dựng Phố Tàu đầu tiên của họ
tại San Francisco từ những năm 1840
Theo ước lượng của thành phố có khoảng 100.000 Hoa kiều
sinh sống ở San Francisco
Phố tàu San Francicso rộng khoản 3.5 km2 được
bao bọc bởi 4 con phố Grant, Stoclton, Powell và Kearny.
Người dân San Francisco vẫn quen gọi Chinatown ở đây là “City within a City – thành phố trong một thành phố” bởi nó vẫn giữ được nét văn hoá riêng đặc trưng Trung Quốc từ ngôn ngữ nói hàng ngày đến các ngôi đền hay các cửa hiệu thảo dược.
Người dân địa phương vẫn quen gọi phố tàu ở San Francisco
bằng một cái tên đáng yêu là “City within a City”
Hầu hết các con phố ở đây đều giữ được sự đặc trưng văn hoá Trung Quốc
Cũng giống như nhiều Chinatown trên khắp thế giới, Chinatown San Francisco được thành lập nhằm mang lại cảm giác gia đình và cộng đồng cho những người Trung Quốc nhập cư tại Hoa Kỳ, nhưng giờ đây Chinatown San Francisco là điểm du lịch thu hút nhiều khách nhất ở San Francisco hơn cả cầu Cổng Vàng.
Ban đầu Chinatown như là gia đình lớn của người Trung Quốc
Nhưng ngày nay nó là địa điểm thu hút khách
du lịch hàng đầu ở San Francisco
Nét văn hóa và ẩm thực ở Chinatown San Francisco
.
.
STDLO - Hầu hết du khách đến đây tỏ ra rất thích thú trong việc mua sắm từ các cửa hàng đồ cổ, đến các vật dụng trang trí trong nhà, cẩm thạch, thảo dược hay nhiều loài cao lương mỹ vị như mật gấu, bào ngư, tổ yến... số ít khác coi đây là điểm thích hợp thưởng thức ẩm thực Trung Hoa như dimsum, vịt quay hay cơm xá xíu.
Chinatown nơi lý tưởng để mua các sản phẩm từ Trung Quốc
Ở đây có tất cả mọi thứ bạn cần từ Thịt Cá
Rau quả, gia vị
Đến các loại cẩm thạch hay các loại bánh mứt
Cổng Gateway Arch nằm trên con phố Grant Avenue là cửa ngõ chính để vào Chinatown nó được xây dựng bằng đá với những mái nhà màu xanh, điều này làm cho nó trông khác đi so với các Cổng chào ở các khu phố tàu khác vốn được xây dựng bằng gỗ.
Cổng Gateway Arch trước ngõ chính phố tàu
Nó khá đặt trưng so với nhiều công phố tàu khác
Quảng trường Portsmouth là khu vực sinh hoạt cộng đồng của phố tàu, ở đây chúng ta có thể bắt gặp các cụ già ngồi bàn chuyện văn hóa, lịch sử Trung Quốc hoặc tụ tập với các loại cờ truyền thống trong khi với những người trẻ thường tìm đến đây để đậu xe bắt đầu một chuyến mua sắm.
Quảng trường Portsmouth
Những người lớn tuổi thường tụ tập ở đây đánh cờ và bàn chuyện chính trị tại quê nhà
Từ quảng trường Portsmouth rảo bộ khắp phố tàu bạn sẽ cảm nhận được mùi thảo dược thơm và tiếng nhạc Hoa của các nghệ sĩ Trung Quốc trong các cửa hàng.
Mùi thảo dược thoảng khắp các con phố
Vang bên tai tiếng nhạc Hoa trong các cửa hàng
Chợ Kowloon, Chợ cá Luen Sing và Fruit City ở đây là những điểm mua đồ thú vị du khách có thể ngạc nhiên với giá cả niêm yết ở đây vì chúng khá rẻ và hầu như tất cả nhưng thứ gì được yêu thích tại Bắc Kinh thì chúng cũng có mặt ở đây.
Những con cá tươi ngon ở Luen Sing
Trái cây
Những thứ gì có ở Bắc Kinh đều có ở đây
Đền Kong chow được xây dựng vào khoản năm 1857 là đền thờ phật giáo lâu đời nhất ở đây và là địa điểm tôn kính đối với người Trung Quốc ở đây, Đền mazu được xây dựng năm 1911 với kiến trúc khá lạ và hiện đại.
Đền Kong Chow
Nhà thờ công giáo lâu đời nhất ở đây là St. Mary được xây dựng vào khoản năm 1854 và được tu bổ và khoản 1909 sau trật động đất lịch sử năm 1905 và ngày nay nó là 1 nơi nhiều bạn trẻ đến để tìm hiểu và học tiếng Trung Quốc.
Nhà thờ St Mary
Nổi tiếng nhất ở đây là tiệm bánh Golden Gate Fortune Cookie với số lượng bánh bán ra lên đến cả ngàn cái mỗi ngày. Đặc trưng của bánh là trong nhân bánh có một mẫu giấy nhỏ với những thông điệp cuộc sống hay một lời tiên đoán tương lai.
Món bánh Golden Gate Fortune Cookie
Những người thợ đang kéo léo làm từng chiếc bánh
Ngoài ra nhà hàng Ben House Restaurant và New Asia Restaurant là địa điểm nổi tiếng để ăn dimsum và uống trà.
Dim Sum (xem thêm Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa )
Cứ mỗi dịp xuân về thì người Hoa ở đây thường tụ tập lại ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn và xem điệu múa sư tử truyền thống và cầu những điều may mắn trong năm mới. Ngoài dịp tết vì lễ hội Trung Thu và hội chợ đêm ở đây đều rất vui.
Nét á đông giữa trời tây - Chinatown tại Argentina
.
.
STDLO - Khi nói đến Chinatown, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến các nước như là Mỹ, Úc… hay gần Việt Nam chúng ta nhất là Singapore, Malaysia. Bạn có biết rằng, cũng có một Chinatown nhộn nhịp ở đất nước Argentina xa xôi không ?
Dân cư gốc Á ở Argentina chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng dân cư ở Argentina. Sự hình thành khu phố này do một số di dân từ Trung Hoa Đại Lục và Trung Hoa Đài Loan từ những năm 1980 tạo nên. . Khu phố Chintown tọa lạc ở thủ đô Buenos Aires. Không chỉ có cac cư gân gốc Hoa sống tại đây, mà còn có các cư dân gốc Á khác như Nhật, Hàn… cũng tập trung sinh sống quanh khu vực này.
Nét đặc sắt trong ẩm thực Trung Hoa không thể lẫn vào đâu được, dù bạn ở bất cứ Chinatown nào trên thế giới, thì những món ăn Trung Hoa không thể lẫn vào đâu được, có thể nó có hương vị khác biệt, do việc sử dụng một số Nguyên liệu khác, nhưng nó cách chế biến không khác nhau là mấy.
Nét đặc sắt trong ẩm thực Trung Hoa không thể lẫn vào đâu được, dù bạn ở bất cứ Chinatown nào trên thế giới, thì những món ăn Trung Hoa không thể lẫn vào đâu được, có thể nó có hương vị khác biệt, do việc sử dụng một số Nguyên liệu khác, nhưng nó cách chế biến không khác nhau là mấy.
Kinh doanh chủ yếu là nhà hàng.
Đa số khu vực kinh doanh ở khu phố Trung Hoa là các mặt hàng ẩm thực, các nhà hàng phục vụ các món ăn Trung Hoa. Các nhà hàng san sát nhau, những biển hiệu luôn có dòng chữ Hán.
Cũng giống như các khu phố người Hoa trên thế giới, nơi đây cũng mang đậm nét màu sắc văn hóa Trung Hoa. Những hàng quán, những món ăn không thể lẫn vào đâu được.
Cũng giống như các khu phố người Hoa trên thế giới, nơi đây cũng mang đậm nét màu sắc văn hóa Trung Hoa. Những hàng quán, những món ăn không thể lẫn vào đâu được.
Không thể lẫn vào đâu được.
Múa rồng dịp Tết nguyên đán. Ảnh: Wiki
Đặc biệt hơn nữa đó là dịp Tết Nguyên đán, khu phố với màu đỏ chủ đạo, đỏ rực cả khu phố. Dù một số cửa hàng vẫn làm việc (không nghỉ lễ như ở ta) theo lối sống phương tây, nhưng vẫn trang trí cửa hàng theo đúng phong tục ngày tết, vẫn phong bao lì xì đầu năm cho công nhân cầu chúc một năm mới an khang, thịnh vượng.
Cánh cổng đặc trưng của khu phố
Chinatown ở Buenos Aires chỉ là một khu phố nhỏ, giới hạn bởi các tuyến phố Juramento, Arribeños, Montañeses và Monroe Avenue. Nhưng với sự phát triển kinh doanh, dường như cư dân bản địa cảm thấy bị de dọa nếu Chinatwon được mở rộng. Tranh cãi nổ ra khi cánh cổng vòm trị giá 500.000$ được vận chuyển từ Trung Quốc được dựng tại đầu khu phố. Nhiều người phàn nàn rằng đó như là phá hủy kiến trúc mỹ quan trong quy hoạch, phá bỏ nhiều cây xanh… Nhưng dần dần người dân bản địa cũng chấp nhận, sống hòa nhập. Họ mua sắm, tìm hiểu văn hóa á đông ngay trên đất nước mình. Tạo nên một khu phố nhộn nhịp.
Mua sắm, dạo phố… tạo nên cảnh nhộn nhịp
Chinatown bắt đầu tại các giao lộ của Arribenos và Juramento và đi qua một vài khu xuống tới Arribenos. Nó rất gần với xe điện ngầm và trạm xe buýt, hãy tìm các trạm xe buýt có ký hiệu B. Belgrano. Ngoài ra còn có dừng Subte Juramento trên dòng D, nhanh hơn các xe buýt mặc dù nó xa vài khối nhà |
Chinatown - Điểm tham quan hấp dẫn ở Washington DC
.
.
STDLO - Ở đâu có khói ở đó có người Hoa sinh sống, Ở nơi nào giao thương sấm uất ở nơi đó sẽ có Chinatown (Phố Tàu). Nếu ở Hoa Kỳ trước năm 1990 chỉ có khoản trên dưới 20 Chinatown thì ngày nay Hoa Kỳ đang báo động trước một làn sóng của các Phố Tàu trên khắp các thành phố lớn.
Phố tàu ở Washington D.C thủ đô Hoa Kỳ
Ước tính ngày này con số Phố tàu có thể lên đến trăm trên khắp nước Mỹ
Một điểm chung với các phố tàu ở Mỹ là chúng đều toạ lạc ở những vị trí sầm uất nhất nhì thành phố. Nếu San Francisco là nơi hình thành phố tàu đầu tiên, New York là phố tàu sầm uất và sa hoa nhất nước Mỹ thì Phố tàu ở Washington D.C lại mang một bản sắc riêng giữa thủ đô hoa lệ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Hầu hết các Phố Tàu ở Hoa Kỳ đều chiếm những vị trị trung tâm
Họ có một tiềm lực tài chính hùng hậu
Phố tàu Washington DC khá nhỏ so với các phố tàu khác ở Mỹ, nó toạ lạc phía sau toà nhà Quốc Hội từ nhà triển lãm nghệ thuật quốc gia đi theo đường số 7 đến đướng H Street là sẽ thấy Cổng Hữu Nghị (Friendship Archway) của Phố Tàu.
So với nhiều Phố Tàu khác thì Phố Tàu ở thủ đô Hoa Kỳ khá nhỏ
Cổng Hữu Nghị là điểm nhấn duy nhất của Phố Tàu
Nó là chiếc cổng lớn nhất trong các Phố Tàu trên khắp thế giới
Ban đầu khu vực này là nơi sinh sống của nhiều người Đức nhập cư những người Trung Quốc bắt đầu đến đây vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 19 sau khi Chính phủ thu hồi khu phố cũ của họ ở đại lộ Pennsylavania để xây dựng văn phòng chính phủ.
Nơi này từng có khá đông người Hoa sinh sống
Sau vụ bạo loạn của người da đen năm 1968 trên khắp nước Mỹ trong đó có Washington D.C nhiều người Hoa đã chuyển ra ngoại ô để sống. Năm 1976 một trạm xe điện lớn được xây dựng trên khu đất này và được gọi là Gallery Place.
Nhưng phần lớn những người Trung quốc thế hệ đầu đều
đã rời bỏ nơi này sau cuộc bạo loạn năm 1968
Năm 1986 khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng tốt hơn thì thành phố đã cho xây dựng cổng hữu nghị để vung đắp cho tình hữu nghị giữa 2 quốc gia.
Cổng vòm này cao 60ft được xây bằng 7000 viện gạch và hơn 272 hoạ tiết mang phong cách của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đây là cổng vòm phố tàu lớn nhất thế giới. Cùng năm chính quyền thành phố đã cho đổi tên trạm xe điện thành Gallery Place Chinatown như hiện nay.
Cổng Hữu Nghị được xây năm 1986
Thành phố đã dành khá nhiều tiền để xây dựng lại Phố tàu
Cùng năm thành phố cũng đổi tên nhà ga thành Gallery Place Chinatown như hiện nay
Nhưng có vẻ sự nhộn nhịp ở đây khó có thể như những phố tàu khác ở Mỹ
Mặc dù có nhiều chính sách nhưng không nhiều người Hoa quay trở lại đây đều đó đã khiến phố tàu Washington trở thành phố tàu nhỏ nhất nước Mỹ, ước tính chỉ có khoảng 700 cư dân ít hơn cả những năm 1930 và cũng không có nhiều người có thể đọc và viết tiếng Hoa.
Không nhiều người Hoa ở đây biết đọc và viết tiếng Hoa
Không có Chợ Kowloon, Chợ cá Luen Sing, Phố tàu Washington chỉ có khoảng 20 nhà hàng phần lớn được xây dựng bởi những người Mỹ gốc Á. Một số nhà hàng nổi tiếng có thể kể đến như Szechuan Gallery, Burma, Eat First, Full Key và ngoài ra chỉ có vài tiệm tạp hoá.
Ở đây không có chợ Cá
Cũng như các chợ rau quả
Các nhà hàng khá ít
Không có nhiều những món đặc trưng
Phố Tàu Washington D.C sạch sẽ đến mức khó tin và được bày trí như kiểu Mỹ sạch sẽ và ngăn nắp. Những tiếng rao, những hàng rau cải, trái cây, quần áo vỉa hè sầm uất như ở San Francisco hay New York tuyệt nhiên không có ở đây. Các nhà hàng ở đây đều là những nhà hàng sang trọng và những người đến ăn đa phần của là người Mỹ.
Các nhà hàng đều khá giống theo kiểu Mỹ
Nhưng khu chợ trời luôn vắng bóng ở đây
Những năm gần đây thành phố đã bỏ ra một số tiền để tu bổ nhằm biến phố tàu thành một khu mua sắm, giải trí sầm uất về đêm nhưng thất vọng vì đa số các cửa hàng mới đều là những hệ thống nhà hàng kiểu Mỹ như Starbucks và Legal Sea Foods.
Nhiều cửa hàng được mở trong những năm gần đây với sự khuyến khích của thành phố
Nhưng hầu hết đều là những nhà hàng kiểu Mỹ
Chính quyền thành phố buộc các cửa hàng phải có bảng hiệu bằng cả tiếng Anh và Hoa để giữ bản sắc riêng nhưng xem ra tình hình vẫn không có khả quan vì hầu hết người Hoa đã chuyển ra vùng ven thành phố nơi có giá đất rẻ.
Tết cổ truyền ở đây cũng khá kém vui so với các nơi khác trên đất Mỹ
Những khu ChinaTown lớn nhất thế giới
.
.
STDLO - Nếu ở một nước nào đó có người Hoa sinh sống, hẳn sẽ có các khu Chinatown mang đậm các nét đặc trưng về phong tục tập quán, về văn hóa ẩm thực… Tùy vào từng địa điểm mà có các khu Chinatown lớn nhỏ khác nhau Hãy cùng sotaydulich.com điểm qua các khu Chinatown lớn nhất thế giới nha !
1. Sydney, Australia
Sạch sẽ, nhộn nhịp là những gì bạn sẽ tìm thấy ở khu ChinaTown này. Hiện nay khu ChinaTown vó vị trí cạnh Khu chợ Hay ChinaTown, lúc trước có vị trí gần khu cảng Rock, sau đó chuyển đến đường Market, và cuối cùng là có vị trí như hiện nay từ thập niên những năm 1920.
2. New York, Mỹ
2. New York, Mỹ
Là điểm thu hút chính ở Mahattan, là một cộng đồng nhộn nhịp trong khu công viên Brooklyn’s Sunset. Đường Canal là trung tâm của Manhattan. Với rất nhiều các cửa hàng thảo dược, khi đi vào đây bạn sẽ ngỡ như mình đang ở trong đất nước Trung Hoa. Chính vì thế ma nơi đây thu hút rất đông các du khách khi đến với New York.
3. San Francisco, Mỹ
3. San Francisco, Mỹ
Khu China Town tại San Francisco được mệnh danh là Cộng đồng người Hoa lớn nhất bên ngoài châu Á, là khu Chinatown lâu đời nhất ở Bắc Mỹ, là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất tại đây. Bạn nên đến đây vào những ngày cuối tuần để mua thức ăn, tận hưởng nét Trung Hoa, nét Á Châu ngay trong lòng nước Mỹ. Du khách còn có thể tham quan các phong cảnh đẹp ở đây như tòa nhà Sing Chong và Bank of Canton.
4. Bangkok, Thái Lan
4. Bangkok, Thái Lan
Khu Chinatown Bangkok cũng nổi tiếng như Yaowarat hoặc Sampeng. Được xem như là một khu phố cổ trong một Bangkok hiện đại. Vào cuối những năm 1700, các thương nhân từ Trung Quốc di cư ồ ạt đến đây, họ định cư và sinh sống từ đó, hình thành nên khu Chinatown này. Đến đây, không thể không ghé ngôi đền Wat Traimit, với tượng Phật bằng vàng nặng 5 tấn. Mua sắm và ẩm thực là đặc trưng không thể thiếu ở Chinatown, bạn có thể đến hai khu chính đó là Thanong Yaowarat và Thanong Charoen Krung.
5. Brisbane, Australia.
5. Brisbane, Australia.
So với các Chinatown khác, thì nơi này có dáng vẻ hiện đại hơn. . Khu thương mại Brisbane Chinatown được khai trương vào năm 1987. Với nét kiến trúc đầy màu sắc, được thiết kế bởi các kiến trúc sư Trung Quốc, mang nét phong thủy với cặp sư tử đá ngay lối vào.
6. Paris, Pháp
6. Paris, Pháp
Được du khách biết đến rất nhiều, Paris có rất nhiều khu Chinatown, lớn nhất là trong khu Arodisemen 13. Nói là khu Chinatown cũng không chính xác, tại vì ở đây còn có cưa dân gốc Á khác Các bạn có thể tìm thấy các cửa hang với nội thất lạ, các tiệm móng tay và các cửa hàng quần áo.
7. Yokohama, Nhật Bản
7. Yokohama, Nhật Bản
Bạn có biết rắng Yokohama là có khu Chinatown lớn nhất châu Á. Năm 1859,nhằm phát triển cảng biển và mở cửa thương mại nước ngoài, Rất nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến đây phát triển. Những tuyến đường trong khu phố sặc sỡ màu sắc , những cổng chào đều có tìm thấy tại đây.
Chinatown Brooklyn New York - Bản sắc Á Đông
Cập nhật ngày 14/12/2011
Cập nhật ngày 14/12/2011
STDLO - Sẽ là quá khó nếu đem New York so sánh với bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Nếu Hà Nội là thủ đô Việt Nam, Tokyo luôn trong tâm thức người Nhật hay Beijing là niềm kêu hãnh của Trung Quốc thì New York là của cả thế giới của tất cả mọi người.
>>> Kỳ 1: Chinatown San Francisco - Thành phố trong thành phố>>> Kỳ 2: Nét văn hóa và ẩm thực ở Chinatown San Francisco
>>> Kỳ 3: Nét á đông giữa trời tây - Chinatown tại Argentina
>>> Kỳ 4: Chinatown - Điểm tham quan hấp dẫn ở Washington DC
>>> Kỳ 3: Nét á đông giữa trời tây - Chinatown tại Argentina
>>> Kỳ 4: Chinatown - Điểm tham quan hấp dẫn ở Washington DC
New York thật đáng yêu và thật quá nhiều thứ để xem. Để có thể nói hết những thứ thú vị ở thành phố này có lẽ sẽ không bao giờ là hết vì chúng sẽ luôn luôn mới ở thành phố không bao giờ ngủ như New York.
Thành phố không ngủ New York với những điều thú vị chờ đón du khách
Thành phố luôn tự hào vì sự đa dạng của mình ước tính gần một nửa trong số 18 triệu dân của New York được sinh ra ngoài nước Mỹ và đây cũng là nơi sinh sống của hơn 170 sắc tộc và cũng từng ấy ngôn ngữ được sử dụng hằng ngày trên các con phố ở đây và một trong số những cộng đồng dân cư đông đúc nhất ở New York là người Hoa và Phố tàu đặc trưng của họ.
Sự đa dạng văn hoá ở New York làm cho nó trở nên thân thuộc
Phố Hàn Ở New York
Một nhà hàng Việt trong Phố Tàu
Một góc Phố Tàu New York
Phố Tàu ở New York được hình thành vào khoản năm 1880 khi mà cơn sốt đào vàng ở San Francisco hạ nhiệt thì New York trở thành một điểm nhập cư lý tưởng bởi sự phồn thịnh và giàu có của thành phố bên bờ Đông nước Mỹ.
Nó được hình thành năm 1880 sau Phố Tàu ở San Francisco
Nhưng nhanh chóng trở thành một trong những Phố Tàu nhộn nhịp nhất Bắc Mỹ
Khác với nhiều Phố Tàu khác trên thế giới người Hoa thường sống tập trung, ở New York có khá nhiều phố Tàu và phân bố rải rác, số người Hoa ở đây khá lớn con số chính thức vào khoảng 100.000 người, nhưng chính quyền thành phố ước lượng con số có thể lên đến 500.000 người và phần lớn họ đều là dân nhập cư lâu và không biết nói tiếng Anh.
New York có nhiều hơn một chợ Tàu
Phố Tàu lớn nhất ở New York là Manhattan nhưng bên cạnh đó còn có Phố tàu ở Flushing, Elmhurst và Brooklyn. Phố tàu Manhattan có khoảng 32 con phố ít hơn đôi chút so với phố cổ Hà Nội nhưng lại rộng hơn khá nhiều
Nổi tiếng nhất là Manhattan
Và Flushing
Phố tàu Manhattan nằm ở cuối đảo Manhattan phía Bắc là đường Canal, phía Nam là đường Worth, 2 bên đông tây là đường Bowery và Baxter và dường như là nó đang mở rộng ra từng ngày.
Phố Tàu Manhattan nhìn từ Canal Street
Vài ngôi nhà kiến trúc Trung Hoa trong Phố Tàu
Điểm nổi bậc nhất ở đây là nhà thờ tên “Church of the Transfiguration” được xây vào năm 1815, ở đường Mott đây là nơi lui tới của cộng đồng công giáo Trung Quốc. Quảng trường Kimlau là địa điểm thích hợp để bắt đầu chuyến đi quanh Phố Tàu ở đây có một đài tưởng niện cho những người Mỹ gốc Hoa đã hy sinh vì tự do dân chủ.
Nhà thờ Church of the Transfiguration
Quảng trường KimLau
Chùa Mahayana là địa điểm linh thiêng ở đây điểm đặc biệt của chùa là có tượng phật vàng lớn nhất Bắc Mỹ. Ở phía Đông là công viên Columbus là nơi tụ tập để chơi cờ, bàn chuyện chính trị ở Trung Quốc hay nghe nhạc cổ truyền.
Chùa Mahayana
Bức tượng phật lớn nhất Bắc Mỹ
Công viên Colombus
Nhiêu người già thường tụ tập chơi đánh cờ trong công viên
Canal là con đường chính luôn đông khách bộ hành khắp hai bên đường là sự lộng lẫy của các ánh đèn trong cửa hàng. về phía Nam trên đường Baxter lác đác một vài nhà hàng Việt Nam, Người Việt Nam ở New York không nhiều như California hay Texas nên thường sinh hoạt trong các khu Phố Tàu.
Canal là con đường chính ở đây
Baxter với nhiều nhà hàng đến từ Châu Á
Đây là nơi tuyệt vì để ăn các món ăn Trung Quốc
Những tiệm bán rau cải và cá tươi đều tập trung ở những đường Mott, Mulberry, Canal và East Broadway. Những tiệm nữ trang được tập trung ở đường Canal, đoạn giữa đường Mott và Bowery. Ở chợ Tàu Manhattan có khoảng 200 quán ăn Tàu, tha hồ cho các bạn đến đây ăn uống.
Chợ Cá luôn tấp nập kẻ bán người mua
Mott là nơi tập trung nhiều cửa hàng tạp hoá và đồ gia dụng
Nếu Manhattan là địa điểm thu hút khác nhiều du khách thì phố tàu Flushing lại là lựa chọn ưu tiên của người dân địa phương. Đơn giản là vì ngoài người Hoa, Flushing còn là nơi chung sống của người Hàn, Nhật, Ấn Độ,Thái, Việt Nam … và nhiều dân tộc khác khắp Châu Á.
Flushing được nhiều người địa phương lựa chọn
vì sự đa dạng của các cửa hàng khác bên cạnh phố Tàu
Hoa tươi và các cửa hàng rau củ trên vỉa hè
Hầu hết mọi người tìm đến đây là để thưởng thức các món ăn. Các tiệm phở Việt Nam, tiệm Cari Ấn Độ hay các quán truyền thống của Hàn hay Nhật luôn tấp nập khách.
Những cửa hàng luôn tấp nập khách qua lại
Bánh mì sài gòn
Những lễ hội hằng năm như Trung Thu hay Tết ở New York rất vui vì có lẽ sự giao thoa văn hoá ở New York đã làm cho cuộc sống của những người nhập cư nơi này trở nên cởi mở hơn.
Sự giao thoa văn hoá làm cho New York trở nơi cởi mở hơn
Penang Chinatown - Di sản thế giới
.
.
STDLO - Penang Chinatown có một số lượng người dân Trung Hoa sinh sống. Do đó, du khách ngạc nhiên khi thấy một khu phố Tàu nhộn nhịp và đông đúc như chính nơi đây là một phần của Trung Quốc vậy !
Lịch sử của Chinatown
Penang Chinatown được hình thành từ những dãy phố và con đường Trung Hoa, khu vực ban đầu được dành cho những người di cư vào thời nhà Đường của Trung Quốc. Sau này cộng đồng phát triển mạnh và mở rộng cho đến ngày nay. Penang Chinatown giáp Lebuh King, Lebuh Stewart, Lebuh Muntri, và Lebuh Campbell.
Hình ảnh một Phố Tàu ngày trước
Không xa khu phố Tàu là Kuan Yin Teng (观音亭) một trong những đền thờ quan trọng nhất ở Penang. Ngôi đền này được dành riêng cho Mazu (妈祖) - nữ thần biển. Ngôi đền do dân di cư mới lập ra để cảm ơn nữ thần đã ban cho một chuyến đi an toàn và cầu nguyện để được giúp đỡ khi phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống mới. Ngày nay, vị thần biển đó còn biết đến với danh hiệu: Quan Âm , Bồ Tát Phật Từ Bi hoặc Goddess of Mercy.
Tượng Quan Âm
Đền Kuan Yin Teng
Các đền quan trọng khác của Trung Quốc bao gồm hiệp hội gia tộc Khoo Kongsi, Cheong Fatt Tze, Đền Hải Nam, Đền Pun Hong Loo, Sun Yat. Những nơi này đều mang đậm nét văn hóa cũng như tôn giáo cổ truyền.
Các hoạt động tại Penang Chinatown
Mặc dù dân số Hoa Kiều tăng lên nhanh chóng từ Penang tại khu phố Tàu lan ra trên khắp hòn đảo, các tổ chức quan trọng ở khu phố Tàu tiếp tục là một trong những trung tâm của đời sống văn hóa Trung Hoa và là khu vực diễn ra các lễ kỷ niệm.
Các hoạt động tại Penang Chinatown
Mặc dù dân số Hoa Kiều tăng lên nhanh chóng từ Penang tại khu phố Tàu lan ra trên khắp hòn đảo, các tổ chức quan trọng ở khu phố Tàu tiếp tục là một trong những trung tâm của đời sống văn hóa Trung Hoa và là khu vực diễn ra các lễ kỷ niệm.
Nơi thu hút rất đông mọi người
Nơi rực rỡ khi các lễ hội diễn ra
Trong suốt cả năm, có nhiều sự kiện và lễ hội, các đền thờ và những nơi phổ biến được trang trí phù hợp với từng chủ đề được diễn ra.
Ngoải ra nơi đây còn thu hút bở rất nhiều quán ăn, khu giải trí hoặc những khu phố cổ kính cho bạn một chút hoài niệm xưa.
Ngoải ra nơi đây còn thu hút bở rất nhiều quán ăn, khu giải trí hoặc những khu phố cổ kính cho bạn một chút hoài niệm xưa.
Một góc Penang
Một nét cổ kính
Đến với Penang Chinatown bạn sẽ không thể bỏ lỡ món ăn đặc biệt cho là đặc sản tại đây – Penang Tau Sa Piah
Bánh có nhiều loại nhân khác nhau cho bạn lựa chọn
Thật hấp dẫn và đẹp mắt
Những món ăn truyền thống
Di sản thế giới
Penangites tự hào về di sản và lịch sử của họ và họ rất hạnh phúc để chia sẻ nó với thế giới. Bạn có thể tưởng tượng họ hạnh phúc như thế nào khi George Town Penang Chinatown trở thành một trong những di sản của thế giới vào ngày 07 tháng 07 năm 2008.
Bởi trên thế giới rất ít khu vực người Hoa sinh sống được liệt kê vào danh sách Di sản thế giới. Một nơi khác là khu phố Tàu ở Luang Prabang, Lào .
Sao bạn không thử đến đây để trải nghiệm một nét văn hóa Trung Hoa ngay giữa đất nước Malaysia !
Penangites tự hào về di sản và lịch sử của họ và họ rất hạnh phúc để chia sẻ nó với thế giới. Bạn có thể tưởng tượng họ hạnh phúc như thế nào khi George Town Penang Chinatown trở thành một trong những di sản của thế giới vào ngày 07 tháng 07 năm 2008.
Bởi trên thế giới rất ít khu vực người Hoa sinh sống được liệt kê vào danh sách Di sản thế giới. Một nơi khác là khu phố Tàu ở Luang Prabang, Lào .
Sao bạn không thử đến đây để trải nghiệm một nét văn hóa Trung Hoa ngay giữa đất nước Malaysia !
Chợ lớn - nét xưa Sài Gòn
.
.
STDLO - “Đèn Sài gòn ngọn xanh, ngọn đỏ…” và con người sống tại đây cũng thế ! Đa dạng và cũng rất phong phú. Những hoa kiều sống tại Sài Gòn góp phần không nhỏ cho bộ mặt thành phố xanh này !
Chợ Lớn hay chợ Bình Tây là nơi buôn bán và cũng được biết đến như là khu vực có nhiều người Hoa sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh – một Chinatown giữa lòng thành phố !
Lịch sử
Trước khi được sát nhập với thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), khu vực này là nơi khá đông người Hoa sinh sống và được xem là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: Thành phố Chợ Lớn.
Chợ Lớn vốn là một chợ xưa ở Sài Gòn, do người Hoa sau khi chạy tránh chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên... tập trung về đây lập ra chợ năm 1778. Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây, một số đến từ Cù Lao Phố năm 1778
Được Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn) ngày 20 tháng 10 năm 1879. Đây là loại thành phố cấp 2 (Municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penhđược thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp.
Lịch sử
Trước khi được sát nhập với thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), khu vực này là nơi khá đông người Hoa sinh sống và được xem là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: Thành phố Chợ Lớn.
Chợ Lớn vốn là một chợ xưa ở Sài Gòn, do người Hoa sau khi chạy tránh chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên... tập trung về đây lập ra chợ năm 1778. Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây, một số đến từ Cù Lao Phố năm 1778
Được Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn) ngày 20 tháng 10 năm 1879. Đây là loại thành phố cấp 2 (Municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penhđược thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp.
Một góc Chợ Lớn xưa
Thành phố Chợ Lớn tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Trước năm 1975, trong các mục "Đường bộ" ghi khoảng cách đường bộ giữa các địa điểm, xuất bản tại miền Bắc Việt Nam, thành phố Chợ Lớn cách Sài Gòn 11 km.
Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ lại ra Nghị định thành lập khu Sài Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội Chánh. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm hai thành phố này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ.
Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ lại ra Nghị định thành lập khu Sài Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội Chánh. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm hai thành phố này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ.
Theo Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong ... (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).
Nơi đây khi xưa chỉ là vùng đất thấp
Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.
Bến hỏa xa (xe lửa) ngang qua Chợ Lớn năm 1943
Vào thập niên 1940, dân số thị xã Chợ Lớn tính được 200.000 người,đứng hàng thứ nhì sau Sài Gòn (220.000) trong toàn cõi Đông Dương.
Cuộc sống của những người Hoa xa xưa
Người Hoa những ngày đầu sang đinh cư khá vất vả với cuộc sống mới nhưng đổi lại họ được một nơi đinh cư chắc chắn để phát triển… Mãi đến những năm 1930-1950, do quá trình đô thị hóa nên Chợ Lớn và Sài Gòn đã ghép chung với nhau !
Khu vực mang đậm nét truyền thống
Theo nhiều người từ trong và ngoài Việt Nam, tên riêng "Chợ Lớn" còn được xem là một khu vực, hoặc một thành phố nhỏ của Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn bao gồm Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại Quận 5, trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở nước Việt Nam, và họ luôn luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa suốt bao nhiêu năm qua.
Khu vực mang đậm nét truyền thống
Theo nhiều người từ trong và ngoài Việt Nam, tên riêng "Chợ Lớn" còn được xem là một khu vực, hoặc một thành phố nhỏ của Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn bao gồm Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại Quận 5, trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở nước Việt Nam, và họ luôn luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa suốt bao nhiêu năm qua.
Toàn cảnh khu vực Chợ Lớn xưa
Tương tự như những khu phố Chinatown khác, Chợ Lớn mang đậm nét truyền thống từ cách nói chuyện cho đến nét kiến trúc…
Tiếng Hoa được sử dụng song song với tiếng Việt
Nét văn hóa đậm chất Trung hoa
Tại đây có nhiều quán ăn Trung Hoa, tiệm thuốc bắc như ở đường Lương Nhữ Học, các chùa và hội quán như chùa Bà, chùa Minh Hương, Hội Quán Tuệ Thành, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính...Các chợ như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm luôn là những đầu mối bán sỉ cùa thành phố.
Kiến trúc đô thị của Chợ Lớn mang đậm nét của một thành phố Trung Hoa như Hồng Kông, Sán Đầu...Kiến trúc nhà ống cổ đang dần bị mai một.
Du khách đến đây chắc chắn sẽ thú thích bởi một nét Trung Hoa thu nhỏ tại thành phố Hồ CHí Minh. Và trong những dịp Tết về thì nơi đây càng đặc sắc và đep hơn bởi màu sắc đỏ may mắn ngày Tết !
Kiến trúc đô thị của Chợ Lớn mang đậm nét của một thành phố Trung Hoa như Hồng Kông, Sán Đầu...Kiến trúc nhà ống cổ đang dần bị mai một.
Du khách đến đây chắc chắn sẽ thú thích bởi một nét Trung Hoa thu nhỏ tại thành phố Hồ CHí Minh. Và trong những dịp Tết về thì nơi đây càng đặc sắc và đep hơn bởi màu sắc đỏ may mắn ngày Tết !
Những hình ảnh cuộc sống Hoa Kiều ở San Francisco cuối thế kỷ 19
Cập nhật ngày 14/12/2011
Cập nhật ngày 14/12/2011
STDLO - Nước Mỹ - Tân Thế Giới. Khi được mở rộng về bờ Tây, hình thành nên San Francisco, có những lời đồn thổi rằng nơi đây luôn đầy ắp vàng, chính vì điều đó mà thu hút rất nhiều di dân từ nhiều nơi trên thế giới,
Sự di cư ồ ạt cũng đến từ Trung Quốc, những người được đưa đến đây, hoặc là những địa chủ giàu có từ Trung Quốc sang đây tìm cơ hội thông thương, hoặc là những người nghèo bị buôn sang đây làm việc trong các cơ sở khai khoáng tìm vàng.
Cùng nhìn lại những bức ảnh về cuộc sống của những kiều dân người Hoa những năm cuối thế kỷ 19
Nhộn nhịp lễ hội
Trong một hiệu buôn
Cô bé Trung Hoa
Nhà cửa đậm nét Trung Hoa
Bói quẻ ở lề đường
Diễn viên kinh kịch ở xứ người
Sống chan hòa với người Tây
Mưu sinh bằng đôi gánh hàng rong
Một đoàn đưa tang
Trong một nghĩa trang
Cử hành một tang lễ truyền thống Trung Hoa
Do sự phát triển xã hội, và nhịp sống hối hả, mà hiện nay hầu hết các nghi lễ truyền thống ít khi được tổ chức, ngoại trừ dịp các dịp lễ hội lớn như Tết nguyên đán. Các phong tục ma chay, cưới hỏi hầu như cử hành theo nghi lễ phương Tây.
Ảnh: Xinhua
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét