Các cửa hàng ở Hà Lan buộc phải đóng cửa sớm, do đó du khách thường lách luật bằng cách bê bàn sang đất Bỉ để tiếp tục cuộc vui.
Đường biên giới Hà Lan và Bỉ được nhiều người đánh giá là "điên rồ nhưng thú vị" nhất thế giới. Đường biên nằm trên thị trấn Baarle-Hertog, tỉnh Antwerp, Bỉ và Baarle-Nassa, tỉnh North Brabant, Hà Lan. Ảnh: Amusing.
|
Video: Youtube
Điều khiến đường biên này trở nên đặc biệt, theo đánh giá của Wiki, chính là do nó chạy theo hình zíc zắc, được hiển thị bằng các chữ thập màu trắng. Các chữ thập này xuất hiện trên vỉa hè, lòng đường, chạy khắp hai thị trấn, chia đôi nhà cửa, vườn tược, cửa hàng của một số người dân. Ảnh: Amusing.
|
Đường biên giữa Hà Lan và Bỉ được chia theo cách kỳ lạ là do đất của hai thị trấn nằm chồng lên nhau. Tại Hertog vẫn có những khu vực thuộc đất của Nassa và ngược lại. Cụ thể, có 24 khu vực thuộc nước Bỉ nằm ở Hà Lan và 6 khu vực của Hà Lan tọa lạc tại Bỉ. Trên ảnh, các ô được bắt đầu bằng chữ H (Hertog) là thuộc địa phận Bỉ, chữ N (Nassa) là của Hà Lan. Đây cũng chính là sơ đồ đường biên giới phân chia hai thị trấn. Ảnh:Amusing.
|
Do đó, đây cũng là nơi mà người dân thường phải "phân thân" ở hai quốc gia mỗi ngày, bởi nhiều nhà cửa trước nằm trên đất Hà Lan nhưng cửa sau lại trên đất Bỉ. Trên tấm biển ghi số nhà của mỗi người dân đều cắm một lá cờ để mọi người có thể dễ dàng biết được nó đang nằm trên lãnh thổ của quốc gia nào.
Nhiều ngôi nhà ở đây có đường biên chạy thẳng qua. Nếu bạn bấm chuông cửa ở phía bên trái, bạn đang đứng trên đất Bỉ, nếu đứng bên phải bạn đang bấm chuông ở một nước khác. Ảnh: Flickr.
|
Trên ảnh là cái nắm tay xuyên quốc gia của hai du khách. Ảnh: Amusing.
|
Cũng vì vị trí địa lý độc đáo mà đường biên giới này đã thu hút nhiều du khách ghé thăm mỗi năm. Nhiều người cho biết trải nghiệm đứng cùng lúc trên hai quốc gia rất thú vị. "Hãy thử nghĩ mà xem, trước khi bước vào cửa hàng bạn đang đứng ở một quốc gia, và chỉ cần đẩy cánh cửa bước vào trong, bạn lại thuộc lãnh thổ của nước khác", một du khách từng tới thị trấn Hertog chia sẻ. Ảnh: Travelstories.
|
Du khách khi thăm hai thị trấn trên có thể phải vượt qua Bỉ 30 lần một ngày để sang đất Hà Lan và ngược lại. Việc bạn đi dạo trong một công viên thuộc Hà Lan nhưng 4 mặt xung quanh nó lại nằm trên đất Bỉ dường như là điều rất bình thường ở đây. Ảnh: Tarun.
|
Nhiều năm trước, các cửa hàng ở Bỉ thường mở vào chủ nhật nhưng Hà Lan thì không (ngoại trừ một số nơi). Tiền thuế ở hai quốc gia này cũng khác nhau, nên du khách khi đến hai thị trấn này đôi khi phải chịu mức thuế khác nhau trên cùng một con phố. Ảnh:Ladytravel.
|
Một du khách Mỹ, chia sẻ lại kỷ niệm đáng nhớ của mình: "Theo luật Hà Lan các nhà hàng phải đóng cửa sớm. Do vậy, khi ăn ở các quán nằm trên phần biên giới, chúng tôi thường phải đổi bàn qua ranh giới của Bỉ để tiếp tục bữa tối". Tuy nhiên, sau khi hai nước gia nhập liên minh châu Âu, một số điểm khác biệt trên gần như không còn tồn tại. Ảnh:Jamill.
|
Giải thích về sự phân chia địa lý "chẳng giống ai" này giữa Barrle-Nassa và Baarle-Hertog, trang NRP cho biết đây là kết quả của các điều khoản, giao dịch và mua bán phức tạp giữa tầng lớp quý tộc thời trung cổ. Ảnh: LadyTravel.
|
Vào năm 1839, sau khi Bỉ và Hà Lan thành hai nước tách biệt hoàn toàn, đường biên giới mới bắt đầu được hình thành. Thời điểm đó, chính quyền hai nước cần đến 3 hội đồng biên giới mới có thể xác định được lãnh thổ nước mình. Đến năm 1995, mọi khúc mắc, tranh chấp về phân chia đường biên giới của hai nước mới kết thúc. Ảnh: Idimoodle.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét