Mỗi ngày đều có hàng trăm người đi qua công viên Clapham Common ở phía Nam thủ đô nước Anh, thế nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của hệ thống đường hầm dưới lòng đất ở khu vực này.
Rất ít người biết đến sự tồn tại của đường hầm bên dưới công viên Clapham Common.
Trang mạng Londonist tiết lộ, trong Chiến dịch Phía Tây, chính phủ Anh đã cho xây dựng một hệ thống đường hầm dưới lòng đất làm nơi ẩn náu cho hàng ngàn người Anh khỏi bom đạn của quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch oanh kích Blitz.
Tổ hợp 1,300 đường hầm nằm sâu 30m dưới lòng đất.
Mặc dù mỗi ngày đều có cả trăm người đi qua đường hầm bên dưới công viên Clapham Common ở phía Nam London này, thế nhưng chỉ có rất ít người biết đến sự tồn tại của nó.Được biết, Sở Giao thông London và Bảo tàng Giao thông London đã chính thức mở cửa tổ hợp 1,300 đường hầm nằm sâu 30m dưới lòng đất này cho dân chúng vào tham quan.
Hầm trú được thiết kế dành cho những người không có nơi nào để lánh nạn, 8.000 người có thể lần lượt xuống hầm trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Ban đầu, hầm trú vốn được dự tính đủ cho 12.000 người nhưng vì những bậc thang nhỏ hẹp và nhiều yếu tố khác, sức chứa đã bị các nhà chức trách giảm xuống còn 8.000 người.
Ở đây có nhà bếp, 2 phòng y tế và 8 nhà vệ sinh.
"Đường hầm bí mật" được thiết kế có nhà bếp, 2 phòng y tế và 8 nhà vệ sinh. Tuy vấn đề vệ sinh không quá được chú trọng trong thời kỳ chiến tranh, nhưng mỗi tuần đều có người tới đây dọn dẹp sạch sẽ. Hầu hết các phòng ngủ trong hầm đều được bố trí giường 3 tầng, mục đích là để cho hàng nghìn người có thể nhanh chóng trở về chỗ của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, trong hầm chứa còn có những khu vực chứa đồ, người dân bị mất nhà có thể đem các tài sản còn sót lại tới đặt ở đây.
Hầm trú được thiết kế dành cho những người không có nơi nào để lánh nạn. 8,000 người có thể lần lượt xuống hầm trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Được khởi công xây dựng từ năm 1940, lúc Đức bắt đầu chiến dịch oanh kích và phải mất đến 8 tháng người ta mới hoàn thành công trình được đào hoàn toàn bằng tay này. Theo ghi nhận, đã có 11 công nhân thiệt mạng trong quá trình thi công.Đến năm 1944, căn hầm mới chính thức được đưa vào sử dụng, khi Đức bắt đầu bắn tên lửa V1 và V2 qua eo biển Anh với tần suất 100-150 quả/ngày, khiến 2,700 người thiệt mạng và 6,000 người khác bị thương.
Năm 1948, nơi đây lại mở cửa lần nữa để đón những người nhập cư từ Caribbean và sau đó 3 năm là để đón khách đến Lễ hội Anh, một triển lãm quốc gia được tổ chức tại nhiều thành phố ở Anh vào mùa hè năm 1951.
Đường hầm được thiết kế từ những năm 1920, được coi là phiên bản đầu của hệ thống đường sắt ngầm Crossrail, sâu 40m dưới lòng đất với vốn đầu tư tới 20 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Theo Hà Chi (Báo giao thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét