Ngôi đền có từ thế kỷ thứ 8 mang tên Kailasa ở Ấn Độ được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Theo các nhà khảo cổ, phải mất nhiều thế kỷ để hoàn thiện ngôi đền Kailasa nhưng trên thực tế nó thực sự chỉ được xây dựng trong vòng chưa đầy 18 năm. Quá trình và cách thức xây dựng đền Kailasa cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.
Đền Kailasa được xây dựng thế kỷ thứ 8 và được dành để thờ vị thần Hindu Shiva- vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt.. Đền Kailasa cách thành phố Aurangabad (Maharashtra, Ấn Độ) 29km về phía Tây Bắc. Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng, nơi tập hợp 34 ngôi đền và tu viện.
Toàn bộ ngôi đền được chạm khắc từ một tảng đá trên sườn núi.
Ngôi đền với kiến trúc cầu kỳ, tráng lệ đã chứng minh rằng 1300 năm trước, con người đã có thể tạo nên những thành tựu đáng kinh ngạc.
Kailasa là một ví dụ đáng chú ý của kiến trúc Dravidian (kiến trúc chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ).
Đền Kailasa được đục đẽo từ một tảng đá nguyên khối với các họa tiết phức tạp. Đến nay, vẫn không ai giải thích được bằng cách nào người ta có thể tạo ra kiến trúc bí ẩn ấy.
Ước tính đã có 400.000 tấn đá được dùng để tạo nên nơi thờ phụng này.
Theo các nhà khảo cổ, để tạo nên ngôi đền Kailasa, những người thợ phải mất nhiều thế kỷ lao động với công cụ thô sơ mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, người ta tin rằng, ngôi đền được xây dựng trong vòng chưa đầy 18 năm.
Ngoài ra, đền Kailasa một trong những công trình kiến trúc lớn nhất thế giới, tương đương với đền Taj Mahal.
Với tất cả công nghệ trong thời đại này, chúng ta vẫn không thể xây dựng được một ngôi đền với số lượng đá lớn như vậy. Vì vậy ai đã xây nên ngôi đền này và ngôi đền được xây dựng như thế nào vẫn là câu hỏi không có lời đáp.
Theo Emdep
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét