Waw an Namus là một lòng chảo núi lửa
còn hoạt động, nằm ở một trong những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất trong sa
mạc Sahara, ở Libya.
Waw
an Namus có diện tích khoảng 4 km, bao quanh là khoảng 10 – 20 km tro
nham thạch đen, xám, nổi bật trên nền cát vàng của sa mạc. Cái tên “Waw
an Namus” theo tiếng địa phương có nghĩa là “ốc đảo của loài muỗi”. Đó
là bởi xung quanh lòng chảo chết chóc đầy tro tàn này, vẫn có những hồ
nước mát nhỏ xinh với cây cối và tất nhiên là thu hút rất nhiều muỗi.
Từ
thời xa xưa, những hồ nước quanh miệng núi lửa này luôn là nguồn nước
ngọt, chốn nghỉ chân bình yên cho những lữ khách mệt mỏi trên sa mạc,
trên hành trình từ thành phố Waw Al Kabir tới ốc đảo Al Kufrah ở phía
Đông Nam Libya.
Hình
ảnh về lòng chảo núi lửa này lần đầu được ghi lại bởi thế giới văn minh
nhờ công của Karl Moritz von Beurmann và Gerald Rohlfs, mặc dù họ chưa
bao giờ tới thăm nơi này mà chỉ nhờ vệ tinh. Phải đến khi một người lính
Pháp là Laurent Lapierre được cử tới đây làm nhiệm vụ, những báo cáo
chính xác hơn về khu vực mới được ghi lại.
11
năm sau đó, một nhà địa chất học người Italy đã thực hiện một chuyến đi
bằng lạc đà tới khu vực này, thực hiện các nghiên cứu địa chất chuyên
nghiệp và công bố mô tả địa chất về vùng núi lửa này vào năm 1935.
Ngày
nay, vùng ốc đảo xanh mát độc đáo, hình thành ngay giữa nơi khô cằn và
hoang tàn nhất do sự tàn phá của gió cát sa mạc lẫn những đợt phun trào
đã trở thành một điểm du lịch. Những du khách lựa chọn tour du lịch trên
sa mạc Sahara luôn thích thú khi được nghỉ ngơi dưới những tán dừa,
thưởng thức nước mát trong những hồ nước xanh bên đụn cát lớn này.
Lacroix (Xzone/Tri Thức Thời Đại)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét