Huyền Thanh (Tổng hợp)
(Dân Việt) Người Trung Quốc dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Vào mỗi dịp lễ tết, khai trương hay đám cưới, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới đều treo ngược chữ Phúc trong nhà. Theo phong tục văn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, chữ “Phúc” này lại được dán ngược. Theo quan niệm của họ, chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.
Chữ Phúc thường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, treo trên các cánh cửa khắp đất nước bởi người Trung Quốc hy vọng may mắn cho năm mới. Đồ trang trí dịp Tết thường được để lại cả năm, không gỡ bỏ cho tới trước thềm năm mới tiếp theo.
Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ "Phúc" treo ngược đọc là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到) - do đó chữ treo ngược trở thành "Phúc đáo", nghĩa là phúc đến nhà.
Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên. Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn chuộng dùng phép chơi chữ cho một số món ăn cầu may dịp Tết Nguyên đán. Ví dụ, cá là một món ăn truyền thống trong năm mới, do từ cá đồng âm với dư giả, thể hiện mong cầu năm mới sung túc.
Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Chữ Phúc dán ngược trên cửa nhà của người Trung Quốc. Ảnh: Sara Naumann.
Vậy vì sao chữ Phúc lại thường được dán ngược trong mỗi dịp đầu năm? Theo VnExpress, dân gian truyền miệng, hoàng đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ "Phúc" lên cửa nhà để đón Tết Âm lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ "Phúc".Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ "Phúc" treo ngược đọc là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到) - do đó chữ treo ngược trở thành "Phúc đáo", nghĩa là phúc đến nhà.
Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên. Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn chuộng dùng phép chơi chữ cho một số món ăn cầu may dịp Tết Nguyên đán. Ví dụ, cá là một món ăn truyền thống trong năm mới, do từ cá đồng âm với dư giả, thể hiện mong cầu năm mới sung túc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét