Nhật Bản là đất nước phương Đông có nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Onbashira là một trong những lễ hội lớn và độc đáo nhất mang nét đặc trưng riêng của đất nước mặt trời mọc.
Mỗi lần tổ chức, lễ hội Onbashira thu hút hàng tới vài chục nghìn người tham gia.
Lễ hội Onbashira được tổ chức 6 năm một lần vào năm Dần và năm Thân ở khu vực hồ Suwa thuộc tỉnh Nagano trên đảo Honsu của Nhật Bản trong suốt hơn 1.200 năm qua với mục đích làm mới một cách tượng trưng ngôi đền Suwa Taisha.
Onbashira được coi tài sản văn hóa phi vật thể quý giá của tỉnh Nagano. Đây là một sự kiện đặc biệt trọng đại trong đời sống cộng đồng người dân bản xứ . Lễ hội Onbashira được các đệ tử của ngôi đền Suwa Taisha, gồm hầu hết người dân ở Suwa đứng ra tổ chức.
Với lịch sử chiều dày hơn 1.200 năm, Onbashira là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của người dân Nagano.
Đền Suwa Taisha có bốn tòa nhà chính. Mỗi tòa nhà chính của đền cần bốn cột trụ ở bốn góc, vì vậy cần phải dựng tổng số mười sáu cột trụ. Để chuẩn bị tổ chức lễ hội, người ta chọn cắt những cây gỗ lớn trong rừng để làm cột trụ mới trong không gian linh thiêng của ngôi đền, các cây gỗ này được gọi là onbashira.
Những cây gỗ lớn nhất sẽ được đưa từ rừng về làm cột trụ trong ngôi đền Suwa Taisha.
Lễ hội Onbashira kéo dài trong khoảng gần 2 tháng từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Theo truyền thống Onbashira bao gồm 2 nghi lễ chính là: Yamadashi và Satobiki. Yamadashi bao gồm nghi lễ khai mạc, đốn gỗ trên núi và kéo thân gỗ xuống sườn dốc xuống, kéo cây vào thành phố. Satobiki là nghi lễ dựng cây cột trụ trong ngôi đền.
Lễ Yamadashi thường được tổ chức vào đầu tháng 4 bao gồm các hoạt động sôi nổi trong lễ khai mạc và đốn gỗ theo hình thức Thần Đạo, sau đó là quá trình vận chuyển những thân gỗ này xuống núi và đưa về thành phố. Người ta chọn trong rừng mười sáu thân gỗ lớn nhất tới lễ hội làm cột trụ cho ngôi đền, có cây lớn bán kính tới 1m, nặng khoảng 12 tấn và dài gần 16m.
Những cây gỗ khổng lồ được đốn hạ từ núi Okoya đưa về đền Suwa Taisha.
Trong 3 ngày liền, người ta bắt đầu kéo các cây gỗ sẽ được sử dụng làm cột trụ từ khu vực khu vực tập kết dưới chân núi Okoya vào thành phố. Toàn bộ quá trình này diễn ra, hàng ngàn người dân đứng ở hai bên đường thích thú và hồi hộp quan sát, từ lúc đoàn hành lễ điều khiển cây gỗ nặng trườn qua những hẻm núi ngoằn ngoèo, uốn khúc, đến công đoạn cho gây gỗ trượt thẳng xuống triền núi.
Quá trình vận chuyển những thân gỗ khổng lồ hoàn toàn dùng sức người và trải qua những đoạn đường khó khăn, nguy hiểm.
Hàng trăm người tham gia trong trang phục truyền thống, ngồi trên những thân gỗ lớn và trượt thẳng xuống sườn dốc mà không có bất kỳ bảo hiểm nào. Đây chính là đỉnh cao của lễ hội, một những cảnh tượng vô cùng thú vị, ngoạn mục, mạo hiểm nhưng lại thu hút người tham gia đông đảo nhất .
Hình ảnh ấn tượng nhất lễ hội là cảnh hàng trăm người ngồi trên những thân gỗ lớn lao thẳng suống triền núi dốc.
Tất cả các thành viên tham gia đều tỏ rõ lòng dũng cảm và tinh thần những võ sĩ đạo vốn là truyền thống của đất nước Nhật Bản. Trong cuộc đua, không ít chặng, người tham gia phải vượt qua những dốc thẳng đứng, đối mặt với nguy hiểm về tính mạng. Tuy nhiên, tất cả không làm nao núng tinh thần của mỗi người tham gia bởi họ tin vào sự che chở của thần linh.
Lòng dũng cảm, tinh thần võ sĩ đạo và niềm tin vào sự che chở của thần linh đã giúp những người tham gia hoàn thành nhiệm vụ thử thách.
Sau khi trượt hết sườn dốc, người tham gia phải điều khiển những thân gỗ lớn vượt qua một con sông lạnh giá để đến khu điện thờ. Phải mất 3 ngày để di chuyển những cây gỗ lớn trên đoạn đường dài tổng cộng 10km để đến được ngôi đền. Trên đường, những người vận chuyển gỗ vừa đi vừa hát vang những khúc ca truyền thống đầy khí phách.
Những cây gỗ khổng lồ được những người tham gia diễu hành đưa qua một con sông lạnh giá mới tới được khu điện thờ.
Những thân gỗ sẽ được “nghỉ ngơi” khoảng một tháng trước khi lễ Satobiki bắt đầu vào đầu tháng 5. Lễ Satobiki bao gồm việc vót và dựng những cột gỗ mới trong ngôi đền. Vào thời điểm chính hội, các cột trụ onbashira được đưa đến các tòa nhà đền thờ và dựng lên trong lễ Tate Onbashira.
Các cột trụ onbashira được vót nhọn và đưa đến trước đền thờ.
Khi tiến gần đến ngôi đền, họ dựng thân gỗ thẳng đứng trên mặt đất và đưa vào làm bốn cột trụ của ngôi đền. Hai sợi dây thừng lớn được quấn quanh mỗi cột trụ Onbashira và kéo lên theo phương thẳng đứng. Trai tráng kéo dây để onbashira nâng dần lên khoảng 16 mét so với mặt đất một cách rất kỳ công.
Cuối cùng, các onbashira được những chàng trai khỏe mạnh nhất dựng đứng lên là cột trụ mới.
Người ta tin rằng ngôi đền đã được xây mới lại về mặt tâm linh. Và lễ Tate Onbashira đã khép lại lễ hội Onbashira sau một khoảng thời gian dài chuẩn bị kỹ càng cho đến khi hành lễ.
Theo Duy Trung (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét