Tỉ lệ tốt nghiệp trung học của Nhật Bản là 96,7%
GD&TĐ - Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, muốn cho con em thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn, các bậc phụ huynh phải trả thêm chi phí. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, chính phủ khẳng định đảm bảo sự công bằng giáo dục đối với bất kể học sinh thuộc bất cứ diện nào. Ngay tại những khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cũng luôn sẵn sàng một đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn cao. Bằng cách nào đất nước hoa anh đào duy trì và phát triển sự bình đẳng giáo dục hoàn hảo?
Chất lượng giáo dục hàng đầu
Không chỉ nổi bật với những thắng cảnh đẹp như tiên giới, Nhật Bản còn đặc trưng bởi sự đắt đỏ, xa xỉ. Là quốc gia mặt trời, tứ bề giáp biển, liên tục phải đối mặt với thiên tai, thảm họa sóng thần nhưng, Nhật Bản cũng là cường quốc vững mạnh bậc nhất Châu Á.
Dù trải qua chế độ quân phiệt, bị nhấn chìm bởi hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố lớn, Hiroshima và Nagasaki, trong Thế chiến II, đất nước samurai vẫn kiên cường đứng dậy, thậm chí trở thành “con rồng Châu Á” trước sự ngưỡng mộ của năm châu bốn biển.
Tại Nhật, gần như mọi thứ đều đạt chất lượng hàng đầu. Từ món ăn truyền thống tinh tế, nâng cao sức khỏe đến các dịch vụ thương mại, du lịch, chăm sóc khách hàng, xứ Phù tang đều tự hào là hạng nhất. Ở bất cứ nơi nào trên Trái đất, người Nhật cũng khiến cư dân địa phương phải nể phục bởi sự chăm chỉ, trung thực của mình.
Không phải tự nhiên mà một đất nước thiếu sự ưu ái của tự nhiên lại trở thành quốc gia xuất sắc về mọi mặt. Bí quyết gì giúp Nhật Bản trở thành đất nước đáng ngưỡng mộ trong mắt toàn cầu? Câu trả lời rất đơn giản: Chú trọng vào giáo dục.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm các cường quốc như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, tiền bạc cha mẹ bỏ ra là yếu tố quyết định hiệu quả chất lượng giáo dục giành cho con cái họ. Học sinh, sinh viên có gia cảnh khá giả đua nhau nhập học các trường tư thục nổi tiếng, nơi có cơ sở vật chất và nhân lực giảng dạy tốt nhất.
Ngược lại, con em nhà nghèo không dám mơ đến chuyện có gia sư riêng hay được tới các trường luyện thi. Rất nhiều khu vực có nền kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng giáo dục cũng cũ nát, thiếu thốn thiết bị hỗ trợ giảng dạy, sách giáo khoa lỗi thời.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development - OECD), trong số 35 quốc gia được xếp vào danh sách các cường quốc trên thế giới, Nhật Bản đứng đầu về sự bình đẳng giáo dục.
Khác biệt về thành tích học tập của học sinh, sinh viên Nhật do giàu nghèo chỉ ở mức 9%. Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu là 14%, riêng Mỹ lên đến 17%. “Bạn có thể thấy những khu ổ chuột tại Nhật nhưng tuyệt đối không thấy một trường học xuống cấp”, John Mock, nhà nhân chủng học tại Đại học Temple, Mỹ khẳng định.
Gần như không có học sinh nào của Nhật phải bỏ học vì hoàn cảnh túng thiếu. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học toàn quốc là 96,7%. Chưa hết, trẻ em nghèo ở Nhật có xu hướng phát triển tốt hơn khi chúng trưởng thành. “Đây là một trong số ít hệ thống giáo dục tốt nhất, công bằng với tất cả các em học sinh”, Andrea Schleicher, giám sát viên của OECD cho biết. Toàn dân Nhật Bản xem việc đảm bảo chất lượng giảng dạy cho mọi con em là trách nhiệm chung.
Ưu tiên vùng khó khăn
Cho đến tận tháng 3/2011, 66 năm sau thảm họa bom nguyên tử, nhiều cư dân làng Iitate, Fukushima vẫn chưa trở lại quê nhà. Không ít cồn đất vẫn phơi mình trong ô nhiễm. Quang cảnh tiêu điều, nhà cửa bỏ hoang. Trong trường tiểu học địa phương được xây dựng ngoài vùng bị bức xạ, chỉ 51 học sinh theo học.
Trước thảm họa, nơi này rộn ràng hơn 200 trẻ em vui chơi, học hành. Tuy nhiên, không nơi nào trên đất nước Nhật lại có chất lượng giáo dục tốt hơn ở đây. Theo Tomohiro Kawai, chủ tịch hội phụ huynh-giáo viên của trường, chất lượng giáo dục hiện nay còn tốt hơn nữa.
Nhiều học sinh đến từ các gia đình neo đơn, gặp khó khăn về kinh tế, phải gánh vác nghĩa vụ lo một phần cơm ăn áo mặc cho cả nhà. Chính phủ Nhật đã đề ra và thực hiện tốt nhiều chính sách hỗ trợ. Tất cả các em đều được cấp bữa ăn trưa, đồng phục sách vở, bút thước, đồ thể dục miễn phí.
Nếu đem chuyện ở Iitate so sánh với New Orleans, Mỹ, nơi từng bị cơn bão Katrina tàn phá vào 29/8/2005, khiến nhiều người thiệt mạng, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ phải hổ thẹn. Thay vì dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho hệ thống giáo dục trong vùng gặp thiên tai, các nhà chức trách New Orleans đóng cửa trường học, sa thải giáo viên, mặc học sinh thất học.
Việc tuyển dụng giáo viên tại Nhật được các quận, huyện quyết định. Cứ ba năm một lần, họ tái phân bổ nhân lực về các trường. Lực lượng giảng dạy luôn sẵn sàng cho việc được điều đến trường cần nhất.
Nếu là một giáo viên tại Nhật, bạn không thể đòi hỏi “định cư” tại một trường. Thay đổi môi trường giảng dạy cũng là dịp để người dạy trải nghiệm, trau dồi kinh nghiệm, học hỏi từ các đồng nghiệp.
Trong khi, tại khắp nơi trên thế giới, giáo viên giỏi ồ ạt đổ về trường danh tiếng và “cắm rễ” tại đó, nhà giáo Nhật chủ động tới các vùng còn khó khăn.
Phân phối tài chính khôn khéo
Một trong những yếu tố khiến giáo viên Nhật Bản thoải mái với việc điều động nhân sự là việc chi trả lương hợp lý. Họ cũng được trả cao hơn mức trung bình của OECD song phải thi đầu vào. Tỷ lệ chọi giữa các giáo viên rất cao, có lúc lên tới 1/40. Dù có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn phải tiếp tục nỗ lực. Năm lần bẩy lượt đi ứng tuyển là chuyện bình thường.
Nhà nước Nhật đặc biệt ưu tiên chi phí cho xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy đồng đều. Bất kể tại ngôi trường nào, học sinh cũng nhận sự chăm sóc, giáo dục tương đương. “Bình đẳng giáo dục trên toàn quốc” là tiêu chí số một với hệ thống giáo dục tại Nhật.
Họ cũng không vì học sinh giỏi mà ưu ái hay vì học sinh yếu kém mà từ bỏ. Nói cách khác, cái bình đẳng của Nhật không chỉ thể hiện trên cơ sở vật chất, nó còn công bằng ở cả thái độ đối với các học sinh.
Trên thực tế, Nhật Bản đầu tư vào giáo dục ít hơn các nước phát triển khác. Chỉ 3,3% thu nhập quốc dân (GDP) là được trích cho giáo dục (mức trung bình của thế giới là 4,9%). Nếu tính thành tiền, Nhật chỉ bỏ ra 8.748 dollar (tương đương 199 triệu VNĐ) trên một học sinh, còn Mỹ bỏ ra 10.959 dollar (tương đương 249 triệu VNĐ).
Cơ sở vật chất của họ khá bình thường. Sách giáo khoa đơn giản, bìa mềm. Mọi học sinh, giáo viên đều có ý thức trách nhiệm giữ vệ sinh chung. Lượng nhân viên ngoài sư phạm làm việc ở trường cực ít, thường chỉ gồm hiệu trưởng và một, hai hiệu phó.
Nhiệt tâm đáng nể
Bản thân mỗi giáo viên Nhật có trách nhiệm với toàn bộ các học sinh trong lớp. Họ dành nhiều thời gian ngoài giờ để kèm cặp các học sinh yếu kém. Chuyện một giáo viên Nhật dạy từ 7 giờ sáng đến 8-9 giờ đêm không hề lạ. Họ cũng thường xuyên làm thuyết trình, trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp, cùng nhau tìm giải pháp cho các vấn đề khúc mắc. Giáo viên Nhật không phải những cá nhân làm việc đơn lẻ mà là một tập thể thống nhất.
Phương pháp giảng dạy của Nhật khá độc đáo. Thay vì nhồi nhét kiến thức, họ hướng học sinh tự tư duy. Không có trường học nào của Nhật yêu cầu học sinh học thuộc lòng. Giáo dục Nhật khuyến khích các em tự tìm đáp án, sáng tạo phương pháp học tập. Nhà giáo Nhật rất gần gũi với học sinh, cùng các em trao đổi, đặt câu hỏi, tìm kiếm đáp án, giúp các em hình thành kỹ năng tự suy nghĩ, tìm tòi.
Tất nhiên, như nhiều nền giáo dục khác, Nhật cũng gặp không ít khó khăn. Sự bình đẳng giáo dục của họ, trên thực tế, chỉ triệt để ở bậc tiểu học. Bước sang bậc cao trung, học sinh Nhật phải đối mặt với lịch học và sinh hoạt câu lạc bộ dày đặc. Các trường đại học ở Nhật đòi hỏi học phí cao, ít học bổng dành cho sinh viên nghèo. Dẫu vậy, không thể phủ nhận, việc đảm bảo công bằng giáo dục trên mọi học sinh của Nhật Bản vẫn là tiêu chuẩn.
Không chỉ nổi bật với những thắng cảnh đẹp như tiên giới, Nhật Bản còn đặc trưng bởi sự đắt đỏ, xa xỉ. Là quốc gia mặt trời, tứ bề giáp biển, liên tục phải đối mặt với thiên tai, thảm họa sóng thần nhưng, Nhật Bản cũng là cường quốc vững mạnh bậc nhất Châu Á.
Dù trải qua chế độ quân phiệt, bị nhấn chìm bởi hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố lớn, Hiroshima và Nagasaki, trong Thế chiến II, đất nước samurai vẫn kiên cường đứng dậy, thậm chí trở thành “con rồng Châu Á” trước sự ngưỡng mộ của năm châu bốn biển.
Tại Nhật, gần như mọi thứ đều đạt chất lượng hàng đầu. Từ món ăn truyền thống tinh tế, nâng cao sức khỏe đến các dịch vụ thương mại, du lịch, chăm sóc khách hàng, xứ Phù tang đều tự hào là hạng nhất. Ở bất cứ nơi nào trên Trái đất, người Nhật cũng khiến cư dân địa phương phải nể phục bởi sự chăm chỉ, trung thực của mình.
Không phải tự nhiên mà một đất nước thiếu sự ưu ái của tự nhiên lại trở thành quốc gia xuất sắc về mọi mặt. Bí quyết gì giúp Nhật Bản trở thành đất nước đáng ngưỡng mộ trong mắt toàn cầu? Câu trả lời rất đơn giản: Chú trọng vào giáo dục.
Chính phủ Nhật Bản khẳng định đảm bảo sự công bằng giáo dục trên toàn quốc |
Ngược lại, con em nhà nghèo không dám mơ đến chuyện có gia sư riêng hay được tới các trường luyện thi. Rất nhiều khu vực có nền kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng giáo dục cũng cũ nát, thiếu thốn thiết bị hỗ trợ giảng dạy, sách giáo khoa lỗi thời.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development - OECD), trong số 35 quốc gia được xếp vào danh sách các cường quốc trên thế giới, Nhật Bản đứng đầu về sự bình đẳng giáo dục.
Khác biệt về thành tích học tập của học sinh, sinh viên Nhật do giàu nghèo chỉ ở mức 9%. Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu là 14%, riêng Mỹ lên đến 17%. “Bạn có thể thấy những khu ổ chuột tại Nhật nhưng tuyệt đối không thấy một trường học xuống cấp”, John Mock, nhà nhân chủng học tại Đại học Temple, Mỹ khẳng định.
Gần như không có học sinh nào của Nhật phải bỏ học vì hoàn cảnh túng thiếu. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học toàn quốc là 96,7%. Chưa hết, trẻ em nghèo ở Nhật có xu hướng phát triển tốt hơn khi chúng trưởng thành. “Đây là một trong số ít hệ thống giáo dục tốt nhất, công bằng với tất cả các em học sinh”, Andrea Schleicher, giám sát viên của OECD cho biết. Toàn dân Nhật Bản xem việc đảm bảo chất lượng giảng dạy cho mọi con em là trách nhiệm chung.
Ưu tiên vùng khó khăn
Cho đến tận tháng 3/2011, 66 năm sau thảm họa bom nguyên tử, nhiều cư dân làng Iitate, Fukushima vẫn chưa trở lại quê nhà. Không ít cồn đất vẫn phơi mình trong ô nhiễm. Quang cảnh tiêu điều, nhà cửa bỏ hoang. Trong trường tiểu học địa phương được xây dựng ngoài vùng bị bức xạ, chỉ 51 học sinh theo học.
Trước thảm họa, nơi này rộn ràng hơn 200 trẻ em vui chơi, học hành. Tuy nhiên, không nơi nào trên đất nước Nhật lại có chất lượng giáo dục tốt hơn ở đây. Theo Tomohiro Kawai, chủ tịch hội phụ huynh-giáo viên của trường, chất lượng giáo dục hiện nay còn tốt hơn nữa.
Nhiều học sinh đến từ các gia đình neo đơn, gặp khó khăn về kinh tế, phải gánh vác nghĩa vụ lo một phần cơm ăn áo mặc cho cả nhà. Chính phủ Nhật đã đề ra và thực hiện tốt nhiều chính sách hỗ trợ. Tất cả các em đều được cấp bữa ăn trưa, đồng phục sách vở, bút thước, đồ thể dục miễn phí.
Nếu đem chuyện ở Iitate so sánh với New Orleans, Mỹ, nơi từng bị cơn bão Katrina tàn phá vào 29/8/2005, khiến nhiều người thiệt mạng, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ phải hổ thẹn. Thay vì dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho hệ thống giáo dục trong vùng gặp thiên tai, các nhà chức trách New Orleans đóng cửa trường học, sa thải giáo viên, mặc học sinh thất học.
Việc tuyển dụng giáo viên tại Nhật được các quận, huyện quyết định. Cứ ba năm một lần, họ tái phân bổ nhân lực về các trường. Lực lượng giảng dạy luôn sẵn sàng cho việc được điều đến trường cần nhất.
Nếu là một giáo viên tại Nhật, bạn không thể đòi hỏi “định cư” tại một trường. Thay đổi môi trường giảng dạy cũng là dịp để người dạy trải nghiệm, trau dồi kinh nghiệm, học hỏi từ các đồng nghiệp.
Trong khi, tại khắp nơi trên thế giới, giáo viên giỏi ồ ạt đổ về trường danh tiếng và “cắm rễ” tại đó, nhà giáo Nhật chủ động tới các vùng còn khó khăn.
Giáo viên Nhật chú trọng rèn luyện kỹ năng tự tư duy cho học sinh |
Phân phối tài chính khôn khéo
Một trong những yếu tố khiến giáo viên Nhật Bản thoải mái với việc điều động nhân sự là việc chi trả lương hợp lý. Họ cũng được trả cao hơn mức trung bình của OECD song phải thi đầu vào. Tỷ lệ chọi giữa các giáo viên rất cao, có lúc lên tới 1/40. Dù có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn phải tiếp tục nỗ lực. Năm lần bẩy lượt đi ứng tuyển là chuyện bình thường.
Nhà nước Nhật đặc biệt ưu tiên chi phí cho xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy đồng đều. Bất kể tại ngôi trường nào, học sinh cũng nhận sự chăm sóc, giáo dục tương đương. “Bình đẳng giáo dục trên toàn quốc” là tiêu chí số một với hệ thống giáo dục tại Nhật.
Họ cũng không vì học sinh giỏi mà ưu ái hay vì học sinh yếu kém mà từ bỏ. Nói cách khác, cái bình đẳng của Nhật không chỉ thể hiện trên cơ sở vật chất, nó còn công bằng ở cả thái độ đối với các học sinh.
Trên thực tế, Nhật Bản đầu tư vào giáo dục ít hơn các nước phát triển khác. Chỉ 3,3% thu nhập quốc dân (GDP) là được trích cho giáo dục (mức trung bình của thế giới là 4,9%). Nếu tính thành tiền, Nhật chỉ bỏ ra 8.748 dollar (tương đương 199 triệu VNĐ) trên một học sinh, còn Mỹ bỏ ra 10.959 dollar (tương đương 249 triệu VNĐ).
Cơ sở vật chất của họ khá bình thường. Sách giáo khoa đơn giản, bìa mềm. Mọi học sinh, giáo viên đều có ý thức trách nhiệm giữ vệ sinh chung. Lượng nhân viên ngoài sư phạm làm việc ở trường cực ít, thường chỉ gồm hiệu trưởng và một, hai hiệu phó.
Nhiệt tâm đáng nể
Bản thân mỗi giáo viên Nhật có trách nhiệm với toàn bộ các học sinh trong lớp. Họ dành nhiều thời gian ngoài giờ để kèm cặp các học sinh yếu kém. Chuyện một giáo viên Nhật dạy từ 7 giờ sáng đến 8-9 giờ đêm không hề lạ. Họ cũng thường xuyên làm thuyết trình, trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp, cùng nhau tìm giải pháp cho các vấn đề khúc mắc. Giáo viên Nhật không phải những cá nhân làm việc đơn lẻ mà là một tập thể thống nhất.
Phương pháp giảng dạy của Nhật khá độc đáo. Thay vì nhồi nhét kiến thức, họ hướng học sinh tự tư duy. Không có trường học nào của Nhật yêu cầu học sinh học thuộc lòng. Giáo dục Nhật khuyến khích các em tự tìm đáp án, sáng tạo phương pháp học tập. Nhà giáo Nhật rất gần gũi với học sinh, cùng các em trao đổi, đặt câu hỏi, tìm kiếm đáp án, giúp các em hình thành kỹ năng tự suy nghĩ, tìm tòi.
Tất nhiên, như nhiều nền giáo dục khác, Nhật cũng gặp không ít khó khăn. Sự bình đẳng giáo dục của họ, trên thực tế, chỉ triệt để ở bậc tiểu học. Bước sang bậc cao trung, học sinh Nhật phải đối mặt với lịch học và sinh hoạt câu lạc bộ dày đặc. Các trường đại học ở Nhật đòi hỏi học phí cao, ít học bổng dành cho sinh viên nghèo. Dẫu vậy, không thể phủ nhận, việc đảm bảo công bằng giáo dục trên mọi học sinh của Nhật Bản vẫn là tiêu chuẩn.
Giáo viên Nhật Bản luôn sẵn sàng dành nhiều thời gian ngoài giờ kèm cặp học sinh yếu kém |
Giới thiệu hệ thống giáo dục Nhật Bản
Giới thiệu hệ thống giáo dục Nhật Bản
GD&TĐ - Giáo dục là một phần giá trị trong nền văn hóa Nhật Bản. Nghề giáo ở đây rất được coi trọng. Chính phủ luôn ưu tiên chi tiêu cho giáo dục và các bậc phụ huynh luôn làm hết những gì có thể để đảm bảo con mình được tiếp cận cơ hội học tập tốt nhất.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm:
- 6 năm tiểu học
- 3 năm phổ thông cơ sở
- 3 năm phổ thông trung học
- 4 năm đại học
Tại Nhật, tầm quan trọng của giáo dục được thiết lập ngay ở giai đoạn đầu. Gần như tất cả trẻ em Nhật đều đi học mẫu giáo, những trường này sẽ chuẩn bị cho các em bước vào hệ thống trường học lớn hơn.
Giáo dục công được coi là tiêu chuẩn ở Nhật, chỉ có một số ít trường tư và hầu hết những trường này đều là trường quốc tế.
Mặc dù đa số các trường là trường công nhưng chính phủ Nhật không cung cấp tài chính cho mọi chi tiêu trong giáo dục. Học sinh phải tự mua sách, đồng phục và bữa ăn trưa (tuy rằng có được trợ cấp). Khi học sinh lên đến bậc phổ thông trung học, họ phải trả học phí dù cũng được trợ cấp rất nhiều.
Hiện nay, hầu hết tất cả học sinh Nhật Bản học đại học và trường dạy nghề. Nhật Bản có tổng cộng 500 trường đại học quốc gia, đại học công và đại học tư nhân. Hầu hết mọi trẻ em Nhật đều có mong ước học đại học.
Văn hóa giáo dục ở Nhật Bản
Nhật Bản từng được biết đến là nơi có chương trình học khắc nghiệt, đẩy học sinh vượt quá giới hạn của mình. Trong những thập kỷ gần đây chính phủ Nhật đã bắt đầu hạn chế sự khắc nghiệt này, thay vào đó tăng cường nhấn mạnh vào sự sáng tạo, quốc tế hóa và tư duy phản biện tại trường học. Tuy nhiên, chính phủ vẫn kiểm soát tất cả chương trình học ở mọi cấp học, kể cả bậc mầm non.
Ở Nhật, giáo dục đồng nghĩa với cạnh tranh, đặc biệt là ở các cấp học cao. Học sinh cảm thấy rất nhiều áp lực khi muốn vào các trường đại học hàng đầu. Để có cơ hội trúng tuyển, họ phải vượt trội ở trường học ngay từ nhỏ. Khi học sinh lớn lên, hầu hết các em đều đi học thêm để luyện thi vào đại học. Nơi tổ chức các buổi luyện thi này là các trường tư và các em thường đến đây học sau giờ học chính khóa. Ở Nhật, học sinh giống như một người đi làm toàn thời gian vì các em rất ít có thời gian rảnh rỗi.
Đi học ở Nhật Bản
Một năm học ở Nhật kéo dài khoảng 240 ngày. Tuy nhiên, số ngày đi học thông thường ít hơn vì học sinh thường phải nghỉ hơn 20 ngày cho các lễ hội, kỳ nghỉ và các hoạt động khác.
Ngày tới trường bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng, bữa trưa được phục vụ trong lớp học. Bữa chiều của học sinh thường có sữa, thịt và cơm. Bữa ăn chiều này không được miễn phí mặc dù đa phần được chính phủ trợ cấp và phụ huynh thanh toán phần còn lại.
Học sinh lớp một thường tan học sớm hơn vào buổi chiều, trong khi những học sinh lớn hơn ở lại trường muộn hơn vài tiếng. Học sinh đang chuẩn bị thi đại học thì sẽ phải tiếp tục học thêm vài giờ tại các lớp học thêm.
- 6 năm tiểu học
- 3 năm phổ thông cơ sở
- 3 năm phổ thông trung học
- 4 năm đại học
Tại Nhật, tầm quan trọng của giáo dục được thiết lập ngay ở giai đoạn đầu. Gần như tất cả trẻ em Nhật đều đi học mẫu giáo, những trường này sẽ chuẩn bị cho các em bước vào hệ thống trường học lớn hơn.
Giáo dục công được coi là tiêu chuẩn ở Nhật, chỉ có một số ít trường tư và hầu hết những trường này đều là trường quốc tế.
Mặc dù đa số các trường là trường công nhưng chính phủ Nhật không cung cấp tài chính cho mọi chi tiêu trong giáo dục. Học sinh phải tự mua sách, đồng phục và bữa ăn trưa (tuy rằng có được trợ cấp). Khi học sinh lên đến bậc phổ thông trung học, họ phải trả học phí dù cũng được trợ cấp rất nhiều.
Hiện nay, hầu hết tất cả học sinh Nhật Bản học đại học và trường dạy nghề. Nhật Bản có tổng cộng 500 trường đại học quốc gia, đại học công và đại học tư nhân. Hầu hết mọi trẻ em Nhật đều có mong ước học đại học.
Văn hóa giáo dục ở Nhật Bản
Nhật Bản từng được biết đến là nơi có chương trình học khắc nghiệt, đẩy học sinh vượt quá giới hạn của mình. Trong những thập kỷ gần đây chính phủ Nhật đã bắt đầu hạn chế sự khắc nghiệt này, thay vào đó tăng cường nhấn mạnh vào sự sáng tạo, quốc tế hóa và tư duy phản biện tại trường học. Tuy nhiên, chính phủ vẫn kiểm soát tất cả chương trình học ở mọi cấp học, kể cả bậc mầm non.
Ở Nhật, giáo dục đồng nghĩa với cạnh tranh, đặc biệt là ở các cấp học cao. Học sinh cảm thấy rất nhiều áp lực khi muốn vào các trường đại học hàng đầu. Để có cơ hội trúng tuyển, họ phải vượt trội ở trường học ngay từ nhỏ. Khi học sinh lớn lên, hầu hết các em đều đi học thêm để luyện thi vào đại học. Nơi tổ chức các buổi luyện thi này là các trường tư và các em thường đến đây học sau giờ học chính khóa. Ở Nhật, học sinh giống như một người đi làm toàn thời gian vì các em rất ít có thời gian rảnh rỗi.
Đi học ở Nhật Bản
Một năm học ở Nhật kéo dài khoảng 240 ngày. Tuy nhiên, số ngày đi học thông thường ít hơn vì học sinh thường phải nghỉ hơn 20 ngày cho các lễ hội, kỳ nghỉ và các hoạt động khác.
Ngày tới trường bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng, bữa trưa được phục vụ trong lớp học. Bữa chiều của học sinh thường có sữa, thịt và cơm. Bữa ăn chiều này không được miễn phí mặc dù đa phần được chính phủ trợ cấp và phụ huynh thanh toán phần còn lại.
Học sinh lớp một thường tan học sớm hơn vào buổi chiều, trong khi những học sinh lớn hơn ở lại trường muộn hơn vài tiếng. Học sinh đang chuẩn bị thi đại học thì sẽ phải tiếp tục học thêm vài giờ tại các lớp học thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét