(Emdep.vn) - Vùng đất Ấn Độ được nhiều người yêu thích, Leh, Ladakh trong bộ phim “3 chàng ngốc” trở nên dễ dàng chinh phục hơn nhờ chia sẻ của một facebooker ham mê du lịch.
Leh, Ladakh ở Ấn Độ nổi tiếng với những con đèo hùng vĩ cùng thiên nhiên tráng lệ. Chuyến đi tới vùng đất được nhiều người biết đến trong bộ phim nổi tiếng “3 chàng ngốc” trở nên dễ dàng hơn sau khi chị Thanh Thuy Vu chia sẻ tận tình “đường đi nước bước” trong hành trình 14 ngày khám phá vùng đất này.
1. Thời gian đi
Mùa cao điểm du lịch ở đây bắt đầu từ tháng cuối tháng 6 tới cuối tháng 8 khi tuyết đã tan, các con đường về cơ bản đã được dọn dẹp tuyết nên đi lại thuận tiện.
Tuy nhiên thời gian đẹp nhất để đến Ladakh là từ tháng 9 tới tháng 10. Đây là mùa thu nên lá đổ vàng khắp Ladakh và vùng lân cận.
Nếu sắp xếp được, bạn nên chọn đi từ cuối tháng 7 tới giữa tháng 9. Vì sau đó thời tiết rất thất thường, có thể mưa gió bão và tuyết, sẽ không thuận lợi cho hành trình.
2. Xin visa
Visa Ấn độ không quá khó xin và bạn có thể tự mình trải nghiệm thủ tục này bằng cách điền đầy đủ thông tin trong form có sẵn rồi nộp online qua mạng, in đơn xin thị thực đi Ấn online này ra và mang tới đại sứ quán nộp.
Giấy tờ làm visa đi du lịch Ấn Độ gồm có:
+ 02 ảnh chân dung mới nhất theo kích thước 4×4 có nền trắng, đầu nhìn thẳng, không đeo kính.
+ Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng, vẫn còn 2 trang trống trở lên và hộ chiếu photo.
+ Bản gốc và bản photo công chứng sổ hộ khẩu.
+ Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng, vẫn còn 2 trang trống trở lên và hộ chiếu photo.
+ Bản gốc và bản photo công chứng sổ hộ khẩu.
Lệ phí làm visa du lịch khoảng 43 USD trở lên. Bạn sẽ phải nộp bằng tiền mặt và nhất định là tiền USD.
3. Vé máy bay – chặng bay
Bạn có thể chọn hãng bay JetAirways có đường bay thẳng Bangkok - Leh, Ladakh. Giá vé tầm 500$. Muốn có vé giá rẻ hơn, bạn nên canh và đặt vé trước tầm 3-6 tháng.
Leh, Ladakh được mệnh danh là vùng đất của những con đèo.
4.Protect Area Permit
Tới Ladakh phải xin permit này nếu muốn đi những đi những điểm nổi tiếng như hồ Pangong, hồ Tso Moriri, thung lũng Nubra. Permit này có giá trị trong vòng 7 ngày. Nếu hành trình của bạn hơn 7 ngày, bạn cần phải sắp xếp thời gian để quay lại Leh để xin permit cho những ngày tiếp theo. Tại sao lại cần permit? Vì trên hành trình có nhiều điểm kiểm tra, họ yêu cầu bạn dừng lại kiểm tra xem bạn có permit không mới cho bạn đi tiếp.
5.Thuê nhà trọ
Bạn có thể sử dụng website booking.com để đặt phòng ở Leh, Ladakh. "Hành trình của mình là hai tuần, nhưng mình chỉ book trước cho hai ngày khi mới tới Leh, Ladakh, sau đó bọn mình lang thang tìm được nhà trọ khác giá rẻ hơn. Còn khi đi tới những điểm khác xa hơn thì tới nơi mới tìm tiếp, rất sẵn phòng trọ, homestay nên bạn cũng không nhất thiết phải đặt trước", chị Thanh Thuy Vu cho biết.
6.Ăn uống
Đồ ăn ở đây đa phần là đồ ăn Ấn và ăn chay, rất khó ăn. Ở trung tâm Leh, Ladakh cũng có nhà hàng có đồ cho khách du lịch, có thịt, nhưng không đủ cho nhu cầu thèm rau với thèm thịt của bạn.
Do đó bạn nên chủ động mang theo mang theo cơm cháy, mỳ tôm, chà bông, gia vị, xúc xích, thịt hộp…
7.Đi lại
Có hai lựa chọn cho bạn là thuê xe máy đi hoặc thuê taxi đi. Giá thuê xe máy hay taxi đều có giá chung cho mỗi năm nên bạn không lo chuyện phải trả giá.
8.Đồ chuẩn bị
Quần áo: Nếu đi vào tầm tháng 7 tới giữa tháng 9 nên mang một áo khoác thật ấm, hai đến ba áo khoảng mỏng hơn và tầm ba bốn áo giữ nhiệt. Đó là quần áo cho những ngày đi qua đèo và tới hồ Pangong hay Tso Moriri. Ngoài ra cần có găng tay, mũ giữ ấm tai, khăn thật ấm.
Thuốc: Ngoài những thuốc cơ bản tùy theo nhu cầu của bạn, thuốc bạn cần nhất là thuốc chống sốc độ cao.
9.Các điểm nên đến
Các điểm đến được nhân vật gợi ý gồm Leh , Hunder (Nubra valley), Turtuk village, Diskit, Pangong Tso Lake, Tso Moriri, Tso Kar và Lamayuru. Bạn có thể xem bản đồ và lên trước cho mình một lịch trình hợp lý và tiết kiệm thời gian cũng như sức lực.
Moon
Ladakh, thường được mệnh danh là một 'Tiểu Tây Tạng', nằm ở phía tây bắc Ấn Độ, nép mình giữa các dãy thần sơn quanh năm tuyết phủ và có một nền tảng văn hóa bản địa đặc sắc khác hẳn với phần còn lại của Ấn Độ.
Ăn như họp hội kín
Cách thủ đô New Delhi chưa tới 2 giờ bay, có thể gọi Leh là thủ phủ du lịch của cả vùng Jammu và Kashmir rộng lớn. Leh tập trung tất cả các đầu mối thông tin cho những lữ khách mong mỏi tìm kiếm một “thiên đường” còn sót lại đâu đó giữa những ngọn núi tuyết hùng vĩ, một vương quốc cổ của các tộc người Ladakhi chỉ còn trong những giai thoại mơ hồ...
Từ Leh, chúng tôi lên kế hoạch cho một chặng bộ hành về lại thành phố Srinagar, thủ đô mùa hè, cùng với hồ Dal, đây thật sự là một viên ngọc của vùng Jammu diễm lệ. Chuyến road-trip này có một đoạn đi dọc theo con sông Ấn huyền thoại, nguồn gốc của nền văn minh Ấn Độ khổng lồ. Đoạn sông Ấn này còn là biên giới tự nhiên giữa nước Ấn và Pakistan. Tuy nhiên, ngày cuối cùng ở Leh, mọi sự đều không như dự kiến ban đầu...
Thị trấn Leh tập trung mọi dịch vụ lưu trú và ăn uống cần thiết cho tất cả các du khách. Gần như tất cả đều bắt đầu khám phá vùng Ladakh từ Leh, tuy nhiên, có một vài ngày trong năm, mọi thứ ở Leh đều phải ngừng hoạt động. Không may, nhóm chúng tôi rơi đúng vào một trong những ngày như thế, ngày mà Nghiệp đoàn Taxi ở Leh quyết định đình công! Nghiệp đoàn Taxi đình công và họ buộc tất cả các dịch vụ nằm trong khu vực Leh phải ngừng hoạt động, nếu không sẽ có đập phá xảy ra.
Chúng tôi đã trải qua một trong những ngày khá kỳ cục, mọi nhà hàng quán ăn phải đóng cửa, không chỉ taxi, xe buýt, mà mọi phương tiện có 4 bánh đều phải tắt máy, chợ búa vắng lặng, các cơ quan thuộc chính phủ tạm ngừng hoạt động (ngoại trừ cảnh sát và lính cứu hỏa, tất nhiên). Hàng trăm du khách bỗng nhiên lâm vào cảnh lang thang khắp mọi con đường chính trong thị trấn, như những chú zombie kỳ dị, chỉ để tìm chỗ nào đó để ăn trưa...
Chúng tôi đã có một trải nghiệm khá buồn cười khi phải dùng bữa trưa trong một... căn hầm, nơi thường dùng làm nhà kho của một nhà hàng Hàn Quốc khá nổi tiếng trong phố trung tâm Leh. Anh chủ nhà hàng cười khổ và ái ngại xin lỗi chúng tôi vì phải lâm vào tình trạng này: ăn mà phải kín đáo như họp hội kín. Chúng tôi cười xòa, không hề chi, một trong những trải nghiệm hiếm có là đây chứ đâu nữa?!
Tuy nhiên, những nụ cười đó tắt vội, khi chúng tôi biết rằng, mọi chuyến xe buýt đi về Srinagar trong ngày hôm đó, và cả ngày hôm sau nữa, đều ngưng hoạt động. Và nếu không có xe buýt về Srinagar kịp, thì chúng tôi sẽ bị lỡ một số chuyến bay sau đó, và cũng không thể mua vé bay thẳng từ Leh về Delhi, nó quá đắt. Vào cuối mùa xuân, một số chuyến bay bị hạn chế đến Leh, vì điều kiện thời tiết không cho phép.
Jigmat, một trong những người dẫn tour và cũng là bạn của chúng tôi đề nghị là phải tìm một cái taxi, thuê riêng để họ đưa về Srinagar ngay trong đêm thì mới mong kịp với lịch trình đã định. Chúng tôi ngậm ngùi đồng ý dù biết rằng phải trả một cái giá rất đắt so với chi phí đi buýt. Đành vậy, nếu không sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hơn nữa.
Đi taxi dọc sông Ấn
Chewon, một cậu tài xế trẻ, loai choai và xem việc lái xe chở khách về Srinagar là một cách chứng tỏ bản thân hơn là để kiếm tiền. Chúng tôi ngồi trên xe nhìn nhau cười như mếu, cậu ta vừa lái xe vừa bật nhạc ầm ĩ, vừa bấm điện thoại nhoay nhoáy và theo chúng tôi đoán thì cậu đang muốn khoe với một nửa thị trấn Leh rằng cậu đang chở một nhóm khách về tận Srinagar, cách đó những hơn 400 km trên đoạn đường đèo dốc hiểm trở vô cùng. Điều băn khoăn là không hiểu nghiệp đoàn của cậu sẽ xử lý thế nào khi biết cậu “xé lẻ” nhỉ?
Tuy nhiên, mọi việc dần ổn hơn, tay lái của Chewon khá chắc chắn khi đã ra khỏi ngoại ô thị trấn Leh, và bắt đầu vào những cung đường tương đối quanh co, vượt qua những con đèo cần nhiều sự tập trung. Hoàng hôn phủ dần xuống một vùng cao nguyên thênh thang. Độ cuối xuân, băng giá vẫn còn phủ trên những đồng cỏ rộng, và xám ngoét một màu chết chóc. Kashmir đẹp, và hoang dã như một thiếu nữ sơn cước mặn mà.
Vùng này chủ yếu được quản lý bởi một hội đồng quân quản, và các lực lượng quân sự đồn trú dày đặc ở đây cũng nói lên được địa thế trọng yếu của khu vực này. Đường chúng tôi băng qua, có đoạn đi sát con sông Ấn huyền thoại, đồng thời cũng giáp với biên giới nước láng giềng Pakistan, nơi có những trạm kiểm soát quân sự rất nghiêm trang.
|
Rồi mọi thứ cũng trôi qua một cách suôn sẻ, đoạn đường còn lại nối Kargil và Srinagar thật sự là quá xứng đáng để bỏ ra trọn một ngày ngồi nhìn núi đồi trôi tuồn tuột qua cửa kính xe hơi. Đèo dốc hiểm trở và những thảo nguyên xám ngoét do sương giá bắt đầu được thay bằng những cánh rừng thông xanh mát, bạt ngàn. Chúng tôi đi ngang những khu lều trại của dân du mục, họ dựng lều tụm lại thành từng nhóm, quây lại chăn nuôi dê hoặc cừu và sẽ di chuyển theo mùa, hoặc dựa vào thời tiết mà dời trại. Từ trên đồi cao, chúng tôi đưa mắt nhìn xuống những thung lũng rộng, nơi tập trung hàng nghìn ngôi lều đủ các màu sắc sáng lên trong ánh nắng nhàn nhạt của buổi sớm mai.
Sinh khí tràn đầy mọi ngõ ngách bằng những làn khói ấm len theo kẽ núi tỏa lên cao, như xua đi những đợt băng giá và đón lấy ngọn gió xuân mơn man theo khắp nẻo các thung khe xanh rì. Cỏ non trải khắp tận chân trời, từng đàn dê cừu chăm chỉ gặm cỏ trên các thảo nguyên đầy hoa dại vừa nở.
Và rồi thành Srinagar cũng hiện ra sau một chặng đường dài mệt nhọc. Hồ Dal rộng mênh mông, làn nước xanh trong vắt, mây xanh vờn phía trên cao. Chúng tôi biết mình đã đến một trong những thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất vùng tây bắc Ấn, nơi tập trung nhiều khu trượt tuyết mùa đông ở những thị trấn ngoại vi Srinagar, nơi mà giới vương tôn quý tộc hay đưa cả nhà về đây nghỉ mát mỗi khi mùa hè nóng nực tràn về trên khắp lục địa Ấn Độ mênh mông.
Phương Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét