1. Salar de Uyuni: cánh đồng muối lớn nhất thế giớiNằm
ở độ cao 3.656 mét so với mực nước biển và có diện tích khoảng
10.582km2, Salar de Uyuni thuộc bình nguyên Altiplano ở miền Tây Nam
Bolivia là cánh đồng muối cạn lớn nhất trên thế giới.
Trong
những tháng mùa đông, khu vực này hoàn toàn khô ráo. Tuy nhiên, khi mùa
hè đến, những khu hồ lân cận tuôn nước tràn vào khiến cánh đồng luôn
ngập nước và tạo thành một tấm gương soi khổng lồ có tác dụng hiệu chuẩn
vệ tinh tốt hơn gấp năm lần so với bề mặt đại dương.
Ở
Salar de Uyuni, thổ dân da đỏ Aymara từ xưa vẫn sử dụng muối làm vật
liệu để xây nhà. Du khách có dịp đến đây sẽ không khỏi ngạc nhiên và
thích thú trước những công trình khách sạn được làm hoàn toàn từ muối,
từ tường, sàn nhà, mái nhà cho đến tất cả bàn ghế và thậm chí cả giường
đều làm từ muối.
Trên những ốc đảo
san
hô hóa thạch giữa biển muối có những cây xương rồng hơn 5.000 tuổi. Vào
tháng 11, nơi đây trở thành khu vực cư trú và sinh sản của nhiều loài
hồng hạc Nam Mỹ tuyệt đẹp.
2. Hẻm núi Antelope: phòng trưng bày nghệ thuật ngoài trời của các vị thánh
Hẻm núi Antelope (còn gọi là hẻm núi Linh Dương) nằm trong công viên Navajo Tribal
Park thuộc bang
Arizona nước Mỹ nổi tiếng với vẻ đẹp rực rỡ đầy ma thuật.
Hẻm
núi được cấu tạo từ nhiều lớp địa chất khác nhau, chủ yếu là sa thạch
và đá vôi được hình thành từ những đụn cát hóa thạch có niên đại vào
khoảng 200
triệu năm của
sa mạc Jurassic. Những lát cắt lồi lõm theo thời gian ăn sâu vào khối
đá đã tạo nên tác phẩm mà ngày nay con người xưng tụng là “tác phẩm của
thần thánh”.
Hẻm núi diệu kỳ
Antelope Canyon
được chia làm hai phần: Antelope Thượng và Antelope Hạ. Mỗi phần mang
một vẻ đẹp riêng biệt. Upper Antelope là phần khe núi nằm phía trên được
ánh sáng chiếu đẹp lung linh, huyền ảo như trong tranh, đặc biệt vào
ngày hè nắng ấm khi mặt trời nhô cao.
Phần còn lại của hẻm núi có
hình dáng tựa như cặp sừng của một chú linh dương đầu bò. Ngoài cái tên
Antelope Hạ, vùng này được gọi là Hasdestwazi, tức là vòng cung đá uốn
lượn hình xoắn ốc.
3. Biển sao trên đảo Vaadhoo
Đảo Vaadhoo thuộc quần đảo thiên đường
Maldives
nổi tiếng với cảnh quang kỳ thú như trong phim khoa học viễn tưởng. Vào
đêm, cả bãi biển lấp lánh như một bầu trời đầy sao nhờ những loài sinh
vật phù du có khả năng phát sáng (Bioluminescent Phytoplankton) bị sóng
đánh trôi dạt vào bờ.
Hiện
tượng phát sáng này cũng giống với các bờ biển tại nước Úc, khi những
loài thực vật phù du nhỏ bé tỏa sắc xanh sapphire này trôi tới đây vì sự
xáo trộn trong môi trường của sống của chúng. Dù vậy, người ta vẫn chưa
tìm ra được lý do vì sao chúng trôi dạt tới đây là do sự vận hành của
thủy triều hay do một loài động vật biển nào đó đang nhắm đến chúng.
4. Thác Bigar – phép lạ từ hẻm núi Minis
Nằm
trong khu rừng thuộc dãy núi Anina, vùng Caras-Severin (Rumani), thác
nước Bigar được hình thành bởi một dòng nước ngầm chảy vào sông Minis
tạo thành một trong những thác nước đẹp nhất ở Rumani và là một trong
tám thác nước có một không hai trên thế giới (theo bình chọn của tạp chí
The
World Geography).
Bigar
chỉ có độ cao 8m nhưng nước không chảy dữ dội từ trên những triền đá
như những thác nước khác mà chỉ gồm những tia nước phun nhẹ nhàng trên
sườn đá bám đầy rêu, nghiêng mình chiếu bóng vào dòng suối ngầm bên dưới
tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Một điểm đặc biệt khác nữa của
Bigar là thác nước này nằm ngay trên vĩ tuyến 49° bắc, điểm giữa đường
xích đạo và Bắc cực.
HỒNG TRÂM/DNSGCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét