|
Những con mắt của ánh sáng. |
|
Thành cổ tại Mrauk U, Myanmar: Được phát hiện lại trong thế kỷ này, vương triều bí ẩn Mrauk U có hơn 700 ngôi chùa. Rừng già vẫn bao phủ nhiều công trình. |
|
Những cô gái dân tộc Akha tại khu vực tam giác vàng. |
|
Trái tim Chakra, Bagan, Myanmar. |
|
Mây đen trên bầu trời Bagan. |
|
Những chú tiểu tại lễ hội chùa Ananda, Bagan: Hàng nghìn tu sĩ tại mọi lứa tuổi quy tụ về Bagan một năm một lần để tham dự lễ hội tại chùa Ananda. |
|
Bãi biển Ngwe Saung, Myanmar. |
|
Ban đêm tại Bagan. |
|
Bình minh màu tím tại Aung Ban. |
|
Con đường độc nhất cao 100 m-dẫn vào ngôi chùa Shwedagon ở Yangon, Myanmar. |
|
Tượng Phật ở miền Đông Bago. |
|
Nhà sư cũng thích đá bóng. |
|
Nhảy sông. |
|
Bức ảnh đoạt giải thưởng chụp bằng iPhone đăng trên Instagram - Bagan. |
|
Trẻ em là trẻ em - Yangon. |
|
Một chú tiểu. |
|
Người đánh cá trên sông Inle. |
|
Chùa Shwedagon nhìn từ trung tâm thương mại Yagon. |
Myanmar - Vẻ đẹp không thể chạm vào
(Tin Nóng) Có người bảo rằng, vẻ đẹp của Myanmar tuyệt
đến mức không ai có thể đánh cắp và cũng không thể chạm vào. Những ngọn
đồi, núi, tháp, chùa… cùng tồn tại trong sự hài hòa, cân đối ở khu rừng
nhiệt đới với nắng đẹp và ấm áp.
Không những thế, Myanmar còn là một đất nước có bề dày lịch sử và văn
hóa, nhiều thứ được duy trì, không hề bị mất đi bởi cuộc sống hiện đại.
Đặc biệt, những ngôi chùa độc đáo và lối sống có một không hai của người dân Intha, một dân tộc của Myanmar làm tôi nhớ mãi…
Những ngôi chùa độc đáo
Shwedagon là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất. Dù từ Việt Nam, đã được
anh hướng dẫn viên giới thiệu đôi nét nhưng khi đứng đối diện trước
chùa, tôi và những người bạn vẫn không khỏi ngỡ ngàng.
Chùa có độ cao đến 98 m, bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh tòa
tháp trung tâm. Trong đó, 72 ngôi chùa nhỏ bằng đá có thờ tượng Phật bên
trong. Từng tượng Phật đều được tạc với hình dáng thanh thoát tuyệt mỹ,
từng vòm mái chùa cong vút được chạm khắc tinh xảo.
Tầng dưới chùa được dát 8.688 lá vàng. Tầng trên được dát 13.153 lá
vàng. Trên tháp có gắn 5.488 viên kim cương, 2.317 viên đá ruby, saphire
và các loại đá quý khác với nhiều kích cỡ, có 1.065 chuông vàng, đặc
biệt trên đỉnh có gắn một viên kim cương 76 carat. Tổng số vàng dát trên
ngôi chùa được ước tính khoảng 60 tấn nên người dân nơi đây vô cùng tự
hào và bảo rằng: vàng của nó phát sáng đến mức có thể nhìn thấy toàn
thành phố Yangon.
Người dân nơi đây cũng như du khách thường đến thắp nhang vào lúc xế
chiều, sau đó ngắm chùa đến tận tối. Việc làm cuối cùng của họ trước khi
ra về là cùng những người giữ chùa thắp nến quanh chùa để cầu an. Họ
tin tưởng tuyệt đối vào sự linh thiêng của chùa, bởi nơi đây còn lưu giữ
8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca.
Nhiều thế kỷ qua, người dân Myanmar thường tìm kiếm sự bình an cho
gia đình bằng cách hiến dâng vàng và trang sức lên chùa. Nhiều người
thích mua vàng lá thật mỏng rồi trực tiếp dán lên tượng Phật. Ở chùa
Mahamuni Paya, sau thời gian dài nhận vàng lá từ người dân và du khách
dán lên, vàng lá đã dầy đến mức gây mất hình dáng rõ rệt ban đầu của
tượng Phật.
Mỗi ngôi chùa đều chứa vẻ độc đáo và bí ẩn riêng nên du khách luôn
mang một tâm trạng háo hức khám phá dù hành trình tham quan có nhiều
chùa liên tiếp.
Đến với chùa Kuthodaw, du khách sẽ được khám phá cuốn kinh Phật được tạo thành trên 729 phiến cẩm thạch.
Còn đến với chùa Golden Rock (Đá Vàng), sẽ phải mất nhiều thời gian,
du khách mới xóa được cảm giác ngạc nhiên trước sự tồn tại đã hơn 2.500
năm của một ngôi chùa bằng đá dát vàng nằm trên tảng đá hàng trăm tấn
cũng được dát vàng. Ngôi chùa đứng chênh vênh trên vách núi có độ cao
hơn 1.700 m so với mực nước biển.
Tương truyền, trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã đi qua đây. Giác
ngộ được tư tưởng của Đức Phật, một vị tu sĩ đã chuyên tâm tu luyện Phật
pháp. Với sức mạnh của mình cùng sự tiếp sức của Phật, vị cao tăng này
đã chuyển khối đá nặng hàng trăm tấn từ dưới biển lên vách đá rồi xây
trên đó một ngôi kim bảo tháp. Đó chính là Golden Rock ngày nay.
Nếu mới nhìn qua, tôi cũng như những du khách lần đầu tiên đặt chân
đến đều nghĩ rằng tảng đá với ngôi chùa này có thể đổ sụp bất cứ lúc
nào…
Lối sống có một không hai
Kiếm sống trên hồ Inle
|
Đó là lối sống của người Intha, một dân tộc của Myanmar. Mọi hoạt động của họ đều diễn ra trên hồ Inle.
Người ta xây nhà sàn, đánh bắt cá và trồng rau quả trên hồ rồi mang đến các phiên chợ nổi trao đổi hàng hóa.
Hàng hàng lớp lớp vườn rau, quả say trái bềnh bồng trên mặt nước
khiến du khách không khỏi thán phục sự sáng tạo vườn nổi trên hồ của họ.
Vườn nổi được tạo bằng cách lấy rễ lục bình đan lại tạo thành lớp
đáy. Lớp kế tiếp là tảo biển đan với nhau. Và trên cùng là lớp đất được
người dân cần cù mang từ trên bờ xuống đổ lên. Sau đó, họ dùng hàng
nghìn đến hàng chục nghìn cọc tre giữ chặt khu vườn trên hồ để không bị
trôi đi. Dù dưới nước nhưng từng luống rau luôn được xếp thẳng tắp, và
giữa các luống là một khoảng cách đủ cho chiếc xuồng con đi vào chăm sóc
và thu hoạch.
Vườn giữa hồ Inle
|
Phù sa của hồ là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi sống rau quả. Họ
không dùng đến phân hóa học hay thuốc trừ sâu, cho nên những trái cà
chua chín mọng tuy nhỏ nhưng có vị ngọt đậm đà, tự nhiên.
Người Intha còn nổi tiếng với cách chèo thuyền độc đáo là đứng một
chân, chân còn lại dùng đẩy nước, hai tay quăng chài hoặc tháo lưới cá.
Chứng kiến họ làm, bạn mới thấy họ tài tình đến mức độ nào. Dù đứng trên
xuồng con luôn nhấp nhô sóng nước nhưng họ vẫn giữ được thăng bằng trên
một chân, trong khi chân còn lại và hai tay luôn thoăn thoắt làm việc.
Một chân trên thuyền, chân còn lại đẩy nước, hai tay quăng lưới cá...
|
Người Intha còn có nghề dệt lụa tơ tằm nhiều màu sắc. Đặc biệt, họ
sản xuất một loại vải dệt bằng sợi kéo từ thân của cây sen, có lẽ là
nguyên liệu dệt vải độc nhất vô nhị trên thế giới.
Phải mất 8.000 cọng sen mới dệt ra được tấm vải rộng 0,6 m, dài 2 m.
Nhiều du khách đã không tiếc tiền mua một tấm khăn trải bàn nhỏ được dệt
từ tơ sen với giá 200 USD về làm kỷ niệm.
Phải mất 8.000 cọng sen mới dệt ra được tấm vải rộng 0,6 m, dài 2 m
|
Ngoài ra, nghề làm đồ rèn như dao, đao, búa, kiếm… vẫn còn tồn tại ở
các làng trên hồ Inle. Nghề làm thuốc lá thủ công xuất hiện cách đây hơn
100 năm vẫn còn tồn tại đến ngày nay, thậm chí là nguồn thu nhập chính
của nhiều gia đình. Cách làm là dùng lá cây thuốc lá không non cũng
không quá già quấn cây thuốc lá đã được băm nhuyễn phơi khô. Đầu điếu
thuốc được quấn bằng vỏ bắp. Các nam du khách biết hút thuốc đều không
bỏ qua cơ hội thưởng thức. Họ đều gật gù và nhận xét: dù mộc mạc nhưng
rất đậm đà...
Ở Myanmar, thời tiết mát mẻ, dễ chịu nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ từ 21-28oC.
Thời tiết oi bức khó chịu nhất là từ tháng 3 đến tháng 4, nhiệt độ khoảng 45oC. Du khách nên tránh tham quan vào dịp này.
|
Bài và ảnh: Cẩm Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét