Tháng 9
5
Pop Ock Tok là một ngôi làng, đồng thời là trung tâm thủ công mỹ nghệ ở Ban Saylom (Lào), nơi những người trẻ tới học nghề dệt truyền thống.
Nằm trên bờ sông Mekong,
chỉ 2 km đi xe Tuk tuk về phía Nam của thành phố Luang Prabang, du khách
sẽ bắt gặp Pop Ock Tok, ngôi làng 700 tuổi. Ở đây, bộ tộc Katu vẫn tiếp
tục duy trì nghề dệt tay lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên, đứng trước
nguy cơ du lịch ngày càng bành trướng và làm mai một, thị trường hóa
nhiều giá trị văn hóa, nghề dệt tay ở Pop Ock Tok cũng đang hoang mang
trước nguy cơ bị thương mại hóa.
Xe chỉ luồn kim
Thiếu nữ Lào bên khung dệt
Kể từ khi mở cửa
du lịch quốc tế vào năm 1989, Lào đã trở thành một đất nước có nền du
lịch khám phá phát triển vượt bậc. Đặc biệt, sự hỗ trợ của các chuyến
bay giá rẻ từ các nước láng giềng châu Á, cũng như dịch vụ phòng ốc giá
cả phải chăng, càng làm tăng lượng khách ghé thăm Lào. Theo thống kê năm
2012, có tới 3,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 200.000 du khách
đến từ Trung Quốc đã ghé thăm đất nước triệu voi, tăng 22% so với năm
2011. Theo dự kiến, lượng khách xuất phát từ Trung Quốc đến Lào sẽ còn
tăng vọt nhờ sự kết nối của tuyến đường sắt nối Trung Quốc - Lào dài
21km, vượt qua 76 đường hầm và 152 cây cầu nối thủ đô Vientiane đến biên
giới Trung Quốc, dự kiến khánh thành vào năm 2015. Sân bay ở Luang
Prabang cũng đã được nâng cấp và mở cửa vào tháng 6 vừa rồi, tạo điều
kiện cho nhiều chuyến bay hạ cánh an toàn.
Hoa văn đậm truyền thống Lào
Vẽ hoa văn lên tấm lụa thô
Tuy nhiên, du lịch lại được dự đoán là
một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng người làm
nghề thủ công, vốn là bản sắc ở Lào. Thời nhà Đường ở Trung Quốc, các
thương gia ở đất nước này đã không tiếc lời ngợi ca sản phẩm lụa tơ tằm
mịn màng của xứ triệu voi. Nhận thức được nghề dệt tay truyền thống là
một kho báu quý giá, người Lào đã có ý thức giữ gìn bí quyết nghề thủ
công của dân tộc. Các nghệ nhân đã âm thầm làm việc, cũng như truyền dạy
kinh nghiệm cho con cháu dệt nên các loại vải có cảnh trí độc đáo, rực
rỡ lấy cảm hứng từ truyền thuyết dân gian.
Cụ già bên sạp lụa
Chợ đêm rực rỡ màu sắc của lụa dệt tay
Những chồng lụa dệt tay đa dạng xếp chồng lên nhau trong một cửa hàng
Những chồng lụa dệt tay đa dạng xếp chồng lên nhau trong một cửa hàng
Ngày nay, các sản phẩm dệt tay ở Lào đã
dần biến đổi về thiết kế và màu sắc để phù hợp với các xu hướng hiện
đại. Các sản phẩm này được bày bán rộng rãi ở các chợ đêm chạy dọc theo
phố cổ Sisavangvong tới Bảo tàng Cung điện Hoàng gia ở Kitsarat. Đây
cũng là một trong những thị trường thương mại lớn nhất ở Luang Prabang
với nhiều mặt hàng gia dụng và sinh hoạt giá rẻ khác. Cùng với đó, các
mặt hàng dệt tay giả mạo cũng xuất hiện và gây khó khăn cho người muốn
lựa chọn một sản phẩm dệt tay thuần Lào. Để loại bỏ các mặt hàng giả
dạng này, nhiều công ty ở Luang Prabang đã tạo dựng các thương hiệu
riêng, trưng bày và bán các sản phẩm dệt tay nhằm bảo tồn nghề truyền
thống của dân tộc.
Phơi lụa thô vừa mới nhuộm xong
Những tấm lụa được phơi nắng ở công đoạn cuối cùng
Một sản phẩm của Passa Paa
Lụa dệt tay truyền thống của Lào được ứng dụng trên một mẫu túi xách phương Tây
Cùng có niềm đam mê với các sản phẩm
lụa dệt tay của Lào, ba người bạn, trong đó Veomanee Douangdala (Người
Lào) và Heather Smith, Joanna Smith (Người Anh) đã thành lập nên Passa
Paa, một công ty chuyên thiết kế các mẫu sản phẩm dệt tay mang cảm hứng
dân tộc. Các sản phẩm nổi tiếng nhất của Passa Paa là khăn quàng cổ và
túi xách, vừa đậm nét truyền thống của hoa văn lụa dệt tay của Lào, vừa
mang phong vị hiện đại được nhiều người phương Tây ưa chuộng.
Những ai yêu mến vẻ đẹp của sản phẩm
lụa dệt tay có cơ hội đến Luang Prabang cũng không thể không ghé thăm
Fabric Gallery, triển lãm về quy trình sản xuất các mặt hàng dệt may từ
khắp nơi trên đất nước Lào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét