Sidi Bou Said là chốn nghỉ
dưỡng tuyệt diệu ở Tunisia, quốc gia vùng Bắc Phi. Thị trấn với những
con đường rải sỏi nhỏ men theo các tòa nhà sơn màu trắng với ô cửa màu
xanh tuyệt đẹp.
Tunisia được biết đến là một quốc gia "Hồi Giáo mở". Hầu hết địa điểm
tại Tunisia phảng phất vết tích của người La Mã. Sidi Bou Said là một ví
dụ điển hình cho phong cảnh nơi này – một thị trấn ở miền Bắc Tunisia,
cách thủ đô Tunis khoảng 20 km.
Sidi
Bou Said xinh đẹp nằm trên một ngọn đồi cao bên bờ biển. Mọi căn nhà ở
đây đều được quét vôi trắng, tất cả cánh cửa đều được sơn màu xanh
.
Theo
quan niệm của người Ảrập, màu trắng tượng trưng cho đất, màu xanh lục
tượng trưng cho thiên đường và màu xanh lam là màu đem đến may mắn hạnh
phúc.
Tô điểm cho những ngôi nhà là màu xanh của cây cỏ hoa lá.
Ở thị trấn này, đâu đâu cũng có hoa.
.
Yutaka
Theo Sina
Đến xứ sở thần tiên Sidi Bou Said
Những
ngôi nhà trắng toát với ô cửa màu xanh nhấp nhô trên ngọn đồi cao,
những bậc thang quanh co trong khu phố đầy hoa giấy. Những công viên
được thiết kế theo “vườn địa đàng” trong thần thoại Hy Lạp… khiến du
khách “ngẩn ngơ” khi lạc bước đến thị trấn Sidi Bou Said của Tunisia.
Hết nửa ngày thăm thú chán chê vết tích của người La Mã để lại tại Carthage –Tunis, nhớ lời cô Marwa – người hướng dẫn thông tin cho du khách tại nhà ga trung tâm Place de Barcelone – tôi bắt tiếp chuyến tàu điện để đến thành phố Sidi Bou Said nằm ven theo biển Địa Trung Hải. Tôi như chú bé tí hon lạc vào xứ sở “thần tiên” trong phim hoạt hình của Disney khi từng bước lang thang trên những đường dốc quanh co vào trung tâm phố.
Thị trấn màu xanh
Thị trấn mang tên người sáng lập – ngài Bou Said – một thương gia giàu có ở Tunisia. Sidi Bou bắt đầu khoác lên người chiếc áo “Địa Trung Hải” với những ngôi nhà sơn màu trắng toát, những ô cửa màu xanh da trời và giàn hoa giấy đủ màu sắc trước cổng vào cuối năm 1920. Chỉ chừng đó thôi, cũng khiến du khách “ngẩn ngơ” khi lạc bước đến đây. Những con đường lát gạch có từ thế kỷ 12 chạy hun hút sâu trong lòng phố tạo thành lưới nhền nhện chằng chịt bên trong. Tôi yêu thích cái mạng nhện ấy bởi chúng khiến tôi có một chút run rẩy khi sợ lạc đường, rồi lại mang đến sự phấn khích khi khám phá những cung đường đẹp đến không ngờ trong lòng phố.
Ngôi nhà của những hoạ sĩ
Bầu trời trong xanh như dải lụa vắt ngang quyện với những ô cửa màu xanh. Những quả cam trĩu mọng màu đỏ tươi ven hai bên phố như những đốm lửa hồng sưởi chút ấm áp khi Tunis đang những ngày cuối đông. Sidi Bou ngày nay đã khác, chỉ dành, tầng lớp giàu có sinh sống, người nghèo khó hơn bán nhà ra đi định cư ở khu phố mới cách phố cũ khoảng 10 phút đi bộ. Thời gian cứ lướt đi và trải qua nhiều sự đổi thay giữa cái cũ và mới, người Sidi Bou vẫn ung dung hoài niệm về “phố xưa” khi đến đây hàng ngày tụ tập mua bán đồ lưu niệm hay đến thánh đường Hồi giáo cũ để cầu nguyện trong chốn tâm linh của riêng mình.
Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng của châu Âu cũng tìm đến Sidi Bou thơ mộng để nghỉ dưỡng và tìm ý tưởng vẽ những nẻo đường hoang dã của châu Phi như: Paul Klee, Gustave-Henri Jossot, August Macke, Saro Lo Turco và Louis Moillet. Sự xinh đẹp của Sidi Bou đã khiến nhà triết học nổi tiếng người Pháp Michel Foucault chọn làm quê hương thứ hai của mình khi đến Tunis giảng dạy. Bước chân của những hoạ sĩ nổi tiếng đến đây tạo thành một trào lưu mới về nghệ thuật vẽ tranh, để rồi làn sóng đó tạo dựng nên tên tuổi những hoạ sĩ tài ba của đất nước Tunisia mà hầu hết họ xuất thân từ thành phố Sudi Bou: Yahia Turki, Brahim Dhahak và Ammar Farhat.
Tôi bị mê hoặc bởi những kiến trúc tuyệt đẹp bên trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi được xây dựng từ thế kỷ 18, bởi vị luật sư giàu có: Dar El Annabi. Vẫn theo kiến trúc chủ đạo Islam bằng các hoa văn trên trần nhà, nhưng gia chủ vẫn phả “hồn phố” vào đấy bằng sự phối hợp một cách tinh tế giữa hai màu xanh, trắng cùng với các màu khác. Từ phòng tiếp khách, phòng cầu nguyện, phòng ngủ, phòng ăn… đã tái hiện phần nào những nghi thức, nghi lễ riêng biệt của nam, nữ, cũng như cuộc sống mang một chút hơi thở “huyền bí” của họ. Tôi cứ mải mê, từng bước chân nhẹ nhàng qua những bậc cầu thang màu xanh để ngắm nghía các phòng, rồi bước lên sân thượng hướng mắt xa về biển Địa Trung Hải xanh thẳm đến tận chân trời. Với kiến trúc sân vườn xung quanh theo phong cách vùng Andalusian (Tây Ban Nha), ngôi nhà Dar El Annabi được ví như là một cung điện mùa hè của một tiểu vương nho nhỏ.
Cũng chẳng ai bảo ai khi chiều đến, du khách lại đổ dồn về quán càphê Chargui ngắm hoàng hôn rơi trên biển. Những làn nước xanh màu ngọc bích của Địa Trung Hải vẫn lăn tăn đánh nhẹ vào bờ dưới chân đồi, ly càphê Cappuccino được đánh từ sữa dê có hương thơm và vị “là lạ”, những chiếc bánh tiêu ngào đường nóng hổi hương vị ngọt ngào, thành phố cũng đã lên đèn và để rồi tất cả chìm vào trong làn sương khói mỏng manh của một ngày mùa đông…
Hết nửa ngày thăm thú chán chê vết tích của người La Mã để lại tại Carthage –Tunis, nhớ lời cô Marwa – người hướng dẫn thông tin cho du khách tại nhà ga trung tâm Place de Barcelone – tôi bắt tiếp chuyến tàu điện để đến thành phố Sidi Bou Said nằm ven theo biển Địa Trung Hải. Tôi như chú bé tí hon lạc vào xứ sở “thần tiên” trong phim hoạt hình của Disney khi từng bước lang thang trên những đường dốc quanh co vào trung tâm phố.
Thị trấn màu xanh
Thị trấn mang tên người sáng lập – ngài Bou Said – một thương gia giàu có ở Tunisia. Sidi Bou bắt đầu khoác lên người chiếc áo “Địa Trung Hải” với những ngôi nhà sơn màu trắng toát, những ô cửa màu xanh da trời và giàn hoa giấy đủ màu sắc trước cổng vào cuối năm 1920. Chỉ chừng đó thôi, cũng khiến du khách “ngẩn ngơ” khi lạc bước đến đây. Những con đường lát gạch có từ thế kỷ 12 chạy hun hút sâu trong lòng phố tạo thành lưới nhền nhện chằng chịt bên trong. Tôi yêu thích cái mạng nhện ấy bởi chúng khiến tôi có một chút run rẩy khi sợ lạc đường, rồi lại mang đến sự phấn khích khi khám phá những cung đường đẹp đến không ngờ trong lòng phố.
Một góc công viên ở thị trấn Sidi Bou Said
Từ
bậc cầu thang dẫn lên những ngôi nhà, những con đường hoa giấy quanh
co, những ô cửa với nhiều kiến trúc khác nhau thể hiện “hồn” của gia
chủ… đều là những bức ảnh tuyệt vời ở mọi góc máy. Thỉnh thoảng đâu đó
vang lên những tiếng xuýt xoa của đoàn du khách Nhật, bởi chẳng biết đặt
góc máy thế nào để hình ảnh có thể ôm trọn cảnh vật nơi đây. Chẳng phải
vì thế, du khách cứ kháo với nhau: Sidi Bou là một trong 20 ngôi làng
cổ trên thế giới còn tồn tại và đẹp như trong truyện cổ tích! Nét đẹp ấy
cũng từng níu kéo bao bước chân của những người con xa xứ trở về lang
thang một mình qua phố, đặt góc máy đâu đó và lòng tự thốt lên rằng:
“Sidi Bou vẫn xinh đẹp như ngày xưa!”, Anh Skander, người Tunisia sống
tại Pháp 15 năm chia sẻ với tôi.Ngôi nhà của những hoạ sĩ
Bầu trời trong xanh như dải lụa vắt ngang quyện với những ô cửa màu xanh. Những quả cam trĩu mọng màu đỏ tươi ven hai bên phố như những đốm lửa hồng sưởi chút ấm áp khi Tunis đang những ngày cuối đông. Sidi Bou ngày nay đã khác, chỉ dành, tầng lớp giàu có sinh sống, người nghèo khó hơn bán nhà ra đi định cư ở khu phố mới cách phố cũ khoảng 10 phút đi bộ. Thời gian cứ lướt đi và trải qua nhiều sự đổi thay giữa cái cũ và mới, người Sidi Bou vẫn ung dung hoài niệm về “phố xưa” khi đến đây hàng ngày tụ tập mua bán đồ lưu niệm hay đến thánh đường Hồi giáo cũ để cầu nguyện trong chốn tâm linh của riêng mình.
Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng của châu Âu cũng tìm đến Sidi Bou thơ mộng để nghỉ dưỡng và tìm ý tưởng vẽ những nẻo đường hoang dã của châu Phi như: Paul Klee, Gustave-Henri Jossot, August Macke, Saro Lo Turco và Louis Moillet. Sự xinh đẹp của Sidi Bou đã khiến nhà triết học nổi tiếng người Pháp Michel Foucault chọn làm quê hương thứ hai của mình khi đến Tunis giảng dạy. Bước chân của những hoạ sĩ nổi tiếng đến đây tạo thành một trào lưu mới về nghệ thuật vẽ tranh, để rồi làn sóng đó tạo dựng nên tên tuổi những hoạ sĩ tài ba của đất nước Tunisia mà hầu hết họ xuất thân từ thành phố Sudi Bou: Yahia Turki, Brahim Dhahak và Ammar Farhat.
Ngôi nhà cổ 200 năm tuổi
Nhà cổ 200 năm tuổiTôi bị mê hoặc bởi những kiến trúc tuyệt đẹp bên trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi được xây dựng từ thế kỷ 18, bởi vị luật sư giàu có: Dar El Annabi. Vẫn theo kiến trúc chủ đạo Islam bằng các hoa văn trên trần nhà, nhưng gia chủ vẫn phả “hồn phố” vào đấy bằng sự phối hợp một cách tinh tế giữa hai màu xanh, trắng cùng với các màu khác. Từ phòng tiếp khách, phòng cầu nguyện, phòng ngủ, phòng ăn… đã tái hiện phần nào những nghi thức, nghi lễ riêng biệt của nam, nữ, cũng như cuộc sống mang một chút hơi thở “huyền bí” của họ. Tôi cứ mải mê, từng bước chân nhẹ nhàng qua những bậc cầu thang màu xanh để ngắm nghía các phòng, rồi bước lên sân thượng hướng mắt xa về biển Địa Trung Hải xanh thẳm đến tận chân trời. Với kiến trúc sân vườn xung quanh theo phong cách vùng Andalusian (Tây Ban Nha), ngôi nhà Dar El Annabi được ví như là một cung điện mùa hè của một tiểu vương nho nhỏ.
Cũng chẳng ai bảo ai khi chiều đến, du khách lại đổ dồn về quán càphê Chargui ngắm hoàng hôn rơi trên biển. Những làn nước xanh màu ngọc bích của Địa Trung Hải vẫn lăn tăn đánh nhẹ vào bờ dưới chân đồi, ly càphê Cappuccino được đánh từ sữa dê có hương thơm và vị “là lạ”, những chiếc bánh tiêu ngào đường nóng hổi hương vị ngọt ngào, thành phố cũng đã lên đèn và để rồi tất cả chìm vào trong làn sương khói mỏng manh của một ngày mùa đông…
Từ nhà ga trung tâm Place de Barcelone, đi bộ khoảng 10 phút để đến ga tàu điện TGM Marine. Từ đây mua vé để đến thị trấn Sidi Bou Said. Thời gian ngồi tàu 30 phút. Có thể ghé Carthage trước sau đó bắt tiếp tàu điện để đến Sidi Bou Said.
Theo Chí Linh (Sài Gòn tiếp thị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét