Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Bí ẩn thành phố của người khổng lồ giữa Thái Bình Dương

(VTC News) - Thành phố có tới 90 hòn đảo nhân tạo, các tòa nhà khổng lồ. Các công trình được xây dựng bằng những phiến đá bazan nặng tới 50 tấn.


Nan Madol thuộc Liên bang Micronesia



Phế tích thành phố Nan Madol rộng 18km2



Người xưa đã phải dùng tới 25 triệu tấn đá, để xây dựng thành phố



Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu nổi vì sao, chỉ với bàn tay của người xưa, mà có thể vận chuyển từng ấy đá ra giữa biển để xây thành.



Thành phố ấy có tới 90 hòn đảo nhân tạo, các tòa nhà khổng lồ



Người ta tin rằng, chỉ có những người khổng lồ như trong thần thoại Hy Lạp mới xây dựng được thành pho



Những hòn đá được vận chuyển bởi loài rồng khổng lồ?



Trong lòng hòn đảo là hệ thống hầm khổng lồ



Dân cư sinh sống trên đảo từ thế kỷ thứ 2


Thế kỷ thứ 8 hòn dảo được xây dựng



Công cuộc xây dựng hòn đảo kéo dài từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13



Hòn đảo này giành cho các quý tộc?



Nhiều tòa nhà là nơi giữ xác của các vị vua trị vì



Pohnpei được người châu Âu biết đến lần đầu vào năm 1828 bởi nhà hàng hải người Nga Fyodor Litke.

Nan Madol, thành phố bị lãng quên trên Thái Bình Dương 

Nan Madol là thành phố đổ nát nằm ngoài bờ biển phía Đông của đảo Pohnpei, thuộc Liên bang Micronesia, phía tây Thái Bình Dương.
Đến Nan Madol trên một con thuyền nhỏ, chúng tôi không có ý niệm gì về cảnh tượng hoang tàn mà mình sắp sửa nhìn thấy. Những con sóng nhấp nhô của Thái Bình Dương dường như lắng xuống khi thuyền chúng tôi lướt qua con kênh hẹp hai bên đước mọc san sát. Những cột đá bazan đầu tiên hiện lên trên mặt nước trong vắt. Nan Madol có lẽ là kho báu lịch sử quan trọng nhất chưa được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Mandol-cheo-thuyen-JPG-1617-1379469558.j
Chèo thuyền khám phá Nan Mandol.
Thực tế và hư cấu về Nan Madol đan xen lẫn lộn, làm cho người ta không chắc phải tin điều gì. Nhưng một điều có thể chắc chắn là nền móng của khu đất này được xây dựng từ thế kỷ VIII hoặc thứ IX sau công nguyên, cùng với những kiến trúc nổi bật được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Vùng đất này trải rộng hơn 80 ha và bao gồm 92 hòn đảo nhân tạo. Đây cũng là thành phố cổ đại duy nhất trên thế giới được xây bằng đá trên nền san hô ngầm.
Tại sao người ta lại xây dựng thành phố này? Truyền thuyết kể lại rằng hai anh em Olosipa và Olosopa từ phương Tây đến đã xây dựng Nan Madol làm nơi diễn ra nghi thức hợp nhất các bộ tộc. Họ đã dùng phép thuật bay lên để xây những bức tường cao tới 10 m từ những tảng đá nặng 50 tấn và dài 6 m.
Trong khi yếu tố thần kỳ của câu chuyện còn đang được tranh cãi thì có một điều rõ ràng là người ta đã ruồng bỏ vùng đất này từ thế kỷ XVI, XVII. Nan Madol vẫn nằm lại đó trong không gian tĩnh lặng, cây cối mọc um tùm và phảng phất sự huyền bí. Nhiều người Pohnpei tránh xa Nan Madol vì họ tin rằng đây là nơi trú ngụ của những linh hồn mà tốt nhất không nên quấy rầy. Chúng tôi bước đi thận trọng quanh một trong những hòn đảo lớn, vòng quanh những tảng đá lục giác đã bị phủ kín bởi cây sa kê mọc um tùm.
Mandol-tuong-JPG-5591-1379469559.jpg
Những mảng tường phủ kín bởi cây sa kê.
Nan Madol đẹp nhất là khi quan sát từ dưới nước. Chúng tôi trèo lên những chiếc xuồng và bơi qua các hòn đảo, chiêm ngưỡng thành phố trong tầm nhìn rộng hơn, và xuýt xoa trước biết bao công sức đã đổ vào công trình này.
Nếu Nan Madol ở một nơi khác trên thế giới, chắc hẳn nó sẽ thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày, bởi thực sự nó là nơi có một không hai. Tuy vậy, trong suốt hai tiếng ở đây, chúng tôi chẳng bắt gặp ai khác ngoài đoàn 7 người của mình.
Mandol-song-JPG-3215-1379469559.jpg
Nan Madol đẹp nhất là khi quan sát từ dưới nước.
Người Pohnpei thận trọng với việc hàng đoàn khách du lịch ồ ạt kéo đến phá vỡ sự linh thiêng của vùng đất, nhưng mặt khác, một hòn đảo vốn phải dựa vào trợ cấp từ bên ngoài sẽ thu được nhiều nguồn lợi nếu mở cửa phát triển du lịch.
Quyền sở hữu vùng đất này thuộc về Nahnmwarki, người đứng đầu khu tự trị miền đông nam Pohnpei. Ông vẫn chưa chịu nhượng lại quyền kiểm soát vùng đất cho chính phủ Micronesia hay bất cứ một tổ chức bên ngoài nào như UNESCO. Người ta đang đàm phán để đưa Nan Madol vào danh sách của UNESCO và để có kinh phí sửa chữa, bảo tồn khu di tích, nhưng đó vẫn là một quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian.
Cho đến lúc đó, những ai không ngại quãng đường dài quanh co để đến được Pohnpei và Nan Madol sẽ có cơ hội khám phá miền đất vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ tuyệt vời này.
Linh Chi (theo 501places.com)

Không có nhận xét nào: