Đây là một công viên với hệ sinh thái tự nhiên thuần túy, không có cơ sở du lịch bên trong nhưng lại có giá vé cực kỳ đắt.
Công viên núi lửa Rwanda không thuộc sở hữu địa lý của Rwanda, nằm ở ngã 3 giữa Uganda và cộng hòa dân chủ Congo. Sau thế chiến II, công viên núi lửa được chia thành 3 nơi: công viên Virunga Congo, công viên quốc gia Gorilla Uganda và công viên núi lửa Rwanda.
Trên thực tế, có 5 ngọn núi lửa trong dãy núi Virunga, nhưng Rwanda gần như không có núi lửa và động đất hoạt động, khu vực này là một rừng mưa nhiệt đới. Trong vài trăm năm qua, công viên núi lửa có diện tích 160 km2 hầu như không có thiên tai và có rất ít đám cháy xảy ra. Do đó, nó được biết đến như một thiên đường để động vật phát triển.
Các công viên núi lửa ban đầu cũng bị thiệt hại nặng nề như nạn chặt phá khai thác rừng, nạn săn bắn trộm...Trong thế kỷ trước, giáo sư Raul, người đã đóng góp nổi bật cho việc nghiên cứu về sự tiên hóa của các loài gây ra bởi sự thay đổi lớp địa chất, cùng với nhà động học người Mỹ Sophie đã không rời khỏi công viên này suốt nhiều năm, họ phát hiện ra có 20 loài động vật quý hiếm bậc nhất ở đây.
Nhưng điều thực sự khiến công viên Rwanda nổi tiếng không phải là núi lửa và hàng ngàn loài động vật, thực vật, mà là giáo sư Fossey, người đã dành cả đời để nghiên cứu khỉ đột núi hoang dã. Ở tuổi 33, ông đã làm một nghiên cứu cuối cùng là thiết lập mối quan hệ thân thiện với hàng trăm con khỉ đột duy nhất còn sót lại.
Liên hợp quốc đã kêu gọi cơ quan bảo vệ động vật quốc tế và liên minh châu Âu, và nhiều tổ chức khác thành lập trung tâm nghiên cứu Gorilla Park Volcano. Họ hy vọng những tình nguyện viên có thể tham gia bảo vệ khỉ đột và ngăn chặn chúng bị tuyệt chủng.
Công viên này đã buộc phải đóng cửa trong 7 năm do chiến tranh. Việc giết người bừa bãi đã khiến cho khỉ đột cảnh giác với con người và tránh xa đám đông. Theo lời khuyên của Liên Hợp Quốc và các tổ chức lớn, công viên núi lửa Rwanda cuối cùng đã mở cửa trở lại nhưng bán với mức giá 1500 USD (khoảng 34 triệu VNĐ), đồng thời chỉ chấp nhận 80 người được phép vào tham quan mỗi ngày.
Để bảo vệ khỉ đột, công viên núi lửa không chỉ không xây dựng bất kỳ tour du lịch hay đường cao tốc, khách sạn và các cơ sở khác, mà còn không có bất kỳ sự phục vụ nào bên trong. Nói cách khác, du khách phải bỏ ra số tiền lên tới 34 triệu và đăng ký trong danh sách chờ đợi khoảng nửa năm để có thể vào được bên trong. Khi vào trong công viên, mọi hoạt động có nguy cơ phá hủy thảm thực vật như việc tạo lửa nấu ăn đều bị cấm hoàn toàn.
Theo Phan Hằng (Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét