Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Đến thăm bộ lạc Maasai Mara

(iHay) Từ hàng nghìn năm nay, trên vùng đất Phi châu nói chung và Kenya nói riêng, có nhiều bộ lạc đã cùng chung sống với nhau trên những đồng cỏ savan hay những thảo nguyên mênh mông. Mỗi bộ lạc có một nét văn hóa riêng. Nhưng có thể nói, người Maasai Mara là một trong những bộ lạc có những tập tục và nghi lễ độc đáo nhất. Dù đã đến đây nhiều lần, nhưng tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Phải chăng họ đã lựa chọn đứng bên ngoài nền văn minh của nhân loại làm niềm hạnh phúc của mình?


Đến thăm bộ lạc Maasai Mara - ảnh 1Gia đình một người Maasai Mara đang vui chơi cùng nhau
Nghi thức chào khách ấn tượng
Cho đến bây giờ, những ngôi làng của người Maasai đa phần vẫn nằm ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Phương tiện đi lại chủ yếu và gần như duy nhất của họ là đôi chân. Sống trong môi trường hoang dã cùng rất nhiều loài thú ăn thịt hung dữ, nguy cơ họ bị thú dữ tấn công là khá cao, nên ngoài sự dũng cảm, người Maasai Mara còn có một thể chất vô cùng dẻo dai, khỏe mạnh. Cơ thể họ khá cao to, rắn chắc và linh hoạt. Chỉ với chiếc gậy trong tay, người đàn ông có thể giết chết sư tử.
Đến thăm bộ lạc Maasai Mara - ảnh 2Người Maasai Mara sống cùng thú rừng
Nghi thức chào đón khách của người Maasai Mara khá thú vị. Khi chúng tôi đến thăm, cả đám trai làng ra đứng thành hàng dài cùng nhau hát vang. Sau đó lần lượt từng người sẽ nhún chân nhảy theo chiều thẳng đứng lên trời thật cao để tỏ rõ sự chào mừng khách đến.
Đến thăm bộ lạc Maasai Mara - ảnh 3Người đàn ông Maasai Mara cố nhảy thật cao khi chào đón du khách thể hiện sự mến khách của mình
Trang phục của người Maasai có sắc màu sặc sỡ: màu đỏ tươi, màu vàng nghệ hay các loại sọc ca rô xanh đỏ ngũ sắc được họ ưa chuộng. Có lẽ ngoài yếu tố thẩm mỹ, thì những bộ đồ có màu sắc chói chang này sẽ góp phần giúp xua thú dữ từ xa, vì các loài thú hoang chỉ tấn công người khi chúng giật mình hoặc bị đe dọa hay lúc đói.
Người Maasai Mara là bộ lạc bán du mục. Họ sống chủ yếu trên các đồng cỏ để chăn nuôi gia súc, không có thói quen ăn ngũ cốc. Chỉ một số ít người được đi làm và tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì dần dần mới biết ăn tinh bột. Thức ăn truyền thống chính yếu của họ là thịt bò, cừu hoặc dê, không bao giờ ăn thịt các loài thú hoang dã. Bởi theo quan niệm tín ngưỡng của họ thì thịt các loài thú hoang không đảm bảo tinh khiết và sạch sẽ.
Lâu lâu họ sẽ giết một con bò để lấy thịt. Phần thịt bò sẽ được mang đi nướng hay đem ra phơi khô để dành ăn dần. Ngoài việc lấy thịt, các con bò nuôi còn nhằm để lấy máu. Họ dùng dao rạch lên cổ hay lưng con bò đang còn sống, khi máu chảy ra sẽ hứng lấy một lượng cần thiết.
Để giúp cho vết cắt trên cơ thể con bò mau lành, cũng như giúp cầm máu, người Maasai Mara dùng phân tươi của bò để đắp lên vết cắt. Phần máu tươi sẽ được mang pha với sữa chua tạo thành hỗn hợp màu hồng hồng gọi là A-rồi. Đây là thức uống yêu thích của người Maasai Mara.
Phụ nữ Maasai Mara – những người đáng khâm phục
Người đàn ông Maasai Mara chủ yếu sẽ lo những công việc bên ngoài như chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Còn phụ nữ Maasai Mara thì gánh vác hầu hết trách nhiệm trong gia đình, từ việc chăm sóc nhà cửa, con cái cũng như lo chuyện ăn uống. Thậm chí việc xây cất nhà cũng là do phụ nữ đảm nhận. Tôi đã được tận mắt chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ Maasai làm nhà ở. Các thanh cây nhỏ được dùng dây buộc vào nhau làm khung nhà. Họ dùng tay nhào nặn đống phân bò tươi cho đến khi chúng trở nên thật dẻo và có độ kết dính rồi trét lên làm mái và vách nhà.
Các ngôi nhà của họ khá thấp bé, tăm tối và đặc biệt gần như không có cửa sổ để muỗi khỏi bay vào. Chỉ có một vài cái lỗ tròn tròn nho nhỏ bằng cổ tay em bé dùng để lấy ánh sáng khi cần thiết, còn phần lớn thời gian những lỗ này bị nhét kín.
Một người đàn ông Maasai được phép lấy rất nhiều vợ. Số lượng bao nhiêu vợ sẽ tùy thuộc vào sự giàu có của anh ta, hay nói chính xác nó được tính bằng số bò mà anh ta sở hữu.
Một ngôi làng của người Maasai Mara thường là một gia đình lớn. Họ có những quan hệ huyết thống cùng nhau. Người cha sẽ có vài cô vợ, các cô vợ có vài đứa con, và rồi các cháu chít lần lượt ra đời. Vì thế có khi một ngôi làng có hàng trăm nhân khẩu đó cũng chỉ là vợ hay con cháu của một người đàn ông mà thôi.
Khi cưới vợ, sính lễ mà nhà trai mang cho nhà gái được tính bằng bò. Cô gái nào càng đẹp thì số bò làm lễ cưới càng nhiều, có thể dao động từ vài con đến vài chục hay nhiều hơn thế nữa!
Đến thăm bộ lạc Maasai Mara - ảnh 4Người phụ nữ Maasai Mara đang làm nhà bằng phân bò
Sống trong môi trường khắc nghiệt, người phụ nữ phải gánh vác khá nhiều công việc trong gia đình. Cho nên quan niệm về cái đẹp của họ cũng hoàn toàn khác biệt. Tiêu chí quan trọng để đánh giá cái đẹp của một người phụ nữ Maasai Mara là phải thật khỏe mạnh và siêng năng, phải thật đảm đang việc nhà, ngoài làn da đen bóng và cơ thể thon gọn săn chắc.
Để tôn vinh thêm nhan sắc, những người phụ nữ Maasai Mara cũng có tập tục xỏ lỗ tai. Họ có thể đeo nhiều hoa tai với những chiếc bông tai khá to. Tuy nhiên, việc xỏ lỗ tai không phải là đặc quyền của nữ giới, những người đàn ông Maasai Mara cũng có thể xỏ lỗ tai như phụ nữ. Và lỗ tai càng to thì càng đẹp!
Nhìn những người phụ nữ Maasai trong trang phục màu sắc sặc sỡ, những chiếc áo rộng thùng thình cũng không thể che hết được nét lam lũ tảo tần, những ánh mắt trong veo, những bàn tay gân guốc thô kệch vì lao động của họ toát lên một sức sống mãnh liệt, trong tôi dâng lên một niềm thương cảm xót xa cho cuộc sống còn thiếu thốn về vật chất mà họ đang gánh chịu.
Nhưng đâu đây, vang lên câu nói của một người bạn thân đã từng nói với tôi trong lúc trà dư tửu hậu. Phải chăng tôi đã quá lạm dụng việc áp đặt lăng kính và suy nghĩ theo cách của riêng mình lên cuộc đời của những người phụ nữ Maasai Mara. Và để rồi chúng ta cùng thổi phồng lên những điều giản đơn trong mắt họ và biến thành nỗi đau cho những con người mà ta đang nhìn thấy. Biết đâu, họ đã đang và còn mãi tận hưởng hạnh phúc theo cách của riêng mình.
Trong chốn nhân gian này chưa hẳn ai đang hạnh phúc hơn ai? Biết đâu đấy, những người Maasai Mara cũng đang thầm thương hại cho chúng tôi, những con người vẫn còn đang mãi đi tìm hạnh phúc. Còn họ, hạnh phúc là đang được sống bên ngoài nền văn minh mà loài người đang đảo điên giằng xé...
Trần Văn Trường

Những tập tục ớn lạnh của người Maasai Mara

(iHay) Bé gái phải qua cắt bì, bé trai phải qua cắt bao qui đầu trước khi trưởng thành, người chết đi thì mang vào rừng cho linh cẩu ăn thịt… Những tập tục này của người Maasai Mara ở Kenya đã thu hút đông đảo du khách đến khám phá Kenya mỗi năm.


Những tập tục ớn lạnh của người Maasai Mara - ảnh 1 Bộ tộc Maasai Mara chụp ảnh cùng du khách
Đàn ông được phép nhiều vợ và phụ nữ phải gánh vát gia đình
Một người đàn ông Maasai được phép lấy rất nhiều vợ. Số lượng bao nhiêu vợ sẽ tuy thuộc vào sự giàu có của anh ta, hay nói chính xác nó được tính bằng số bò mà anh ta sở hữu.
Một ngôi làng của người Maasai Mara thường là một gia đình lớn. Họ có những quan hệ huyết thống cùng nhau. Người cha sẽ có vài cô vợ, các cô vợ có vài đứa con và rồi các cháu chít lần lược ra đời. Vì thế, có khi một ngôi làng có hàng trăm nhân khẩu cũng chỉ là vợ hay con cháu của một người đàn ông mà thôi.
Những tập tục ớn lạnh của người Maasai Mara - ảnh 2Người phụ nữ Maasai Mara phải gánh vát hầu hết công việc gia đình
Khi cưới vợ, sính lễ mà nhà trai bắt buột phải mang cho nhà gái được tính bằng bò. Cô gái nào càng đẹp thì số bò làm lễ cưới càng nhiều, nó có thể dao động từ vài con bò cho đến vài chục hay nhiều hơn thế nữa!
Sống trong môi trường khắc nghiệt, người phụ nữ phải gánh vác hầu như công việc trong gia đình. Cho nên quan niệm về cái đẹp của họ cũng hoàn toàn khác biệt. Ngoài làn da đen bóng và cơ thể thon gọn săn chắc. Tiêu chí quan trọng để đánh giá cái đẹp của một người phụ nữ Maasai đó là nàng phải thật khỏe mạnh và siêng năng, phải thật đảm đang việc nhà!
Để tôn vinh thêm nhan sắc, những người phụ nữ Maasai Mara cũng có tập tục xỏ lổ tai. Họ có thể đeo nhiều hoa tai với những chiếc bông tai khá to. Tuy nhiên việc xỏ lổ tai không phải là đặc quyền của nữ giới, những người đàn ông Maasai cũng có thể xỏ lỗ tai như nữ giới. Và lổ tai càng to thì càng đẹp!
Những nghi lễ trưởng thành khắc nghiệt
Để đánh dấu sự trưởng thành, một đứa trẻ Maasai phải trải qua những nghi lễ bắt buộc. Đó là những trải nghiệm khá nghiệt ngã về thể xác lẫn tinh thần.
Trước khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên, bé gái của bộ lạc Maasai phải được cắt bì. Toàn bộ quá trình phẩu thuật này sẽ được diễn ra tại nhà bằng những chiếc dao khá thô sơ. Theo lời anh Lankas, 27 tuổi. Anh là người của bộ lạc Masaai Mara, hiện đang làm lính kiểm lâm tại khu vực biên giới giữa khu bảo tồn Maasai Mara ( thuộc Kenya) và công viên quốc gia Seregeti ( Tanzania).
Những tập tục ớn lạnh của người Maasai Mara - ảnh 3Trước khi trưởng thành, bé gái phải trải qua tập tục cắt bì và bé trai phải trải qua tập tục cắt bao qui đầu
Anh cho biết chính mình cũng đã thực hiện những nghi thức trưởng thành. Một là tập tục nhổ răng. Trong giai đoạn khoảng 9 tuổi, anh phải đứng yên cho người lớn nhổ đi một chiếc răng cửa. Sau đó, chiếc răng ấy mọc lại. Đến khoảng năm 14 tuổi, chiếc răng ấy một lần nữa lại bị nhổ đi. Nhe cái miệng có những chiếc răng trắng muốt thật đẹp, anh chỉ vào chổ trống của chiếc răng cửa nơi hàm dưới, vết tích của nghi lễ trưởng thành vẫn còn đấy. Một chiếc răng của anh đã bị dùng dao nhổ đi khi nó vẫn còn trong tình trạng khá tốt.
Hai là tập tục cắt bao qui đầu. Có lẽ đây là một trong những nghi lễ khắc nghiệt nhất. Vào một thời điểm nhất định, tất cả những đứa bé trai trong độ tuổi 14 - 15 sẽ được tập hợp lại làm nghi lễ trưởng thành. Đứa bé sẽ được một người chuyên làm công việc này dùng dao cắt bao qui đầu mà không hề sử dụng thuốc tê. Một loại lá cây được giả nhuyễn sẽ mang đắp lên vết cắt để cầm máu.
Trong quá trình thực hiện nghi thức nhổ răng cũng như cắt bao qui đầu, đứa trẻ phải thể hiện sự can trường. Nước mắt không được rơi, đứa bé cũng không được la khóc hay giãy giụa. Sau nghi lễ cắt bao qui đầu, những bé trai sẽ thực hiện tiếp một nghi thức khác. Sau đó, chúng phải đi vào rừng rồi cùng nhau tự sinh sống trong khoảng một tháng mà không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ bất kỳ ai.
Có thể nói, đây là giai đoạn rèn luyện cho đứa trẻ tất cả những kỷ năng để sinh tồn trong môi trường hoang dã. Chúng sẽ phải tự tìm kiếm lấy thức ăn, qua đêm giữa đại ngàn với muôn loài côn trùng cùng những loài mãnh thú.
Những đau đớn của thể xác cũng như những nỗi hiểm nguy, vất vả khi đêm về sẽ là chất liệu trui rèn thể xác lẫn tinh thần của đứa trẻ...
Sau một tháng, nếu những đứa trẻ vẫn còn sống sót được, chúng sẽ quay trở về nhà. Khi ấy, chúng được toàn bộ dân làng đón chào sự trở về như những người hùng. Từ nay, chúng chính thức được xem như một người đàn ông thực thụ.
Và khi chết đi thì… cẩu táng
Khi tham quan các ngôi làng của người Maasai Mara, chúng ta không hề thấy bất kỳ một ngôi mộ nào. Khi người thân mất đi, người Maasai Mara không đem đi chôn, cũng chẳng thiêu. Hình thức chôn cất người chết của họ chỉ duy nhất là cẩu táng. Nghĩa là họ sẽ đem xác người chết vào để ở trong rừng, nơi có những con linh cẩu (Hyena) sinh sống. Khi đánh hơi có xác người chết, chúng sẽ kéo đến ăn thịt.
Những tập tục ớn lạnh của người Maasai Mara - ảnh 4Người Maasai Mara không bao giờ ăn thịt thú hoang
Những ngày tham quan đất nước Kenya cũng trôi qua thật nhanh. Trong tôi là một phức cảm mơ hồ trống vắng. Khó mà có thể nói rằng tôi đã hiểu hết những gì thuộc về Kenya cũng như tất cả các tập tục của bộ lạc Maasai Mara. Tôi tự hỏi: Những tập tục trên của họ là độc đáo hay tàn nhẫn? Làm sao có thể biết rằng những người phụ nữ Maasai đang khổ đau hay hạnh phúc? Những người đàn ông của bộ lạc Maasai Mara đáng thương hay đáng trách?
Nếu nói họ vô tình hay ích kỷ với chế độ đa thê, liệu điều đó có đúng không? Vì biết đâu đấy khi sống trong môi trường hoang dã có quá nhiều thú dữ, tỉ lệ những người đàn ông bị thú dữ ăn thịt là khá cao. Để tránh cho việc có quá nhiều phụ nữ góa bụa, thì chế độ đa thê sẽ là một giải pháp tốt nhất.
Còn nếu nói tập tục cắt bì (âm vật) của người phụ nữ là hũ tục, nó tước đi những niềm hạnh phúc xác thịt của người phụ nữ thì chắc gì đã đúng? Bởi vì khi nhu cầu thể xác không còn mạnh mẽ, thì việc chia sẻ một người chồng sẽ không còn quá nặng nề, nó không còn là nỗi đau rưng rứt của các bà vợ sống kiếp chồng chung. Phải chăng họ đã đặt mục đích của sự duy trì nòi giống lên trên cảm xúc xác thịt cá nhân.
Nếu nói tục cắt bao qui đầu và việc buộc những bé trai vào rừng sinh tồn là ngu muội dã man. Liệu có đúng thế không hay đó cũng chỉ là một phương thức sàng lọc tự nhiên? Vì bởi lẽ rừng thiêng nước độc sẽ không là chỗ dung thân cho những chàng trai có thể trạng yếu đuối và tinh thần ủy mị. Họ phải là những đấng nam nhi cường tráng với sức đề kháng mạnh mẽ cùng khả năng thích ứng cao với tự nhiên để bảo vệ và duy trì nòi giống!
Nếu nói tập tục cẩu táng của người Maasai là mọi rợ và hạ đẳng? Liệu có đúng thế không, hay đó là một nghĩa cử cao thượng? Cả một đời mang ơn núi rừng, thì còn tiếc gì xác thân đã chết sắp thối rữa mà không mau trả lại với rừng xanh, nơi có muôn thú cỏ cây đã một đời cưu mang nuôi người khôn lớn?
Và hơn hết, Maasai Mara có lẽ là bộ lạc duy nhất còn sót lại trên thế giớ này mà họ sẽ không bao giờ giết bất kỳ một con thú hoang nào để thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Họ chỉ ăn những con vật của chính họ nuôi trong thế giới loài người đang điên cuồng săn đuổi các con thú khốn khổ tội nghiệp để lấy ngà voi, sừng tê, cao hổ cốt...
Trần Văn Trường

Không có nhận xét nào: