Helsinki không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Phần Lan mà còn là thành phố du lịch nổi tiếng, với những bảo tàng cổ kính, những công trình kiến trúc độc đáo và đẹp vào hàng bậc nhất châu Âu. Năm 2000, Helsinki được công nhận là thành phố văn hóa của châu Âu.
Helsinki có nhiều viện bảo tàng, nhiều công trình nghệ thuật, nhiều đảo ngọc, nhiều những con đường cho nhân loại đi qua… Nhưng trước hết, chúng tôi chọn Helsinki Cathedral, còn gọi là Nhà thờ Trắng, công trình tọa lạc trên một ngọn đồi; phía trước là Quảng trường Thượng viện (Senate Square), bao quanh bởi các tòa nhà quốc hội, Trường Đại học Helsinki, thư viện quốc gia…
Helsinki Cathedral là nhà thờ Tin Lành, thuộc giáo phái Martin Luther. Là một công trình kiến trúc nổi bật trên nền trời thành phố – đi đâu ở đâu cũng thấy bóng dáng tinh khôi và thanh thoát của nó. Helsinki Cathedral trở thành biểu tượng của thành phố Helsinki.
Gọi là Nhà thờ Trắng bởi nó được sơn toàn một màu trắng. Hàng cột trụ đá cao vút phía trước và hai bên nâng công trình vươn lên, khiến cho năm cái tháp lớn nhỏ mái vòm màu xanh ngọc cũng như đang sẵn sàng cất cánh. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của công trình là sự đơn giản.
Đơn giản từ bên ngoài, lẫn phần trang trí nội thất bên trong. Đơn giản đến không thể đơn giản hơn. Chính nhờ thế mà Helsinki Cathedral luôn toát lên vẻ đẹp thuần khiết và cao vời.
Nhà thờ Đá (Rock Church) là công trình kiến trúc có một không hai, thu hút hàng triệu khách du lịch. Đứng bên ngoài, bạn rất dễ bị nhầm bởi cửa đi vào thấp, nặng nề, nhưng khi đi lần vào trong, bạn sẽ sửng sốt bởi bao điều lạ: công trình được khoét sâu vào bên trong một mỏm đá lớn, tạo thành một khoảng không gian tròn trịa và rộng lớn.
Vách đá chung quanh vẫn giữ nguyên vết đục đẽo. Mái nhà thờ hình nón, phần chóp được kết cấu bởi vô số những sợi dây đồng, nửa còn lại được chia đều thành 180 ô dọc.
Ánh sáng tự nhiên xuyên qua các ô kính phả vào không gian bên trong thứ ánh sáng dịu dàng và tinh khôi. Nếu đơn giản là tiêu chuẩn cao nhất của mọi nghệ thuật, thì Nhà thờ Đá là một kiệt tác. Ngoài chiếc đại phong cầm, hai dãy ghế, bục giảng. Hết. Nhưng sao nó có sức lay động đến thế.
Điểm nổi bật của Helsinki là nhà cửa không có mái hiên và không có balcon. San sát các tòa lầu hàng chục tầng trông như những bức tường dựng đứng với từng dãy ô kính, đó là cửa sổ.
Tôi hiểu được vì sao kiến trúc nhà cửa ở đây không có mái hiên và không có balcon, nhưng tôi không hiểu được người ta sống như thế nào với ngôi nhà không có chúng. Nếu đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, thì balcon mới thật sự là cửa sổ của ngôi nhà.
Balcon là liệu pháp thư giãn tuyệt vời; nó giúp con người bước ra khỏi bốn bức tường tù túng để hòa nhập với vũ trụ bao la, giúp kết nối con người với con người, trái tim với những trái tim.
Không có mái hiên thì làm sao có những cuộc tao ngộ dưới mưa, để thành thơ thành nhạc? Không có balcon thì làm sao có dịp chuyện trò với người hàng xóm, làm sao để đăm đắm nhìn về cửa sổ căn nhà cuối phố, nơi “không hiểu vì sao chẳng khép bao giờ”.
Dọc theo các con đường đi bộ, các nhà hàng được phép bày biện bàn ghế ra một phần lòng đường. Đây là nét đặc trưng của các thành phố Tây phương. Buổi chiều, trai thanh nữ tú hẹn hò nhau ra đó ăn uống, chuyện trò, hoặc chỉ để nhâm nhi cốc cà phê nhìn nhân loại nhởn nhơ.
Người Phần Lan chỉ ghiền mỗi cà phê loại một. Mùa hè ngắn ngủi, vui vầy cùng bè bạn, nếu không phải với cốc cà phê loại một thì hóa ra chẳng thông minh chút nào.
Rồi mùa đông lạnh lẽo, côi cút, xem ra chỉ cốc cà phê ngon nhất thế giới mới giúp họ trụ nổi với giá lạnh kéo dài. Không biết trong mắt họ, cà phê Trung Nguyên thuộc loại nào.
Trung tâm Helsinki có rất nhiều những con đường đi bộ, trong đó Aleksanterinkatu cuốn hút không thua chi Chuo Dori của Tokyo, hay Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Tha thẩn trên những con đường này, bạn sẽ gặp vô số các em Helsinki da trắng môi hồng.
Con gái Tây phương 13, 17 đẹp khủng khiếp, sang hăm bắt đầu nở nang, đến băm thì thôi rồi, trăm phần trăm sồ sề. Nói tóm lại, thua xa con gái bên mình. Con gái bên mình, nhiều cô ba con trông mòn con mắt, nhiều cô ngũ thập vẫn như còn hơ hớ xuân thì.
Esplanadin Puisto được mệnh danh là Champs Elysées của Paris, lá phổi xanh của thành phố, nơi gặp gỡ lịch sử và văn hóa Phần Lan. Nói như là Champs Elysées của Paris nhưng theo tôi nó khác nhiều với Champs Elysées của Paris.
Esplanadin Puisto nhiều cây xanh hơn, nhiều hoa hơn, nhiều tượng đài hơn, nhiều ghế đá hơn, và xem ra trần gian hơn. Đó đây, nhiều nghệ sĩ chơi đàn, thổi kèn, vẽ tranh, tạc tượng. Họ góp phần làm cho thành phố trữ tình hơn, da diết hơn. Nhưng sao tôi thấy ít người cho tiền như bên Mỹ.
Cuối đại lộ, trong khu chợ trời, trên một đài cao bằng đá granite là bức tượng đồng nổi tiếng Havis Amanda. Đó là tượng một cô gái trẻ măng và đẹp chết người, đầu nghiêng nghiêng như một chữ “no”, tay trái chống cằm, tay phải hờ hững buông lơi phía trước, dưới chân nàng là bốn chú sư tử biển thi nhau phun nước, và, tất nhiên hoàn toàn trần truồng.
Cũng như số phận của bao người đẹp trong đời, có quá nhiều chuyện về Amanda. Trước hết, một thời các bà các cô kịch liệt phê phán bức tượng. Họ cáo buộc bức tượng là khiêu dâm, là sự sỉ nhục đối với phụ nữ Phần Lan.
Không biết có phải các bà các cô thực lòng bảo vệ đức hạnh cho cái thế giới vốn quá đỗi xộc xệch này, hay vì bỗng nhận ra cô ta đẹp và quyến rũ hơn mình. May quá, rồi mọi xùng xình cũng qua đi. Người ta bắt đầu nhận ra giá trị nghệ thuật vô song của nó.
Ngày nay, Amanda trở thành điểm du lịch không thể thiếu. Du khách đến thăm thủ đô Phần Lan ai cũng muốn ghé lại đây để mà chiêm ngắm, ngưỡng mộ, mơ mộng, và chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm dưới chân nàng.
Dân Scandinavia nói chung và người Phần Lan nói riêng ăn sáng rất kỹ, họ còn ăn sáng rất muộn – thường khoảng 11 giờ. Bởi thế hôm đến thăm Finlandia, nhà hàng chỉ có hai vị khách là chúng tôi.
Finlandia Hall là Trung tâm hội nghị và hòa nhạc nổi tiếng thế giới. Tòa nhà mang tên bản hùng ca Finlandia của người nhạc sĩ thiên tài, niềm tự hào của đất nước Phần Lan: Sibelius.
Người phục vụ cho biết, tại Finlandia Hall từng diễn ra nhiều đại hội tầm cỡ thế giới, các hội nghị của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) năm 1975 với bản Công ước Helsinki được xem là bước khởi đầu cho việc kết thúc chiến tranh lạnh. Đây còn là nơi từng đón tiếp nhiều chính khách và danh nhân như Gerald Ford, Ronald Reagan, George Bush, Leonid Brezhnev, Mikhail Gorbachev, Valéry Giscard d’Estaing, Helmut Schmidt, Margaret Thatcher, đức Đạt Lai Lạt Ma, Hoàng tử Philip, Nữ hoàng Beatrice, ca sĩ Jose Carreras…
Nhâm nhi cốc cà phê ngon nhất thế giới, lòng dạt dào cảm khái, “Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi”. Ừ nhỉ, cái chỗ ta ngồi hôm nay người xưa đã ngồi. Không biết bây giờ họở đâu? Không biết mai sau ai người ngồi chỗ ta ngồi. Ha ha… Ước gì có một cốc làng Vân.
Nga là một trong ba ông lớn cận kề của Phần Lan, đó là chưa nói một thời Phần Lan là thuộc địa của Nga hoàng. Ngày nay tuy không thề thốt bạn vàng bạn tốt nọ kia, nhưng Phần Lan đã xây dựng được mối quan hệ bình đẳng, chân thành, và hữu nghị với Nga.
Không biết do ông lớn nhân từ hay do Phần Lan ngon lành. Chắc là do cả hai – sự đời, để người ta chơi đàng hoàng với mình thì mình cũng phải có chi cho người ta kính và nể chứ.
Có lẽ đấy là lý do giải thích hiện tượng dấu ấn văn hóa Nga đậm nét trên thủ đô Helsinki. Ví dụ, Uspenski Cathedral, còn gọi là Nhà thờ Đỏ, vì được xây bằng gạch đỏ, là nhà thờ chính thống giáo lớn nhất Bắc Âu. Công trình được kiến trúc sư người Nga Alexey Gornostaev thiết kế, phỏng theo kiến trúc của một nhà thờ cổ thế kỷ XVI gần thủ đô Moscow.
Ngày nay, Uspenski Cathedral là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Helsinki. Hay bức tượng Nga hoàng Alexander II ngay giữa Quảng trường Thượng viện và trước giáo đường Helsinki Cathedral.
Người Phần Lan rất biết ơn vị Nga hoàng này. Bằng những cải cách của mình, ngài đã lập ra đồng mark làm tiền tệ của Phần Lan; đã nâng tiếng Phần Lan trở thành tiếng quốc gia ngang tầm tiếng Thụy Điển; đã giúp Phần Lan giành quyền tự trị (1855-1881)… Và, xin đừng quên, nếu bạn biết tiếng Nga, bạn cứ việc sử dụng tiếng Nga thoải mái.
Có điều này nói thêm để bạn hay. Tạp chí Reader’s Digest (Mỹ) vừa tiến hành một cuộc khảo sát về mức độ trung thực của người dân tại 16 thành phố lớn có nhiều khách du lịch: Người ta cố tình bỏ quên 192 chiếc ví tại nhiều địa điểm khác nhau.
Chiếc ví nào cũng có tiền, số điện thoại di động, phiếu mua hàng, thẻ kinh doanh và một bức ảnh gia đình. Kết quả, tại Helsinki của Phần Lan có 11-12 chiếc ví được trả lại, New York của Mỹ 8-12, Zurich của Thụy Sĩ 4-12, Madrid của Tây Ban Nha 2-12… và chót hết là Lisbon của Bồ Đào Nha, chỉ có một chiếc được trả, mà lại từ hai du khách Hà Lan.
Qua đó, người ta kết luận: Người dân Helsinki của Phần Lan trung thực nhất thế giới. Thế đấy, xinh đẹp, hiền hòa, thân thiện và trung thực. Với phẩm chất ấy thì người ta có thể ăn ở với nhau suốt sáu, bảy tháng mùa đông giá lạnh mà chẳng sao.
Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay thôi. Chúng tôi thì thầm với Helsinki: Tạm biệt. Sẽ trở lại. Trên chuyến bay đi Stockholm, chúng tôi cứ băn khoăn hoài.
Là một quốc gia chỉ hơn năm triệu dân, cũng ở vị trí chiến lược trên bản đồ địa chính trị thế giới, cũng bị vây hãm bởi các ông lớn (Nga, Đức, Thụy Điển), cũng một thời gian dài dưới ách thống trị của ngoại bang, cũng từng tan nát trong chiến tranh…
Vì sao họ làm được nhiều thế, được bạn bè quốc tế kính trọng thế; sao dân họ tự do, ấm no, hạnh phúc thế! Câu hỏi tôi có thể tự trả lời mà sao cứ ray rứt không thôi.
Helsinki đẹp – không kiêu sa như Paris, không hào nhoáng như New York, không lung linh như Sydney, không lộng lẫy như Athènes, Helsinki đẹp cái đẹp trẻ trung, đằm thắm và nồng nàn. Helsinki được mệnh danh là “Cô gái vùng Baltic”.
Chúng tôi thăm Helsinki dịp trung tuần tháng 7/2013. Ấn tượng đầu tiên về Helsinki là một thành phố xanh và chan hòa ánh nắng.
Nắng lấp lánh trên ngàn cây nội cỏ, nắng trải dài trên các lối đi, nắng làm hồng đôi má, nắng long lanh mắt người; nắng tưng bừng, nhảy múa, reo vui như vừa thoát ra khỏi cái mùa đông lê thê buốt giá 6-7 tháng không thấy ánh mặt trời.Helsinki có nhiều viện bảo tàng, nhiều công trình nghệ thuật, nhiều đảo ngọc, nhiều những con đường cho nhân loại đi qua… Nhưng trước hết, chúng tôi chọn Helsinki Cathedral, còn gọi là Nhà thờ Trắng, công trình tọa lạc trên một ngọn đồi; phía trước là Quảng trường Thượng viện (Senate Square), bao quanh bởi các tòa nhà quốc hội, Trường Đại học Helsinki, thư viện quốc gia…
Nhà thờ Trắng nhìn từ vịnh Helsinki |
Gọi là Nhà thờ Trắng bởi nó được sơn toàn một màu trắng. Hàng cột trụ đá cao vút phía trước và hai bên nâng công trình vươn lên, khiến cho năm cái tháp lớn nhỏ mái vòm màu xanh ngọc cũng như đang sẵn sàng cất cánh. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của công trình là sự đơn giản.
Đơn giản từ bên ngoài, lẫn phần trang trí nội thất bên trong. Đơn giản đến không thể đơn giản hơn. Chính nhờ thế mà Helsinki Cathedral luôn toát lên vẻ đẹp thuần khiết và cao vời.
Vách đá chung quanh vẫn giữ nguyên vết đục đẽo. Mái nhà thờ hình nón, phần chóp được kết cấu bởi vô số những sợi dây đồng, nửa còn lại được chia đều thành 180 ô dọc.
Ánh sáng tự nhiên xuyên qua các ô kính phả vào không gian bên trong thứ ánh sáng dịu dàng và tinh khôi. Nếu đơn giản là tiêu chuẩn cao nhất của mọi nghệ thuật, thì Nhà thờ Đá là một kiệt tác. Ngoài chiếc đại phong cầm, hai dãy ghế, bục giảng. Hết. Nhưng sao nó có sức lay động đến thế.
Nhà không có balcon |
Tôi hiểu được vì sao kiến trúc nhà cửa ở đây không có mái hiên và không có balcon, nhưng tôi không hiểu được người ta sống như thế nào với ngôi nhà không có chúng. Nếu đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, thì balcon mới thật sự là cửa sổ của ngôi nhà.
Balcon là liệu pháp thư giãn tuyệt vời; nó giúp con người bước ra khỏi bốn bức tường tù túng để hòa nhập với vũ trụ bao la, giúp kết nối con người với con người, trái tim với những trái tim.
Không có mái hiên thì làm sao có những cuộc tao ngộ dưới mưa, để thành thơ thành nhạc? Không có balcon thì làm sao có dịp chuyện trò với người hàng xóm, làm sao để đăm đắm nhìn về cửa sổ căn nhà cuối phố, nơi “không hiểu vì sao chẳng khép bao giờ”.
Dọc theo các con đường đi bộ, các nhà hàng được phép bày biện bàn ghế ra một phần lòng đường. Đây là nét đặc trưng của các thành phố Tây phương. Buổi chiều, trai thanh nữ tú hẹn hò nhau ra đó ăn uống, chuyện trò, hoặc chỉ để nhâm nhi cốc cà phê nhìn nhân loại nhởn nhơ.
Người Phần Lan chỉ ghiền mỗi cà phê loại một. Mùa hè ngắn ngủi, vui vầy cùng bè bạn, nếu không phải với cốc cà phê loại một thì hóa ra chẳng thông minh chút nào.
Rồi mùa đông lạnh lẽo, côi cút, xem ra chỉ cốc cà phê ngon nhất thế giới mới giúp họ trụ nổi với giá lạnh kéo dài. Không biết trong mắt họ, cà phê Trung Nguyên thuộc loại nào.
Trung tâm Helsinki có rất nhiều những con đường đi bộ, trong đó Aleksanterinkatu cuốn hút không thua chi Chuo Dori của Tokyo, hay Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Tha thẩn trên những con đường này, bạn sẽ gặp vô số các em Helsinki da trắng môi hồng.
Con gái Tây phương 13, 17 đẹp khủng khiếp, sang hăm bắt đầu nở nang, đến băm thì thôi rồi, trăm phần trăm sồ sề. Nói tóm lại, thua xa con gái bên mình. Con gái bên mình, nhiều cô ba con trông mòn con mắt, nhiều cô ngũ thập vẫn như còn hơ hớ xuân thì.
Esplanadin Puisto được mệnh danh là Champs Elysées của Paris, lá phổi xanh của thành phố, nơi gặp gỡ lịch sử và văn hóa Phần Lan. Nói như là Champs Elysées của Paris nhưng theo tôi nó khác nhiều với Champs Elysées của Paris.
Đại lộ Esplanadin Puisto |
Cuối đại lộ, trong khu chợ trời, trên một đài cao bằng đá granite là bức tượng đồng nổi tiếng Havis Amanda. Đó là tượng một cô gái trẻ măng và đẹp chết người, đầu nghiêng nghiêng như một chữ “no”, tay trái chống cằm, tay phải hờ hững buông lơi phía trước, dưới chân nàng là bốn chú sư tử biển thi nhau phun nước, và, tất nhiên hoàn toàn trần truồng.
Cũng như số phận của bao người đẹp trong đời, có quá nhiều chuyện về Amanda. Trước hết, một thời các bà các cô kịch liệt phê phán bức tượng. Họ cáo buộc bức tượng là khiêu dâm, là sự sỉ nhục đối với phụ nữ Phần Lan.
Không biết có phải các bà các cô thực lòng bảo vệ đức hạnh cho cái thế giới vốn quá đỗi xộc xệch này, hay vì bỗng nhận ra cô ta đẹp và quyến rũ hơn mình. May quá, rồi mọi xùng xình cũng qua đi. Người ta bắt đầu nhận ra giá trị nghệ thuật vô song của nó.
Ngày nay, Amanda trở thành điểm du lịch không thể thiếu. Du khách đến thăm thủ đô Phần Lan ai cũng muốn ghé lại đây để mà chiêm ngắm, ngưỡng mộ, mơ mộng, và chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm dưới chân nàng.
Tượng mỹ nhân Havis Amanda |
Finlandia Hall là Trung tâm hội nghị và hòa nhạc nổi tiếng thế giới. Tòa nhà mang tên bản hùng ca Finlandia của người nhạc sĩ thiên tài, niềm tự hào của đất nước Phần Lan: Sibelius.
Người phục vụ cho biết, tại Finlandia Hall từng diễn ra nhiều đại hội tầm cỡ thế giới, các hội nghị của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) năm 1975 với bản Công ước Helsinki được xem là bước khởi đầu cho việc kết thúc chiến tranh lạnh. Đây còn là nơi từng đón tiếp nhiều chính khách và danh nhân như Gerald Ford, Ronald Reagan, George Bush, Leonid Brezhnev, Mikhail Gorbachev, Valéry Giscard d’Estaing, Helmut Schmidt, Margaret Thatcher, đức Đạt Lai Lạt Ma, Hoàng tử Philip, Nữ hoàng Beatrice, ca sĩ Jose Carreras…
Nhâm nhi cốc cà phê ngon nhất thế giới, lòng dạt dào cảm khái, “Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi”. Ừ nhỉ, cái chỗ ta ngồi hôm nay người xưa đã ngồi. Không biết bây giờ họở đâu? Không biết mai sau ai người ngồi chỗ ta ngồi. Ha ha… Ước gì có một cốc làng Vân.
Nga là một trong ba ông lớn cận kề của Phần Lan, đó là chưa nói một thời Phần Lan là thuộc địa của Nga hoàng. Ngày nay tuy không thề thốt bạn vàng bạn tốt nọ kia, nhưng Phần Lan đã xây dựng được mối quan hệ bình đẳng, chân thành, và hữu nghị với Nga.
Không biết do ông lớn nhân từ hay do Phần Lan ngon lành. Chắc là do cả hai – sự đời, để người ta chơi đàng hoàng với mình thì mình cũng phải có chi cho người ta kính và nể chứ.
Có lẽ đấy là lý do giải thích hiện tượng dấu ấn văn hóa Nga đậm nét trên thủ đô Helsinki. Ví dụ, Uspenski Cathedral, còn gọi là Nhà thờ Đỏ, vì được xây bằng gạch đỏ, là nhà thờ chính thống giáo lớn nhất Bắc Âu. Công trình được kiến trúc sư người Nga Alexey Gornostaev thiết kế, phỏng theo kiến trúc của một nhà thờ cổ thế kỷ XVI gần thủ đô Moscow.
Uspenski Cathedral |
Người Phần Lan rất biết ơn vị Nga hoàng này. Bằng những cải cách của mình, ngài đã lập ra đồng mark làm tiền tệ của Phần Lan; đã nâng tiếng Phần Lan trở thành tiếng quốc gia ngang tầm tiếng Thụy Điển; đã giúp Phần Lan giành quyền tự trị (1855-1881)… Và, xin đừng quên, nếu bạn biết tiếng Nga, bạn cứ việc sử dụng tiếng Nga thoải mái.
Bức tượng Nga hoàng Alexander II ngay giữa Quảng trường Thượng viện |
Chiếc ví nào cũng có tiền, số điện thoại di động, phiếu mua hàng, thẻ kinh doanh và một bức ảnh gia đình. Kết quả, tại Helsinki của Phần Lan có 11-12 chiếc ví được trả lại, New York của Mỹ 8-12, Zurich của Thụy Sĩ 4-12, Madrid của Tây Ban Nha 2-12… và chót hết là Lisbon của Bồ Đào Nha, chỉ có một chiếc được trả, mà lại từ hai du khách Hà Lan.
Qua đó, người ta kết luận: Người dân Helsinki của Phần Lan trung thực nhất thế giới. Thế đấy, xinh đẹp, hiền hòa, thân thiện và trung thực. Với phẩm chất ấy thì người ta có thể ăn ở với nhau suốt sáu, bảy tháng mùa đông giá lạnh mà chẳng sao.
Là một quốc gia chỉ hơn năm triệu dân, cũng ở vị trí chiến lược trên bản đồ địa chính trị thế giới, cũng bị vây hãm bởi các ông lớn (Nga, Đức, Thụy Điển), cũng một thời gian dài dưới ách thống trị của ngoại bang, cũng từng tan nát trong chiến tranh…
Vì sao họ làm được nhiều thế, được bạn bè quốc tế kính trọng thế; sao dân họ tự do, ấm no, hạnh phúc thế! Câu hỏi tôi có thể tự trả lời mà sao cứ ray rứt không thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét