Tưởng chừng biết đến các công quốc như Monaco, Luxembourg hay các nước xa xôi châu Phi như Seychelles đã là giỏi lắm rồi, nhưng muốn là một chuyên gia địa lý, bạn phải biết cả những quốc gia này.
Nếu bạn học thuộc được danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, người ta đã bái phúc bạn và chắc chắn, bạn phải thuộc top 10% thế giới có trí nhớ siêu đẳng và vốn kiến thức địa lý uyên thâm rồi.
Tuy nhiên, để vào được top 1% "thánh" địa lý, bạn phải biết cả những quốc gia không tồn tại trên bản đồ. Hoặc nếu có đi chăng nữa, bạn phải dùng kính lúp soi thì may ra mới thấy những chấm nhỏ li ti, biểu trưng cho quốc gia đó.
Dù với nhiều người, việc các quốc gia này có chính thức được công nhân hay không vẫn còn là điều bàn cãi. Nhưng đằng sau mỗi "quốc gia" này vẫn là câu chuyện thú vị mà chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng "Lập quốc mà đơn giản như này thì chắc mình cũng về làm ngay một quốc gia".
1. Forvik
Quốc gia này được thành lập bởi Stuart Hill và được tuyên bố chủ quyền vào ngày 23/2/2011. Forvick còn được biết đến cái tên Forewick Holm và nằm trên hòn đảo Shetland, một phần của đất nước Scotland.
Nhiều người vẫn nghĩ đây là một trò đùa khi gọi nó là một "quốc gia". Dân cư của Forvik chỉ có một và đất nước rộng 0,01km, với ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Chắc khi người đàn ông Stuart Hill kia qua đời, đất nước này cũng sẽ sụp đổ theo ông.
2. Barotseland
Barotseland thực chất là một vương quốc du mục. Mỗi năm, khi nước sông Zamberi dâng cao, họ lại di chuyển lên các vùng cao hơn. Do những thỏa thuận với chính quyềnZambia không được đáp ứng, năm 2011, họ đã tách ra và trở thành một "đất nước" tự trị. Nếu xét về tuổi đời, Barotseland đã có lịch sử hơn 5 thế kỷ.
Quốc gia này tuyên bố thành lập từ 8/9/2011 với dân số khoảng 3,500,000 người. Đây là một con số khá lớn, thậm chí còn nhiều hơn các quốc gia có chủ quyền rõ ràng khác. Trải dài trên diện tích 126,386 km2, quốc gia này có đến 39 loại ngôn ngữ với tiếng Anh và Silozi là ngôn ngữ chủ đạo.
3. Navajo
Navajo là một quốc gia tự trị của những người Bắc Mỹ bản địa. Quốc gia này có quyền tự trị từ gần 2 thế kỷ trước (1868) với thủ đô là Tseghahoodzani và dân số khoảng 300,048 người. Diện tích của khu vực cũng khá lớn, trải rộng trên 71,000 km2 với ngôn ngữ chủ đạo là tiếng Anh, Hopi và Navajo.
4. Murrawarri
Cộng hòa Murrawarri là một quốc gia siêu nhỏ tuyên bố độc lập từ năm 2013 tại Australia. Quốc gia này đã khẳng định vùng lãnh thổ của mình giữa khu vực bang New South Wales và Queensland.
Từ lâu, vùng lãnh thổ này là mảnh đất tổ tiên của người Murrawarri, một nhóm người thổ dân tại Australia. Tuy nhiên, đại đa số dân cư của Murrawarri bây giờ lại không phải dân bản xứ Australia. Chính phủ Australia vẫn chưa công nhận quyền độc lập của quốc gia này dù gần như, nó có đầy đủ các tiêu chuẩn của một quốc gia.
Thủ đô của Murrawarri là thị trấn Barringun và tổng dân cư của cộng hòa Murrawarri là khoảng 1,500 người với diện tích 81,796 km2. Ngôn ngữ chính của người dân Murrawarri là tiếng Anh và tiếng Murrawarri.
5. Ryukyu (Okinawa)
Đất nước này từng được gọi bằng cái tên "vương quốc Lưu Cầu", trải dài trên một chuỗi các hòn đảo từ đảo Yonaguni ở tây nam đến Amami Oshima ở phía bắc. Quốc gia này đã tuyên bố chủ quyền từ 4/2/2015 với thủ đô là thành phố Naha ở tỉnh Okinawa.
Quốc gia này có số dân 1,4 triệu người, trải rộng trên lãnh thổ 2,270 km2 với ngôn ngữ chính là tiếng Nhật và tiếng Uchinnaguchi. Giống như hầu hết các quốc gia khác trong danh sách những quốc gia "không tồn tại" trên thế giới, Ryukyu cũng không được chính phủ Nhật bản và nhiều người công nhận.
Trí thức trẻ/Kênh 14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét