Bạn có thể cho rằng mình biết khá nhiều về thắng cảnh du lịch nổi tiếng này. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ quái trong lịch sử của nó.
1. Tòa tháp Eiffel được xây trong hai năm, hai tháng và năm ngày – một kỷ lục vào những năm cuối 1880s. Nó chính thức hoàn thành vào tháng Ba năm 1889.
2. Kỹ sư tài năng Gustave Eiffel đã xây dựng tháp Eiffel để kỷ năm 100 năm cách mạng Pháp. Khi khởi công xây dựng, người ta chỉ cho phép tháp tồn tại trong 20 năm.
3. Tháp không phải lúc nào cũng có màu nâu. Năm 1889, nó được sơn màu vàng và từ năm 1954 đến 1961, tháp có màu nâu đỏ.
4. Vào cuối những năm 1920s và đầu 1930s, tháp Eiffel đã từng là có vai trò như một bảng quảng cáo: ba mặt của nó được treo biển quảng cáo của hãng Citroën automobiles. Đó là hãng duy nhất sử dụng tòa tháp này để quảng cáo.
5. Người Pháp đã từng rất ghét nó. Một số kiến trúc sư cao cấp nghệ sĩ đã ký một đơn kiến nghị phản đối tháp trong quá trình xây dựng. Họ gọi tháp là "vô dụng" và "quái vật" và cho rằng nó sẽ làm “mất danh giá” của thành phố Paris.
6. Tháp Eiffel đóng một vai trong thế chiến thứ Nhất, trong trận chiến Marne năm 1914. Tín hiệu được đưa ra từ đỉnh tháp, chỉ huy quân đội Pháp trên chiến trường.
7. Vào năm 1889, một tờ báo của Pháp, Le Figaro, đã thực hiện một ấn phẩm trên tầng hai của tháp Eiffel.
8. Tháp Eiffel cũng bị co lại. Vào mùa đông, người ta đo được tháp có ngắn hơn từ 10 đến 20cm.
9. Tháp chào đón khoảng 7 triệu lượng du khách mỗi năm. Đó là tượng đài du lịch mất phí được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Tòa nhà Empire State của Mỹ chỉ thu hút khoảng 3,5 triệu du khách mỗi năm.
10. Mỗi đêm, mỗi giờ, tháp được bao phủ bởi ánh đèn vàng lấp lánh trong 5 phút trong khi tháp vẫn sáng rực đèn. Nơi tốt nhất để xem “màn trình diễn” ánh sáng này là từ Place du Trocadero.
11. Khi kiến trúc sư Gustave Eiffel thiết kế tháp, ông đã thiết kế thêm một căn hộ bí mật cho mình ở phía đỉnh tháp. Không ai có thể vào đây trừ ông. Nhiều công dân Paris thường xuyên đề nghị trả một món tiền lớn để ở một đêm trên căn hộ penthouse duy nhất của thành phố, nhưng Gustave luôn từ chối.
(Theo Dân trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét