STDLO - Chắc hẳn bạn có nghe đến những cái tên của các cây cầu cổ điển đẹp nhất thế giới. Đã bao giờ bạn tìm kiếm cái gì khác ngoài những cái tên đó chưa? Thực tế là mỗi sự vật đều ẩn chứa những câu chuyện thú vị của riêng nó. Và mỗi cây cầu cũng vậy, đó không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một kỳ công tuyệt diệu của ngành công nghiệp.
Cầu Kissing
Cầu Kissing – cầu mái che ở Đông Montrose, bắc qua sông Grand, Ontatio, Canada
Bạn đã bao giờ nghe đến từ Covered Bridges chưa? – đó là những cây cầu mái che; lưu thông một làn đường, được đóng mái che phủ và vách gỗ kín hai bên hông cầu. Những hình ảnh cây cầu mái che này bắt đầu nổi tiếng là khi chúng xuất hiện trong bộ phim The Bridges of Madison County của Clint Eastwood được công chiếu vào năm 1995.
Cầu che Pisgah ở Nam hạt Randolph, thuộc bắc Carolina. Bị bão cuốn đi trong năm 2003, nhưng sau đó cây cầu được xây lại với 90% nguyên vật liệu. Hiện nay, đây là một trong hai cây cầu lịch sử còn sót lại của bang này
Trước đó, người dân khắp Châu Âu và đặc biệt là Bắc Mỹ luôn tự hào về hàng trăm cây cầu như thế này được xây dựng trong thị trấn của họ. Người ta gọi chúng bằng những cái tên trìu mến “ kissing love” hay “ tunnels of love”.
Cầu mái che Beeson
Trước đó, người dân khắp Châu Âu và đặc biệt là Bắc Mỹ luôn tự hào về hàng trăm cây cầu như thế này được xây dựng trong thị trấn của họ. Người ta gọi chúng bằng những cái tên trìu mến “ kissing love” hay “ tunnels of love”.
Cầu mái che Beeson
Cầu có mái che là cây cầu nối hai bờ kênh hoặc sông ngòi, phía trên có lợp mái. Hầu hết các cây cầu có mái che được xây dựng bằng gỗ, một số những cái mới hơn là bê tông hoặc kim loại với hai mặt kính. Chủ yếu được xây dựng vào thế kỷ XVIV và đầu thế kỷ XX. Cây cầu có mái che thường phục vụ như điểm mốc nổi bật của địa phương và từ lâu đã thu hút sự chú ý của những người bảo tồn lịch sử.
Cầu Catlin, Hoa Kỳ
Cầu Catlin, Hoa Kỳ
Cuối thế kỷ XVIV, gỗ nơi đây rất rẻ và nhiều, nên điều đó là tự nhiên khi chúng được làm bằng gỗ. Nhưng tại sao lại đóng mái cho chúng? – Thật đơn giản, đây vốn là nơi hò hẹn của các đôi tình nhân và cũng bởi nếu có vách gỗ che chắn khỏi các yếu tố phá hoại thì các thanh xà cầu sẽ có tuổi thọ lâu hơn.
Cầu Bowsher Ford
Cầu Bowsher Ford
Ban đầu, mái che được xây dựng chỉ với mục đích bảo vệ các kết cấu bằng gỗ của cầu khỏi các tác hại của thời tiết. Ví dụ như một cây cầu được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mà không có bất kỳ lớp phủ bảo vệ, tuổi thọ chỉ có thể là khoảng 10 – 15 năm. Người ta đã thấy rằng, nếu được bảo vệ tuổi thọ cây cầu có thể kéo dài 70 hoặc thậm chí 80 năm.
Cầu Barkhurst Mill
Cầu Barkhurst Mill
Hiện tại cây cầu được đổi mới bằng cách sử dụng móng bê tông và vì kèo thép để giữ trọng lượng bổ sung và thay thế các loại gỗ hỗ trợ ban đầu.
Cầu Conley, Indiana
Cầu Conley, Indiana
Những cây cầu đầu tiên thường được làm bằng gỗ, đặc biệt là ở những nơi có nguồn tài nguyên gỗ phong phú. Cầu gỗ có xu hướng xấu đi nhanh chóng khi tiếp xúc với các yếu tố thời tiết nếu không có mái che.
Cầu Cox Ford
Cầu Cox Ford bắt qua sông Sugar Creek phía Đông Bắc
Hiện nay, với sự sẵn có của thép và bêtông, vật liệu xây dựng hiện đại khác; những cây cầu có mái che hiện đại được xây dựng hoặc cho sự tiện lợi của người sử dụng hoặc đó là một phong cách thiết kế, chứ không phải là để bảo vệ cấu trúc của cây cầu nữa.
Hình ảnh cây cầu này rất quen thuộc trong một trò chơi Fram ( nông trại)
với cấu trúc biến tấu nhô lên nhìn lạ mắt; được xây dựng vào năm 1865 ở phía Tây của Baltimore
Ngoài mục đích giao thông, cây cầu còn là công trình kiến trúc công cộng phục vụ cho việc nghỉ ngơi ( đôi khi còn kết hợp với hàng quán) hoặc là một bộ phận của tổng thể kiến trúc cảnh quan. Đôi khi cầu quy mô lớn gắn liền với một công trình tôn giáo – tín ngưỡng cũng có nơi xây thêm miếu thờ, đặt bia đá và có nhà bia ở một bên đầu cầu, hợp thành một tổng thể kiến trúc.
Cầu Helmick được xây dựng vào năm 1863 và được tu sửa lại
vào năm 1995, nó nằm ở phía Tây Bắc của Blissfield
Cầu Bridgeton
Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân: bị cháy, bị trộm gỗ hoặc sự thờ ơ của con người mà hầu hết các chiếc cầu mái che ở Mỹ và Canada gần như biến mất.
Bạn đang xem bản tin Những cây cầu cổ điển
từ Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – www.sotaydulich.com
Nguồn: www.sotaydulich.com - Thanh Xuân
Ảnh: Sưu tầm từ internet
từ Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – www.sotaydulich.com
Nguồn: www.sotaydulich.com - Thanh Xuân
Ảnh: Sưu tầm từ internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét