Người Hồi giáo không chỉ có nét văn hóa hấp dẫn, thú vị, mà còn có nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Cùng ngắm những món ăn đại diện cho các quốc gia vùng Trung Đông với công thức chế biến và ý nghĩa lịch sử thú vị sau.
Madfun (Saudi Arabia)
Lòng mến khách rất quan trọng đối với người theo đạo Hồi. Người Arabia sẽ nướng thịt để tiếp đãi khách. Thịt cừu và dê là phổ biến, gia đình Bedouin (nhóm dân tộc Arabia du mục) có thể nướng thịt lạc đà. Người dân nơi đây thường mua thú sống ở chợ và đưa đến lò mổ hoặc tự giết ở nhà. Tiếp theo, họ sẽ ướp thịt trong hỗn hợp gia vị, nước hoa hồng và nghệ tây. Theo truyền thống, thịt sẽ được bọc trong một tấm thảm rơm ướt và chôn trong tro tàn nướng chậm. Ảnh: Anissa Helou.
Camel hump - Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)
Lạc đà rất đặc biệt đối với người Arab. Loài động vật kiên cường có thể gánh nặng và sống sót qua những chuyến đi dài xuyên qua sa mạc, giúp cư dân nơi đây phát triển kinh tế, thương mại. Thịt lạc đà được đánh giá cao ở Trung Đông với phần ngon nổi tiếng nhất là bướu lạc đà. Thịt rất ngon, mềm và không có mỡ. Ảnh: Anissa Helou.
Shish kebabs (Thổ Nhĩ Kỳ)
Theo Turkish Cookbook của Nevin Halici, thịt nướng (kebabs) lần đầu tiên viết trong từ điển Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ XI. Có thể giả định đế quốc Ottoman (quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ xưa) đã phổ biến thịt nướng ra khắp Trung Đông và đến nay là nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thịt nướng là món ăn đại diện cho ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ. Một số món thịt nướng ngon nhất thế giới đến từ các tỉnh phía nam nước này. Ảnh: Kristin Perers.
Khobz (Lebanon)
Bánh mì giữ một vị trí thiêng liêng trong văn hóa Hồi giáo và sẽ coi là tội lỗi nếu lãng phí. Lúa mì được trồng từ khoảng 12.000 năm trước ở Fertile Crescent (vùng Lưỡi liềm phì nhiêu kéo dài từ Iraq ngày nay đến bán đảo Sinai). Bánh mì đầu tiên ở Lebanon được gọi là saj (bánh mì nướng trên tấm kim loại nóng) và tannur (bánh mì nướng trên tường lò nướng truyền thống). Bánh mì Pita ra đời sau với sự phát triển của lò nướng phía trước. Ảnh: Kristin Perers.
B'stilla (Morocco)
Các khalip (vua Hồi) của Abbasid Caliphate (triều đại Hồi giáo thứ ba của người Arab) yêu thích công thức nấu ăn của đầu bếp Ba Tư. Với công thức ấy, họ tạo nên sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt và mặn. B'stilla, chiếc bánh bồ câu Maroc, là ví dụ cuối cùng về cách thức kết hợp đó. Bánh làm bằng các lớp bánh ngọt siêu mỏng bao bọc chim bồ câu hầm, trứng tráng và hạnh nhân nướng. B'stilla trang trí với quế, đường bột và phục vụ tại các lễ kỷ niệm, tôn giáo và thế tục. Ảnh: Kristin Perers.
Mansaf (Jordan)
Phổ biến với người Jordan và người Palestine, mansaf là món ăn kết hợp 2 mặt hàng chủ lực của thế giới Hồi giáo, gạo và bánh mì. Với thịt cừu nấu trong nước sốt sữa chua khô lên men có nguồn gốc từ jameed và ăn với cơm hoặc bulgur. Theo truyền thống, thực khách ăn mansaf trong một đĩa lớn. Mansaf là món ăn quốc dân của Jordan và cũng có thể tìm thấy ở Palestine, Iraq, Nam Syria và Saudi Arabia. Ảnh: Kristin Perers.
Tharid (Bahrain)
Là món ăn yêu thích của vị tiên tri Mohammad, tharid làm bằng một lớp bánh mì khô giòn dày đặc với thịt hầm và rau cải. Trong tháng Ramadan, các gia đình tụ tập vào lúc hoàng hôn với một bữa ăn gọi là iftar trong tiếng Arabic. Mỗi quốc gia Trung Đông đều có các món ăn Ramadan điển hình. Tharid là món ăn cho iftar ở Bahrain, Qatar và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ảnh: Kristin Perers.
Kabab karaz (Syria)
Cuốn sách dạy nấu ăn tiếng Arabic đầu tiên, Kitab al-Tabikh (Sách nấu ăn), viết vào thế kỷ X bởi Abu Muhammad ibn Sayyar cho hoàng tử của Aleppo, thành phố được coi là thủ đô ẩm thực của Trung Đông. Món thịt viên sốt cà chua anh đào này là món ăn tinh túy của Aleppo. Hương vị món ăn hấp dẫn với anh đào tươi hái trong mùa ngắn, đầu tháng 6. Ảnh: Kristin Perers.
Rangina (Qatar)
Rất lâu trước khi dầu mang lại sự giàu có, quả cây cọ là nguyên liệu chính của vùng vịnh Arab, cả về ẩm thực và thương mại. Quả cọ được sử dụng để làm đường cọ. Bên cạnh đó, ở đây còn có loại kẹo mềm (fudge) kết hợp quả cọ nhồi với quả óc chó và halva tan chảy trên bột mềm. Sau đó, kẹo được trang trí đầy màu sắc với quả hồ trăn và hạnh nhân. Ảnh: Kristin Perers.
Bastani - Iran
Người Ba Tư nổi tiếng làm kem đầu tiên trên thế giới bằng cách đổ nước ép nho hoặc siro trên băng mà họ giữ trong phòng dưới lòng đất. Bastani là loại kem làm từ sữa, trứng, đường, nước hoa hồng, nghệ tây, vani và quả hồ trăn. Đôi khi, thành phần bastani còn có salep (bột củ lan), gia vị đắt tiền nhất trên thế giới. Bastani cũng chứa những mảng kem đông lạnh. Ảnh: Bastanitehran.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét