Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Bảo tàng thái giám rùng rợn ở Trung Quốc

Bảo tàng Tian Yi ngoại ô Bắc Kinh có một khu trưng bày tái hiện lại quá trình tịnh thân đầy đau đớn của những hoạn quan thời phong kiến.
Hoạn quan, hay còn gọi là thái giám, là một tầng lớp đầy bí ẩn trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đây là những nam thanh niên được tiến vào cung làm người hầu, buộc phải tịnh thân, sau đó trở thành thuộc hạ thân tín của hoàng triều. Nhiều người ở đỉnh cao quyền lực, chẳng thua kém các vị đại quan nhưng cũng không ít người chịu nhiều đau đớn, đầy đọa chốn thâm cung.
Hoạn quan, hay còn gọi là thái giám, là một tầng lớp đầy bí ẩn trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đây là những nam thanh niên được tiến vào cung làm người hầu, buộc phải tịnh thân, sau đó trở thành thuộc hạ thân tín của hoàng triều. Nhiều người ở đỉnh cao quyền lực, chẳng thua kém các vị đại quan nhưng cũng không ít người chịu nhiều đau đớn, đầy đọa chốn thâm cung.
Tian Yi, một trong những hoạn quan được tin tưởng và sủng ái nhất triều đại nhà Minh. Xung quanh thân thế và cuộc đời của ông ẩn chứa nhiều giai thoại ly kỳ. Sau khi ông qua đời, lăng mộ được xây kiến cố trên một dãy núi phía ngoài Tử Cấm Thành (Bắc Kinh). Ngày nay, nơi này trở thành bảo tàng lưu giữ các kỷ vật về thái giám.
Tian Yi, một trong những hoạn quan được tin tưởng và sủng ái nhất triều đại nhà Minh. Xung quanh thân thế và cuộc đời của ông ẩn chứa nhiều giai thoại ly kỳ. Sau khi ông qua đời, lăng mộ được xây kiến cố trên một dãy núi phía ngoài Tử Cấm Thành (Bắc Kinh). Ngày nay, nơi này trở thành bảo tàng lưu giữ các kỷ vật về thái giám.
Bảo tàng rộng 400 m2 nằm tại quận Shijingshan, là một kho tư liệu sống động về lớp người đặc biệt này của lịch sử. Bộ sưu tập hiện vật đang có tại đây phần lớn là nhờ sự đóng góp của vị thái giám cuối cùng Tôn Diệu Đình, ông này qua đời vào năm 1996, sau đó 2 năm, bảo tàng chính thức mở cửa.
Bảo tàng rộng 400 m2 nằm tại quận Shijingshan, là một kho tư liệu sống động về lớp người đặc biệt này của lịch sử. Bộ sưu tập hiện vật đang có tại đây phần lớn là nhờ sự đóng góp của vị thái giám cuối cùng Tôn Diệu Đình, ông này qua đời vào năm 1996, sau đó 2 năm, bảo tàng chính thức mở cửa.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-3
Điểm gây chú ý nhất của bảo tàng Thái giám chính là phòng thiến, nơi tái hiện lại cảnh tượng kinh hoàng của quá trình tịnh thân một vị hoạn quan. Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục của họ nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm trong hoàng cung vì vậy được tiến hành với nhiều nghi thức. Thậm chí, trong cung, phòng thiến còn được coi là quan trọng hơn phòng ngủ của hoàng đế.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-4
Thái giám tiến vào cung thường ở lứa tuổi thiếu niên, cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, họ sẽ phải chịu qua một quá trình thiến sống rùng rợn và kinh hoàng với những dụng cụ và phương pháp thô sơ thời đó.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-5
Hiện vật mô phỏng "của quý" của một thái giám. Sau khi hoạn, phần cơ thể này được thái giám trân trọng như mạng sống. Họ sẽ bảo quản nó cẩn thận đến suốt đời, tâm nguyện của thái giám là sau khi qua đời được chôn cùng bộ phận sinh dục để được toàn thây.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-6
Một con dao phục vụ cho quá trình man rợ này.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-7
Ngôi mộ của vị thái giám Tian Yi bị phá hủy nhiều trong thời kỳ chiến tranh. Người ta tin rằng vị thái giám đã chôn nhiều của cải tại lăng mộ nên nơi này bị cướp phá khá nhiều nhưng may rằng phần di tích vẫn còn khá nguyên vẹn.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-8
Khu lăng mộ được xây dựng kiên cố, bề thế, đủ chứng tỏ vị trí quan trọng của chủ nhân khi còn sống. Di tích từng được sử dụng làm nhà trẻ cho trẻ em những năm 1950, sau đó bị bỏ hoang. 
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-9
Cho tới khi vị thái giám cuối cùng trong lịch sử Tôn Diệu Đình ra cuốn sách kể lại cuộc đời mình, nơi này một lần nữa được chú ý. Tài liệu cùng hiện vật ông Tôn quyên tặng được mang tới đây để trưng bày.
bao-tang-thai-giam-rung-ron-o-trung-quoc-10
Di tích chính thức được đưa vào hoạt động năm 1998, giá vé vào cổng khoảng 10 tệ. Nhà quản lý cho biết, du khách tới đây không ít là người nước ngoài. Bảo tàng mở cửa từ 9h sáng đến 16h30, địa chỉ số 80 đường Moshikou, trạm metro gần nhất Pingguoyuan.
Hà Nguyên
Theo China.org

Bảo tàng thái giám độc nhất vô nhị ở Trung Quốc

Bảo tàng nằm trong quần thể lăng mộ thái giám Điền Nghị ở thủ đô Bắc Kinh, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo và tư liệu quý về thái giám Trung Quốc.

Bên trog khu lăng mộ của quan thái giám Điền Nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bảo tàng rất độc đáo về các thái giám thời kỳ phong kiến ở nước này. Lối vào lăng mộ có hai quan gác cổng, thể hiện địa vị cao của Điền Nghị.

Điền Nghị, sinh năm 1534, tịnh thân và vào cung năm 9 tuổi, là thái giám trải qua ba triều đại nhà Minh là Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch.
Vạn Lịch đế, hay còn gọi là vua Minh Thần Thông (1563 - 1620), hoàng đế thứ 43 nhà Minh, trị vì thời gian lâu nhất (48 năm), cực kỳ sủng ái Điền Nghị, thường xuyên giao phó các nhiệm vụ quân sự và chính trị quan trọng cho thái giám này.
 
Lối vào hầm mộ Điền Nghị. Mộ bị phá hủy nhiều trong thời kỳ chiến tranh vì người ta tin rằng có nhiều châu báu được chôn cất tại đây. Thời nhà Thanh, lăng mộ hầu như bị bỏ hoang. Đến năm 1998, nơi đây mới được tu sửa và trở thành một trong những bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan ở Bắc Kinh.

Có nhiều giai thoại ly kỳ về thân thế và cuộc đời của Điền Nghị. Sau khi ông qua đời, Vạn Lịch đế cho xây lăng mộ ngoài Tử Cấm Thành năm 1605. Hơn 10 thái giám theo phe Điền Nghị chết cũng được chôn cất tại đây, tạo thành quần thể mộ thái giám.
 
Bảo tàng thái giám trong khu lăng mộ nằm ở chân núi Thúy Vi, thuộc quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh. Nơi này trở thành lăng mộ và bảo tàng lưu giữ các kỷ vật về thái giám độc nhất vô nhị ở Trung Quốc.
 
Mô phỏng cảnh tịnh thân trong bảo tàng thái giám Điền Nghị.

Thời cổ đại, có hai nơi chuyên phẫu thuật tịnh thân cho nam giới là "Nội vụ phủ" trong cung và "Cơ sở chuyên tịnh thân" bên ngoài. Quá trình tịnh thân được thực hiện theo mùa bởi nền y học cổ đại còn khá kém, chưa tìm ra loại thuốc sát trùng hiệu quả. Chính vì vậy, người ta thường tiến hành quá trình này vào cuối xuân đầu hạ, khi mà khí hậu ôn hòa và gần như không có ruồi muỗi.
 
Loại dao chính dùng để cắt bỏ bộ phận sinh dục được làm từ hợp kim vàng và đồng để tránh nhiễm trùng, trước khi sử dụng phải hơ qua lửa để sát trùng. Ngoài ra, người thực hiện còn kết hợp sử dụng một số loại dao khác.
Vài ngày trước khi phẫu thuật, người tịnh thân không được ăn uống để tránh đại tiểu tiện gây nhiễm trùng. Khi ở trên giường phẫu thuật, tịnh sư không gây tê cho bệnh nhân mà chỉ rửa sạch bộ phận sinh dục của họ bằng canh ớt nóng.
 
Xuất thân của thái giám có thể là những người tự nguyện, người bị phạt, bị cống nạp, thậm chí bị lừa bán. Trải qua quá trình tuyển chọn, họ bị ép phải tịnh thân mới chính thức trở thành thái giám.

Người tịnh thân xong sẽ không lộ yết hầu, giọng nói lảnh lót, cử chỉ động tác như đàn bà. Ngoài những thay đổi rõ nét về mặt sinh lý, họ còn dần biến đổi về mặt tâm lý. Hầu hết mất đi bản năng tình dục, nhiều người cảm thấy cuộc đời mình dường như kết thúc, chẳng còn bất cứ ý nghĩa thực tế nào nữa.
 
Ngoài ra, một xác ướp nguyên vẹn bí ẩn được cho là của Hoàng Chuyết Ngô, quan ngự y tứ phẩm thời vua Khang Hy (1654 - 1722), cũng được trưng bày trong bảo tàng Điền Nghị. 
 
Hồng Hạnh (Ảnh: Sina)

Không có nhận xét nào: