Emdep.vn - Mỗi nước châu Á lại có một món ăn mang ý nghĩa may mắn khác nhau trong ngày Tết.
Trung Quốc: Sủi cảo
Với người Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là thời điểm quý giá để cả gia đình đoàn tụ sau một năm xa cách hay đi làm ăn xa trở về. Họ rất chú trọng ngày này và chăm chút cho những món ăn mang ý nghĩa may mắn, bình an, đoàn viên sum họp.
Theo truyền thống, vào đêm giao thừa, các gia đình ở Trung Quốc thường quây quần gói sủi cảo và thưởng thức món ăn này trong bầu không khí đầm ấm.
Sủi cảo có hình dạng như nén bạc, ngụ ý tiền bạc vào đầy nhà. Nhân sủi cảo cũng đa dạng, nhân rau trộn thịt đồng âm với “có của”, nhân ngọt tượng trưng cho năm mới ngọt ngào tốt đẹp, nhân đậu phộng có ý nghĩa trường thọ…
Hàn Quốc: Canh bánh gạo
Người Hàn Quốc có một món ăn không thể thiếu trong buổi sáng ngày đầu năm mới: bánh canh gạo Tteokgu. Đây là loại canh có thành phần chính là bánh gạo, nấu cùng nước dùng là xương thịt heo hoặc thịt bò tùy theo sở thích và khẩu vị.
Người ta dùng bánh gạo dạng thỏi với ý nghĩa cầu mong trường thọ. Bánh gạo sau đó được thái vát giống với hình dạng đồng tiền xu cũ của Hàn Quốc, điều đó tượng tương cho sự giàu có và dồi dào về mặt tài chính. Bên cạnh đó, màu trắng của bánh gạo tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt lành.
Vào sáng mùng 1, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng nhau thưởng thức món bánh canh gạo truyền thống để cầu mong an lành, may mắn và trường thọ.
Singapore: Yu Sheng – gỏi cá thịnh vượng
Nhắc đến món ăn năm mới mang lại may mắn cho người Singapore không thể bỏ qua món Yu Sheng – gỏi cá thịnh vượng. Đây là món ăn biểu tượng cho thành đạt, an khang và thịnh vượng.
Món ăn này llà một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua... Đặc biệt khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh, người ăn sẽ xới tung tất cả lên sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét “lohei” (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.
Mông Cổ: bánh bột và sữa ngựa
Người Mông Cổ ăn Tết theo Âm lịch như người Việt Nam từ mùng Một đến mùng Ba. Món ăn đặc trưng của họ trong ngày Tết vẫn là bánh bột và sữa ngựa nhưng được cải tiến và chăm chút hơn thành bánh bao nhân thịt cừu uống cùng sữa ngựa lên men.
Moon (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét