Lễ hội được diễn ra trên sân cỏ khá rộng. Ở những chỗ trống có bóng mát, nhiều người trải bạt cùng gia đình mua thức ăn quây quần bên nhau. Họ cùng vui chơi thoải mái sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Lễ hội Ekka là một ngày lễ trọng đại của bang Queensland, Australia. Đây là ngày lễ truyền thống lâu đời, có từ những năm đầu lập quốc.
Theo các tài liệu còn lưu lại, ngày 22/8/1876, tại công viên Bowen Park ở Brisbane diễn ra cuộc triển lãm gia súc. Nông dân từ các nông trại đưa gia súc của mình về đây tham dự.
Triễn lãm kéo dài trong 4 ngày thu hút lượng khách tham quan khá cao. Ngày đầu tiên có 17.000 khách trong khi dân số của Brisbane lúc bấy giờ chỉ có 22.000 người. Khách đến tham quan đàn ông mặc veston, phụ nữ mặc quần áo rất trang trọng.
Hình ảnh buổi lễ đầu tiên triển lãm gia súc được tổ chức vào năm 1876 tại công viên Bowen Park ở Brisbane. Nguồn: Ekka.com.au |
Từ đó, năm nào cũng diễn ra triển lãm nhưng mãi đến năm 1921 mới được đặt tên chính thức là lễ Ekka. Trải qua hàng thế kỷ, buổi lễ dần dần thay đổi để đến hôm nay trở thành sân chơi cho cả người lớn và lẫn trẻ con. Tuy nhiên trẻ con vẫn là đối tượng được quan tâm nhằm giúp cho chúng trở nên dạn dĩ hơn.
Năm nay, tại Brisbane buổi lễ được diễn ra nhiều nơi. Chúng tôi có mặt tại một địa điểm bên trong một trường tiểu học ở khu vực Forest Lake. Lễ được tổ chức từ 9 giờ sáng đển 15 giờ chiều với các tiết mục: trò chơi, quà lưu niệm, triễn lãm thú, ẩm thực và biểu diễn ngoài trời.
Chúng tôi đến đây lúc 10 giờ. Bên ngoài, xe đậu thành hàng dài trên những con đường xung quanh. Những người đến sau tìm được một chỗ đậu xe rất khó khăn. Bên trong tấp nập khách tham quan.
Toàn cảnh lễ hội Ekka ở Australia. |
Người nào cũng mang theo con nhỏ đến vui chơi. |
Hầu như khách đến đều mang theo con nhỏ. Các em bé vui đùa, chạy nhảy tung tăng bên cạnh cha mẹ. Có 10 trò chơi từ dễ đến khó dành cho các bé. Muốn tham dự, phụ huynh phải xếp hàng lấy vé. Sau khi mua vé, mỗi bé được dán một thẻ vào tay. Chỉ cần thấy miếng dán này là các bé được vào chơi.
Tại khu vực trò chơi, rất đông các bé tham gia. Điều đặc biệt chúng tôi ghi nhận, tất cả bé đều trật tự, xếp hàng ngay ngắn và không có một biểu hiện chen lấn nào.
Mọi người xếp hàng mua vé. |
Dán thẻ vào tay. |
Tại khu vực trò chơi nào cũng vậy, các bé phải xếp hàng để đến lượt mình. Cũng có nhiều phụ huynh xếp thay cho các bé bởi còn rất lâu mới đến lượt. Với số lượng người tham dự đông như thế muốn được chơi từ trò thứ 1 đến thứ 10 phải mất ít nhất 3 giờ. Vậy mà các bé vẫn kiên nhẫn.
Khu vực trò chơi. |
Vui chơi hết mình. |
Chị Minh Phương, một người Việt định cư đi cùng 2 con nhỏ, cho biết, do đã thành nếp nên các đứa trẻ ở đây xếp hàng rất tự giác. Chúng không chen lấn, không ma mãnh để được đến trước. Tuy chậm nhưng qua đó những đứa trẻ tập được tính kiên nhẫn, tính trật tự trước sau...
Cầu trượt. |
Các bé và phụ huynh xếp hàng chờ đến lượt. |
Ngoài trò chơi cho các bé, tại đây còn có những gian hàng bán đủ các mặt hàng tiêu dùng và nhiều quầy ăn uống. Khách vẫn tấp nập. Càng về trưa càng đông... Người đông như thế nhưng vẫn trật tự. Chúng tôi không gặp một bóng dáng cảnh sát nào ở đây. Vậy mà, không có khoảng không gian náo động nào xảy ra.
Phụ huynh chờ con đang tham gia trò chơi trên cao. |
Lái xe. |
Người của ban tổ chức can thiệp kịp thời khi bé gặp sự cố. |
Lễ hội được diễn ra trên sân cỏ khá rộng. Ở những chỗ trống có bóng mát, nhiều người trải bạt cùng gia đình mua thức ăn quây quần bên nhau. Họ cùng vui chơi thoải mái sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Mua hotdogs cũng phải xếp hàng. |
Các gian hàng. |
Những ly, chén, dĩa, thức ăn còn được gom lại một cách rất gọn gàng và được họ đem bỏ vào những chiếc thùng rác nằm rải rác khắp sân. Trên sân cỏ, đông người như thế nhưng không có một cọng rác.
Chúng tôi cố tìm một lon bia, mẫu thuốc lá nằm lăn lóc trên sân nhưng không thấy. Xung quanh những chiếc thùng rác, không một mẩu rác nào vương vãi bên ngoài. Tất cả kín đáo và sạch sẽ.
Khắp không gian lễ hội sạch sẽ, thoáng đáng, không một cọng rác. |
Chuồng thú duy nhất trong lễ hội. |
Lễ hội Ekka nguyên thủy là nơi để người nông dân Australia đem gia súc đến trưng bày. Sau hơn 100 năm, ngày lễ đã có nhiều thay đổi. Trong lễ hội này cũng có gia súc nhưng chỉ một chuồng duy nhất với đủ loại dê, cừu heo gà...
Chị phụ trách cho biết những gia súc này từ một nông trại chuyên nuôi thú bị bỏ hoang. Chị chỉ cho chúng tôi xem con heo, chị nói có một bà thích nuôi đã mua về nhưng được vài tháng chăm sóc không nổi nên phải đem cho.
Mua hàng lưu niệm. |
Trong khi đó, ở lễ hội truyền thống vào những năm đầu khách đến được cho ăn và tặng quà lưu niệm miễn phí thì hôm nay khách phải trả tiền. Nhưng trả hay không không quan trọng, khách đến lễ hội chỉ cần một niềm vui và họ đã có được niềm vui ấy...
Trần Chánh Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét