Loại củ này được xác định là một loại thực phẩm ăn kiêng tiềm năng, được chính phủ Hoa Kỳ công nhận.
Yacon, hay còn được gọi là sắn có hàm lượng carbonhydrate dưới dạng inilin, một loại polymer có thành phần chủ yếu là đường fructose được hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ viết trong cuốn “Lost Crops of the Incas”.
Trong đó, các nhà nghiên cứu đã nói rằng Yacon đi qua đường tiêu hóa nhưng không được chuyển hóa, cung cấp ít calo do đó nó rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường và người ăn kiêng. Trong cuốn sách này, yacon được xem như một chất làm ngọt thay thế đường hóa học.
Yacon mọc hoang ở Peru, Colombia và Ecuador, và hiện đang được trồng ở Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, New Zealand, Úc và một số vùng của Đông Nam Á. Việc thương mại hóa yacon đã tăng đáng kể trong vài năm qua, nó được bổ sung vào trong việc chế biến socola, ngũ cốc, trà, cacao… thậm chí là bột siêu thực phẩm, viên nang, thậm chí là kem đánh răng.
Ở Sikkim, quốc gia hoàn toàn hữu cơ đầu tiên của Ấn Độ, nông dân đang trồng yacon với số lượng lớn và đưa nó lên bản đồ sức khỏe của Ấn Độ.
Thông thường, yacon được trồng vào tháng 2, 3; tháng 5, 6 sẽ được làm sạch bỏ bằng tay và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Cây phát triển cao gần 2 mét, ra hoa vào tháng 11, và rễ hay củ được thu hoạch vào tháng 1, 2, 3 năm sau. Yacon phát triển tốt nhất ở độc cao hơn 1400 mét như dãy núi Andes.
Alpa Momaya, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại ứng dụng chăm sóc sức khỏe HealthifyMe cho biết, siro yacon có vị như mật mía. Nó có nồng độ cao fluoro-oligosacarit (FOS), có chỉ số đường huyết thấp, điều này có nghĩa là cơ thể con người hấp thụ nó chậm hơn nhiều so với các chất làm ngọt khác, giúp ngăn chặn sự đột biến của insulin và kiểm soát lượng đường trong máu, an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
Rễ yacon hay củ yacon có thể được sấy khô, nghiền thành bột và sử dụng như một chất làm ngọt nhẹ. Bên cạnh đó nó còn có thể luộc hoặc nướng, thêm vào cùng với cà ri hay ăn thô trong các món salad. Siro có thể được sử dụng để tạo hương vị các món tráng miệng. Lá yacon có thể ngâm cùng với trà vì nó chứa chất oxy hóa cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét