Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

8 từ tiếng Anh bạn không nên sử dụng khi đi du lịch

Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng để giao tiếp khi đi du lịch, nhưng có những từ sẽ tạo nên sự hiểu lầm, thậm chí bất hòa mà bạn không hề hay biết.

Hãy cẩn thận khi bạn ở Anh, nếu bạn phải đi mua sắm quần, khi bạn đang nói về quần jean và kaki, bạn nên gọi chúng là "trousers. Còn "pants" có nghĩa là "đồ lót".Tránh sử dụng tại:  Vương quốc Anh, Ireland
Pants (quần tây)
Nếu bạn đi mua sắm quần ở Anh và đang nói về quần jean và kaki, bạn nên gọi chúng là "trousers”. Còn "pants" có nghĩa là "đồ lót" ở đây.
Tránh sử dụng tại: Vương quốc Anh, Ireland.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-1
Fanny pack (Túi đeo bên hông)
Sở hữu một túi đeo bên hông? Trong hầu hết các nước nói tiếng Anh khác, chúng được gọi là "bum bags" vì "fanny" là tiếng lóng cho một bộ phận nhạy cảm của cơ thể phụ nữ. Vì vậy, không nên tiếp tục sử dụng để tránh hiểu nhầm.
Tránh sử dụng tại: Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand, Nam Phi.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-2
Pissed (Bực mình)
Ở Mỹ, "pissed off“ được hiểu là “bực mình” khi đang tức giận, nhưng người Anh và Ailen khi nói "pissed off“ nghĩa là say xỉn. Tuy nhiên "Taking the piss" lại có nghĩa là "giễu cợt," chứ không phải là “say xỉn”.
Tránh sử dụng tại: Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-3
Bangs (Tóc mái ngang)
Nếu bạn muốn khoe khoang kiểu tóc mái mới cắt của mình tại Anh, nhưng lại sử dụng từ bangs, thì nhiều người sẽ nhìn bạn với ánh mắt kì dị. Đơn giản vì ở Anh, từ này có nghĩa rất thô tục, được sử dụng trong tình dục.
Tránh sử dụng tại: Bất kỳ đâu bên ngoài Bắc Mỹ.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-4
Knob (Nhô lên)
Người Mỹ nghe từ  "knob" và nghĩ đến "núm cửa" hay "đòn bẩy". Ở các nước Australia hoặc Anh, nó mang nghĩa tệ hơn nhiều, đó là sự xúc phạm hoặc tiếng lóng cho một phần của giải phẫu nam. Bây giờ bạn sẽ biết bị xúc phạm như thế nào khi ai đó gọi bạn là "knob head".
Tránh sử dụng tại: Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand, Nam Phi.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-5
Root (Gốc cây)
Người Mỹ có thể dùng từ "root around" như đang tìm kiếm một cái gì đó bị mất, nhưng người Australia và New Zealand sử dụng thuật ngữ để chỉ quan hệ tình dục.
Tránh sử dụng tại: Australia, New Zealand.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-6
Pull (Kéo)
Nếu ai đó "pulled" đêm cuối cùng ở Anh, họ có lẽ không nói về kéo căng cơ hoặc vẽ một cái gì đó. Nó thường được sử dụng như tiếng lóng cho việc “tìm người tình” ngoài phố. Tương tự như vậy, "going on the pull" có nghĩa là một người nào đó đang đi ra ngoài với mục tiêu tìm kiếm một người cho mục đích tình dục.
Tránh sử dụng tại: Vương quốc Anh, Ireland.
8-tu-tieng-anh-ban-khong-nen-su-dung-khi-di-du-lich-7
Bugger (Kẻ đáng ghét)
Nếu bạn trìu mến gọi là trẻ em hoặc thú cưng của bạn "little bugger", bạn có thể phải xem xét lại việc này trong khá nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác. Trong hầu hết những nơi khác, từ Canada đến Australia, nó thường được sử dụng như một lời chửi mắng  tương tự như “fuck”.
Tránh sử dụng trong: Hầu hết các địa phương ngoài nước Mỹ.

Phương Thu Thủy

Mất tiền oan vì hiểu nhầm tiếng Anh

Đinh ninh chai rượu có giá 37,5 USD do cách nói tiếng Anh khác nhau, Lentini -một người đàn ông tại New Jersey vừa nhận bài học cay đắng khi nhìn hóa đơn bữa tối lên tới 4.700 USD. 80% giá trị số tiền đến từ chai rượu.

Một thực khách có tên Joe Lentini sống tại New Jersey (Mỹ) vừa trải qua cú sốc khi nhận hóa đơn bữa tối lên tới 4.700 USD đã bao gồm thuế, phần lớn tốn kém đến từ rượu. Lentini kể tối hôm ấy, ông cùng vài đồng nghiệp đến dùng bữa tại một nhà hàng trong khu Atlantic City.
Vốn không thạo về rượu, Lentini đã nhờ một nữ phục vụ bàn tư vấn chọn đồ uống phù hợp cho cả nhóm. “Cô ấy chỉ vào một chai rượu trên thực đơn. Khi tôi hỏi giá thì cô ấy trả lời 37,5 USD” - ông nhớ lại.
mat-tien-oan-2-lentini-2422-1415359132.j
Ông Lentini cho rằng chai rượu mình đã gọi chỉ có giá 37,5 USD thay vì 3.750 USD. Ảnh: Nj.com
Nghe cái giá này, những người còn lại trong nhóm đều nhanh chóng đồng ý với loại rượu trên. Một người quản lý xuất hiện và mở nút chai để ông thử mùi rượu nhưng Lentini khi đó còn mải mê trò chuyện với các đồng nghiệp nên không chú ý, chỉ ra hiệu đồng ý.
Tới khi tàn cuộc, hóa đơn thanh toán được chuyển đến người ngồi đối diện ông - chủ nhân bữa tối, người ban đầu nhận chi trả toàn bộ. Vị đồng nghiệp này cẩn thận kiểm tra tờ hóa đơn, sau đó lặng lẽ chuyển cho người ngồi bên cạnh. Lần lượt từng người đọc, cuối cùng là Lentini và “tất cả đều rất sốc, không thể tin những gì đang xảy ra trước mắt”.
Chai rượu được ông gọi có tên Screaming Eagle - Oakville 2011 “ngốn” tới 3.750 USD và cũng là loại đồ uống đắt thứ hai tại nhà hàng. “Tôi cứ nghĩ chai rượu chỉ có giá 37,5 USD” - Lentini phân trần.
mat-tien-oan-1-1743-1415359133.jpg
Chi tiết hóa đơn bữa tối của nhóm ông Lentini. Ảnh: Nj.com
Người đàn ông này sau đó đã gọi nhân viên phục vụ và cả viên quản lý để giải thích, nhắc lại nhiều lần về sự cố hiểu nhầm giá tiền. Giải pháp được nhà hàng đưa ra là giảm giá trị hóa đơn xuống còn 2.200 USD nhưng Lentini cho biết con số này vẫn quá cao so với khả năng chi trả của ông.
Dù vậy, để vụ việc được êm thấm và cả nhóm có thể rời đi, Lentini và hai người đồng nghiệp quyết định góp tiền cùng thanh toán. Chia sẻ vớiBusiness Insider, một thành viên trong nhóm này tiết lộ ông đã biết giá trị chai rượu ngay trong bữa ăn. “Nhưng lúc tôi nhận ra, chai rượu đã bật nắp và có khi chỉ còn mỗi vỏ” – ông này giải thích cho sự im lặng đến phút chót về giá rượu.
Câu chuyện hiểu nhầm tai hại trên nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán của nhiều thực khách. Một số người cho rằng mức giá Lentini đã nghe là đúng bởi nữ nhân viên phục vụ nói “thirty-seven fifty”. Trong tiếng Anh, cách nói này dễ được hiểu thành 37,5 thay vì 3.750 (three thousand, seven hundred and fifty).
Bà Marcia - vợ ông Lentini - bình luận thêm việc chai rượu lên tới cả vài nghìn USD là điều không tưởng khi được bán trong một nhà hàng. Riêng Lentini quyết định từ nay sẽ luôn chắc chắn về những món uống trên thực đơn và “không bao giờ nhờ phục vụ bàn gợi ý hay giới thiệu hộ các loại rượu”.
Trần Hằng


Không có nhận xét nào: