Huy Phong (Theo Aljazeera)
(Dân Việt) Người Brogpa ở vùng Ladakh có văn hóa hôn nhau giữa đám đông và trao đổi vợ tự do thoải mái.
Bộ tộc Brogpa (hay Drogpa) sống tại vùng Ladakh ở khu tự trị Kashmir, Ấn Độ, được cho là những người Aryan cuối cùng.
Hơn 5.000 thành viên của bộ tộc Brogpa sống chủ yếu tại các ngôi làng Dha và Hanu, Darchik và Gahanu trên dãy núi Himalayas, cách thủ phủ Leh của vùng Ladakh khoảng 160 km.
Các thành viên của cộng đồng Brogpa đều theo đạo Phật Tây Tạng.
Một giả thuyết cho rằng, bộ tộc Brogpa đến vùng Ladakh vào thế kỷ thứ 7 từ Gilgit, Pakistan, trong khi, một câu chuyện khác kể rằng họ có nguồn gốc từ quân đội Alexander. Nhiều người cũng lập luận rằng người Aryan có nguồn từ Ấn Độ.
Ngôi làng của bộ tộc Brogpa trên dãy núi Himalayas thu hút rất đông du khách và các nhà nghiên cứu.
Đối với nhiều người dân địa phương, du lịch mạng lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè.
“Hiện tại, chúng tôi thu 5 USD đối với mỗi du khách muốn chụp ảnh và mặc trang phục truyền thống của người Brogpa. Bạn sẽ phải trả nhiều hơn nếu muốn quay video”, Thinley Aryan, một thành viên của bộ tộc Brogpa, cho biết.
Một điểm đặc sắc trong văn hóa của người Brogpa là các nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương, cũng như đổi vợ trong nội bộ cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu đến Ladakh để nghiên cứu về văn hóa, âm nhạc và ngôn ngữ của bộ tộc Brogpa.
Các thành viên của bộ tộc Brogpa trông khác so với phần lớn người Ladakh.
Cho đến nay, nguồn gốc của bộ tộc Brogpa vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi.
Bộ tộc có tục tự do đổi vợ trên đỉnh Himalaya
Người Drokpa ở vùng Ladakh có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và trao đổi vợ tự do thoải mái.
Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2.500 người, sinh sống tại ba ngôi làng nhỏ trong thung lũng Dha-Hanu thuộc vùng Ladakh, nằm giữa Jammua và Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Thung lũng Dha-Hanu cách Leh, thủ đô vương quốc Ladakh của người Himalaya cổ 163 km về phía tây nam. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà sử học đã xác định người Drokpa là hậu duệ duy nhất của bộ tộc Aryans có nguồn gốc từ Ấn Độ. Giả thuyết được đặt ra rằng sau khi đánh bại quốc vương Ấn Độ Porus vào năm 326 TCN, một nhóm lính trong lực lượng quân đội của vua Alexander đã đi lạc trên đường quay trở lại Hy Lạp. Sau đó, nhóm lính này đã tập trung sinh sống và phát triển thành một bộ tộc, chính là bộ tộc Drokpa nguyên bản.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng Drokpa có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) đến phía tây Ladakh hàng thế kỷ trước. Đây là bộ tộc mang đậm nét đặc trưng của nền văn hoá bản địa Aryan. Giả thuyết này có khả năng chính xác cao hơn.
Từ xa xưa, người Drokpa có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và đổi vợ một cách thoải mái mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người. Trong bộ tộc, nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương.
Tuy nhiên, sau khi chính phủ Leh lên cầm quyền, phong tục này đã bị cấm do bị cho là hành vi không văn minh đối với người dân “đô thị”. Kể từ đó đến nay, người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.
Người Drokpa khác biệt hoàn toàn với người Tạng - Miến cũng sống tại Ladakh cả về diện mạo, văn hóa, ngôn ngữ và cách tổ chức xã hội. Đàn ông và phụ nữ cao, có khuôn mặt ưa nhìn, mắt to sáng, môi dày, mũi thẳng và lông mày đậm rất dễ phân biệt. Chính vì vậy, để duy trì dòng máu thuần chủng của bộ tộc mình, họ không kết hôn với người ngoài.
Âm nhạc, khiêu vũ, đồ trang sức, hoa và rượu lúa mạch là những sở thích tiêu biểu của người Drokpa. Nền văn hóa đặc sắc của họ được thể hiện qua những bộ trang phục và món đồ trang trí tinh tế trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Bonano diễn ra vào cuối mùa hè. Trong lễ hội này, tất cả đàn ông và phụ nữ trong bộ tộc đều nhảy múa tưng bừng trong ba ngày liên tiếp để ăn mừng sự kiện quan trọng nhất trong năm của mình.
Họ sinh sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn đới thuận lợi, nên cây trồng ở đây quanh năm tươi tốt. Nguồn thu nhập chính của họ là từ việc buôn bán táo, nho, óc chó, mơ khô, dầu hạt mai và nhiều loại rau xanh khác.
Trang phục truyền thống của họ sử dụng len làm chất liệu chính. Đàn ông ở đây mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao. Trong khi đó, trang phục dành cho phụ nữ là những chiếc váy len được làm thủ công từ các loại vỏ, hạt và đồ trang sức bạc. Cuối cùng, mũ da dê chính là món đồ không thể thiếu để tạo nên một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh. Chúng được trang trí tỉ mỉ bằng nhiều loại hoa, đồng xu và vỏ sò, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc vùng Ladakh này.
Bộ tộc tự do đổi vợ và hôn nhau giữa đám đông
Ngọc Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét