Kỳ nghỉ của các nước đón Tết Nguyên đán đang cận kề. Những ngày giáp Tết, người Trung Quốc thường chuẩn bị, trang hoàng nhà cửa độc đáo với mong muốn đón may mắn trong năm mới.
|
Treo câu đối xuân: Những câu thơ, câu đối cầu chúc điều tốt đẹp dịp Tết Nguyên đán thường xuất hiện trên các ô cửa của gia đình Trung Quốc. Câu đối xuân gồm hai vế câu có vần điệu, cùng số lượng ký tự chữ Hán với những thông điệp phát tài, bình an, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ. Ảnh: Earthstoriez. |
|
Người Trung Quốc từ xưa thường tìm những nhà thư pháp giàu đức hạnh để viết câu đối xuân trên nền giấy đỏ đem về trang trí trong nhà. Họ tin rằng câu đối ngày xuân giúp xua đuổi tà ma và mang nhiều hy vọng tốt đẹp cho năm mới. Ảnh: Xinhua. |
|
Dán chữ “phúc” ngược: Đến Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy nhiều gia đình dán chữ “phúc” lộn ngược để cầu may mắn. Bởi chữ dán ngược nghĩa là “phúc đảo”, chữ “đảo trong tiếng Hán đồng âm với chữ “đáo”. Như vậy, “phúc đáo” mang nghĩa “phúc đến”. Điều này mang ý nghĩa nhiều phúc lành, cát lợi và vận may tới nhà trong năm mới. Ảnh: Tripsavvy. |
|
Dán hình thần giữ cửa: Từ phong tục dân gian cổ xưa, hai ông thần giữ cửa (môn thần) thường đi theo cặp, đối mặt nhau trước cửa nhà, cửa hàng để giữ cho những linh hồn, ma quỷ không vào trong. Trong dịp Tết cổ truyền, người Trung Quốc dán hình môn thần trước cửa nhà để giữ sự an toàn và chờ đón vận may. Ảnh: Pinterest. |
|
Dán tranh giấy cắt dân gian: Truyền thống dán tranh giấy cắt đã tồn tại từ lâu đời ở Trung Quốc. Giấy cắt thủ công mang hình ảnh con giáp tương ứng, những từ ngữ tốt đẹp hoặc khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống. Tranh cắt giấy này thường được đóng khung treo trong nhà hoặc dán trên cửa sổ. |
|
Nghệ thuật dân gian này đã lưu hành từ hàng nghìn năm trước. Thợ thủ công chỉ cần một chiếc kéo và tờ giấy màu là đã tự cắt được những hình ảnh, đồ án phức tạp. Ảnh: Xinhua. |
|
Ăn tối đoàn viên cùng gia đình: Giống như người dân Việt Nam, người Trung Quốc cũng tổ chức bữa ăn tất niên cùng các thành viên trong gia đình. Những người ở nơi xa luôn cố sắp xếp thời gian trở về nhà cho cuộc họp mặt lớn và đông đủ nhất năm. Ảnh: Pamper. |
|
Dọn dẹp nhà cửa: Truyền thống dọn dẹp nhà cửa cuối năm không chỉ có ở Việt Nam mà người Trung Quốc cũng làm sạch mọi ngóc ngách trong căn nhà. Họ cho rằng dọn dẹp cuối năm để xua đuổi mọi thứ cũ và xui xẻo ra khỏi nhà, sẵn sàng cho khởi đầu năm mới tươi đẹp. Ảnh: Straitstimes. |
|
Ăn bánh bao lấy may: Món ăn quan trọng dịp Tết của người Trung Quốc làm từ bột với nhiều loại nhân khác nhau. Họ sẽ làm bánh bao hấp nhân đậu đỏ, bột táo tàu với hy vọng cầu may mắn. Mọi gia đình sẽ ăn bánh bao vào đêm giao thừa và từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Âm lịch. |
|
Bánh bao có hình dáng giống những thỏi tiền tệ thời xưa. Do đó, người Trung Quốc quan niệm điều này mang lại sự giàu có trong năm mới. Người làm bánh còn bọc tiền xu, kẹo, đậu phộng trong nhân bánh bao để thể hiện hy vọng những điều tốt lành lần lượt như sự giàu có, cuộc sống ngọt ngào và sức khoẻ, tuổi thọ. Ảnh: Eraholidays. |
|
Mặc quần áo mới: Người Trung Quốc thích chuẩn bị mọi thứ mới cho lễ hội. Nhiệm vụ của người lớn trong mỗi gia đình là mua sắm quần áo mới cho tất cả trẻ em. Như vậy những ngày đầu năm, trẻ em luôn diện trang phục mới từ đầu đến chân. Sắc đỏ tươi tắn thường là màu chủ đạo trong trang phục đầu năm của người Trung Quốc. Ảnh: Goody feed. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét