Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Người dân ở các quốc gia đắt đỏ nhất thế giới đón năm mới như thế nào



   Dù là những quốc gia có mức sống “đắt đỏ” nhất thế giới nhưng vào dịp Năm mới, người dân ở các quốc gia này vẫn có những tập tục truyền thống để cầu sự may mắn và những điều tốt đẹp đến với mình cùng người thân.
Sau đây là một số tập tục đón năm mới ở các quốc gia đắt đỏ nhất thế giới
1.  Mỹ
Vào đêm 31.12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống ” Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

Lễ đón năm mới truyền thống ở đây bắt đầu từ năm 1904. Năm đó, chủ nhân của toà nhà Số 1 trên Quảng trường Thời Đại đã tổ chức một bữa tiệc trên đỉnh của toà nhà này. Và từ đó đến nay, nóc của toà nhà vẫn được chọn làm điểm đặt quả cầu thuỷ tinh và là điểm để người dân Mỹ tụ tập đón mừng năm mới.
Ngoài ra, phong tục đón năm mới của người Mỹ là người ta chọn trang phục và đồ ăn đặc biệt mang ý nghĩa cầu may mắn. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.  Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon.
Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.
2. Anh quốc
Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người Anh thường tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne.

Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cửa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Nếu người khách đầu tiên là nam, tóc đen hoặc là người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có thì chủ nhà cũng may mắn cả năm. Khi đến thăm, người khách này sẽ mang kèm một món quà như tiền, bánh mì hoặc than đá nhằm chúc gia chủ sẽ đủ đầy những món này trong suốt năm. Tuy nhiên, người Anh rất kiêng kỵ những người có tóc vàng hoặc đỏ hoặc là phụ nữ đến xông đất bởi họ tin rằng những người này sẽ mang đến.
Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8g tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau. Nửa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.
3. Pháp
Người Pháp gọi năm mới là Jour des Etrennes, tức món quà ngày đầu năm. Để mừng năm mới, mọi người trong gia đình thường tề tựu, tổ chức tiệc mừng và tặng quà cho nhau.

Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.
4. Thuỵ Sĩ
Ngày Tết truyền thống của người Thuỵ Sĩ hay còn gọi là ngày Sylvester, tức ngày 13 tháng 1 theo lịch Julian. Khi này, người dân Thuỵ Sĩ mặc lễ phục và đội mũ ra đường để xua đuổi cái ác và đón chờ những điều tốt đẹp. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ có tục thả những cái kem xuống sàn nhà và họ tin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầy niềm vui và may mắn.

Ngoài ra, người Thụy Sĩ đón năm mới cũng như người Canađa, đều coi tuyết là biểu tượng của sự tốt lành. Khi ăn Tết, họ lấy tuyết về, đợi tuyết tan thành nước đem rẩy khắp nền nhà để quét cho khỏi bụi. Họ còn kéo nhau thành tốp đi ra ngoài trời tuyết rong chơi để đắm mình giữa thiên nhiên và tiễn biệt năm cũ.Ngày Tết truyền thống của người Thuỵ Sĩ hay còn gọi là ngày Sylvester, tức ngày 13 tháng 1 theo lịch Julian. Khi này, người dân Thuỵ Sĩ mặc lễ phục và đội mũ ra đường để xua đuổi cái ác và đón chờ những điều tốt đẹp. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ có tục thả những cái kem xuống sàn nhà và họ tin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầy niềm vui và may mắn.
5. Hàn Quốc

Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, họ thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Vào ngày đầu năm mới, người dân xứ Kim Chi thường dành thời gian cho gia đình và người thân.
6. Đan Mạch
Người Đan Mạch tin rằng, trong những ngày đầu tiên của năm, nếu trước cửa nhà có thật nhiều dĩa bể thì đó sẽ là một dấu hiệu tốt cho gia đình. Những chiếc dĩa cũ được để dành trong cả năm để chờ quăng chúng ra trước nhà của bạn bè trong đêm giao thừa. Nếu trước nhà ai đó có càng nhiều dĩa bể, có nghĩa là nhà họ có rất nhiều bạn bè.

Vào buổi tối, người Đan Mạch sẽ tổ chức một bữa tiệc và cùng nhau thưởng thức món tráng miệng đặc biệt có tên là Kransekage. Đây là chiếc bánh hình nón, được trang trí những que pháo hoa
7. Nhật
Năm mới ở Nhật được gọi là Oshogatsu, đây là dịp để tổ chức các lễ hội tưng bừng. Người Nhật trang hoàng cửa chính của ngôi nhà bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây. Họ tin rằng những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, cuộc sống cao niên và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Dây thừng là biểu trưng cho niềm hạnh phúc và sự may mắn. Trẻ em được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới.

Vào đêm 31.12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều không may. Khi bước sang năm mới, người Nhật thường nở nụ cười nhằm cầu mong cho thật nhiều may mắn sẽ đến với mình.
Nhật Hạ (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào: