(Phuot.vn)
Từ một cung điện nhỏ trên đồi cao của Tsongpan Gampo, Dalai Lama 5 Vĩ đại đã xây dựng lại thành một khối kiến trúc khổng lồ, với 13 tầng dựa vào quả đồi đá cũ. Công trình có cả nghìn gian phòng, trong đó ba tầng trên cùng là quý giá nhất, là nơi ở, làm việc, thờ cúng, và chôn cất của các Dalai Lama.
Trước khi bước lên những bậc thang đầu tiên, có một cột đá dựng thẳng. Đó là tấm bia dựng khi hoàn thành Potala, để tưởng nhớ tất cả những người đã chết khi xây dựng cung điện này. Có bao nhiêu người Tibet đã chết? Không ai biết chính xác. Trong mấy chục năm xây dựng, có thể đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chết. Tên của họ không được ghi lại, mà chỉ có một tấm bia đá này.
Những người mới đến Lhasa đã vội thăm Potala thường dễ thấy mệt vì đường dốc leo thang lên khá cao. Cung Potala không phải chỉ là nơi ở và làm việc của Dalai Lama mà còn là hệ thống các phòng làm việc của các vị Lama chức sắc, giống như các vị quan của một triều đình. Đây còn là kho tàng lớn lưu trữ của cải của Tibet, cũng như vũ khí, lương thực... dùng cho một chính quyền.
Con đường này trước kia Dalai Lama 13 đã cho làm phẳng lại để ông có thể lái xe ô tô lên tận lưng chừng cung điện.
Cửa kia dẫn vào khu vực các tầng phía dưới, nơi ở của những quan chức, người phục vụ cho triều đình Dalai Lama. Theo như Tenzin nói thì 1000 căn phòng của Potala giờ đã trống rỗng, chỉ còn 24 phòng mà mọi người được tham quan là còn giữ được những gì của quá khứ. Đó cũng là nhờ công của Chu Ân Lai dưới thời Cách mạng Văn hóa.
Các bức tường của Potala được quyện bằng đất sét nện. Ở dưới chân cung điện tường dày đến 4-5 mét, lên cao vẫn còn 2 - 3 mét, và các tầng trên cùng tường dày gần 1 mét. Cũng vì lớp tường dày thế nên cung điện rất vững chắc. Quân TQ đã từng bắn đạn pháo vào tường nhưng cũng không phá được gì.
Những bức tường dày cũng giúp giữ ấm cho cung điện trong thời tiết giá rét nơi đây. Giữa các bức tường này đã có nhiều sự kiện, có cả những mưu mô tranh giành. Đừng tưởng các vị Dalai Lama là các bậc thánh không bị phàm trần chi phối. Trong số các Dalai Lama, có những người đã chịu dựng lên rồi phế bỏ. Người ta cho rằng các Dalai Lama từ thứ 6 đến 12 đều từng chịu những áp lực chính trị và thậm chí một số chỉ là những tù nhân cao sang giữa tòa cung điện này.
Từ lúc vào cho đến lúc ra Bạch cung, Hồng cung, chúng tôi không được chụp ảnh, chỉ ngắm nhìn thôi. Đành lấy ảnh trên mạng vậy. Những gì trong các bức ảnh sau đều chỉ là một góc của không gian thật. Tổng cộng vào thăm 24 phòng trong hai cung điện này.
Phòng nơi Dalai Lama tiếp các Lama cao cấp / các triều thần của ngài. Ngay bên cạnh phòng này là một phòng nguyện với 12 pho tượng bằng vàng rất đẹp, nhưng tìm mãi không có ảnh chụp trên mạng.
Phòng đại triều của Dalai Lama thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện, với rất nhiều đồ báu.
Phòng đại triều dưới thời Dalai Lama thứ 6. Dù vị này bị đuổi khỏi Potala nhưng căn phòng này vẫn kịp xây.
Thời xưa, có hàng nghìn pho tượng lớn, và cả trăm nghìn pho tượng nhỏ trong Potala, nay đã mất nhiều
Pho tượng lớn nhất là tượng Phật Di Lặc (Maitreya), vị Phật của Tương lai, sẽ đến để hóa độ chúng sinh. Hai pho tượng nhỏ bên dưới là Dalai Lama thứ 5 và thứ 13.
Pho tượng đôi, bên trái là Phật Thích Ca, bên phải là Dalai Lama thứ 5. Tượng Dalai Lama cũng được làm to và ngang hàng với tượng Phật, là phong cách riêng của Tibet.
Trong Potala có 8 stupa là mộ của 8 Dalai Lama thứ 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Dalai Lama thứ 1 mộ ở Shigate, Thứ 2, 3, 4 mộ tại Drepung, vị thứ 6 bị đuổi chết ở bên ngoài.
Các mộ của Dalai Lama đều là để nguyên thân thể bên trong tháp. Đây là hình thức táng trang trọng nhất. Người thường ngày xưa thì đem xác cho chim ăn (thiên táng) hoặc thả xuống nước (thủy táng); các lama thì được hỏa táng. Ngày nay thì đã khác, thiên táng chỉ dành cho những rất ít những người ở bậc cao, còn nhiều nơi cũng chôn xuống đất.
Các tháp mộ của Dalai Lama đều làm hình stupa kiểu Tạng, bằng kim loại quý. Thường bên trong là bạc và đồng, bên ngoài dát vàng và nạm đá quý.
Bảo vật quý giá nhất của cung Potala là Tháp mộ của Dalai Lama thứ 5, người đã thống nhất và chấn hưng Tibet, người đã dựng lại cung Potala cũng như hàng loạt các tu viện lớn, nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc của người Tibet. Tháp mộ của ngài cao đến 14 mét, đúc bằng bạc và dát gần 4 tấn vàng, với hàng vạn châu ngọc. Theo truyền thuyết trong tháp còn có xá lợi răng Phật.
Thực tế những bất ổn chính trị từ thượng tầng của Tibet đã xuất hiện từ ngay sau khi Dalai Lama 5 qua đời, và tòa tháp vàng rực rỡ này giống như một nơi nương tựa, kì vọng cho các Dalai Lama đời sau. Nó quá tốn kém và xa xỉ.
Cùng tầng trên cùng của Hồng Cung còn có một gian phòng thiêng liêng, nơi đặt ba bảo vật khác, là ba Mandala 3 chiều.
Mandala là hình vẽ tượng trưng của bản thể vũ trụ trong tâm thức và bản đồ pháp giới Chư phật. Mandala được vẽ trên giấy, trên lụa, tạo bằng cát, bằng bơ, hay được dựng thành cả một tòa nhà, một tòa thành như tu viện Samye.
Còn tại đỉnh của Potala, Mandala được làm bằng vàng dựng như những tòa cung điện. Các nghệ nhân xưa đã coi đây như nơi trú ngụ của chư Phật, tưởng tượng đó như những cung điện rực rỡ xa hoa bằng vàng ngọc. Những mandala này có đường kính đến 2 - 3 mét.
Mandala trong cùng này có 170 pho tượng vàng của chư Phật, Bồ tát, Độ mẫu, Minh vương,... (ảnh sưu tầm)
Sau hơn hai giờ, chúng tôi ra mặt sau của Potala. Nhìn ra chỉ thấy những khối nhà theo một kiểu quen thuộc của đô thị TQ. Nếu không có dãy núi kia thì chắc chúng sẽ lan ra mãi.
Cung điện cũ, chỉ còn lại bóng quá khứ, chưa biết bao giờ mới có tương lai.
Những người Tạng chân thành vẫn thành kính hành lễ trước những bức vẽ bên tường ngoài Potala, như các đời trước đã làm như vậy.
Tác giả: Chitto
Biên tập: laihongvan
Ghi rõ nguồn Phuot.vn và tên tác giả khi phát hành lại bài viết này.
Từ một cung điện nhỏ trên đồi cao của Tsongpan Gampo, Dalai Lama 5 Vĩ đại đã xây dựng lại thành một khối kiến trúc khổng lồ, với 13 tầng dựa vào quả đồi đá cũ. Công trình có cả nghìn gian phòng, trong đó ba tầng trên cùng là quý giá nhất, là nơi ở, làm việc, thờ cúng, và chôn cất của các Dalai Lama.
Trước khi bước lên những bậc thang đầu tiên, có một cột đá dựng thẳng. Đó là tấm bia dựng khi hoàn thành Potala, để tưởng nhớ tất cả những người đã chết khi xây dựng cung điện này. Có bao nhiêu người Tibet đã chết? Không ai biết chính xác. Trong mấy chục năm xây dựng, có thể đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chết. Tên của họ không được ghi lại, mà chỉ có một tấm bia đá này.
Những người mới đến Lhasa đã vội thăm Potala thường dễ thấy mệt vì đường dốc leo thang lên khá cao. Cung Potala không phải chỉ là nơi ở và làm việc của Dalai Lama mà còn là hệ thống các phòng làm việc của các vị Lama chức sắc, giống như các vị quan của một triều đình. Đây còn là kho tàng lớn lưu trữ của cải của Tibet, cũng như vũ khí, lương thực... dùng cho một chính quyền.
Con đường này trước kia Dalai Lama 13 đã cho làm phẳng lại để ông có thể lái xe ô tô lên tận lưng chừng cung điện.
Cửa kia dẫn vào khu vực các tầng phía dưới, nơi ở của những quan chức, người phục vụ cho triều đình Dalai Lama. Theo như Tenzin nói thì 1000 căn phòng của Potala giờ đã trống rỗng, chỉ còn 24 phòng mà mọi người được tham quan là còn giữ được những gì của quá khứ. Đó cũng là nhờ công của Chu Ân Lai dưới thời Cách mạng Văn hóa.
Các bức tường của Potala được quyện bằng đất sét nện. Ở dưới chân cung điện tường dày đến 4-5 mét, lên cao vẫn còn 2 - 3 mét, và các tầng trên cùng tường dày gần 1 mét. Cũng vì lớp tường dày thế nên cung điện rất vững chắc. Quân TQ đã từng bắn đạn pháo vào tường nhưng cũng không phá được gì.
Những bức tường dày cũng giúp giữ ấm cho cung điện trong thời tiết giá rét nơi đây. Giữa các bức tường này đã có nhiều sự kiện, có cả những mưu mô tranh giành. Đừng tưởng các vị Dalai Lama là các bậc thánh không bị phàm trần chi phối. Trong số các Dalai Lama, có những người đã chịu dựng lên rồi phế bỏ. Người ta cho rằng các Dalai Lama từ thứ 6 đến 12 đều từng chịu những áp lực chính trị và thậm chí một số chỉ là những tù nhân cao sang giữa tòa cung điện này.
Từ lúc vào cho đến lúc ra Bạch cung, Hồng cung, chúng tôi không được chụp ảnh, chỉ ngắm nhìn thôi. Đành lấy ảnh trên mạng vậy. Những gì trong các bức ảnh sau đều chỉ là một góc của không gian thật. Tổng cộng vào thăm 24 phòng trong hai cung điện này.
Phòng nơi Dalai Lama tiếp các Lama cao cấp / các triều thần của ngài. Ngay bên cạnh phòng này là một phòng nguyện với 12 pho tượng bằng vàng rất đẹp, nhưng tìm mãi không có ảnh chụp trên mạng.
Phòng đại triều của Dalai Lama thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện, với rất nhiều đồ báu.
Phòng đại triều dưới thời Dalai Lama thứ 6. Dù vị này bị đuổi khỏi Potala nhưng căn phòng này vẫn kịp xây.
Thời xưa, có hàng nghìn pho tượng lớn, và cả trăm nghìn pho tượng nhỏ trong Potala, nay đã mất nhiều
Pho tượng lớn nhất là tượng Phật Di Lặc (Maitreya), vị Phật của Tương lai, sẽ đến để hóa độ chúng sinh. Hai pho tượng nhỏ bên dưới là Dalai Lama thứ 5 và thứ 13.
Pho tượng đôi, bên trái là Phật Thích Ca, bên phải là Dalai Lama thứ 5. Tượng Dalai Lama cũng được làm to và ngang hàng với tượng Phật, là phong cách riêng của Tibet.
Trong Potala có 8 stupa là mộ của 8 Dalai Lama thứ 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Dalai Lama thứ 1 mộ ở Shigate, Thứ 2, 3, 4 mộ tại Drepung, vị thứ 6 bị đuổi chết ở bên ngoài.
Các mộ của Dalai Lama đều là để nguyên thân thể bên trong tháp. Đây là hình thức táng trang trọng nhất. Người thường ngày xưa thì đem xác cho chim ăn (thiên táng) hoặc thả xuống nước (thủy táng); các lama thì được hỏa táng. Ngày nay thì đã khác, thiên táng chỉ dành cho những rất ít những người ở bậc cao, còn nhiều nơi cũng chôn xuống đất.
Các tháp mộ của Dalai Lama đều làm hình stupa kiểu Tạng, bằng kim loại quý. Thường bên trong là bạc và đồng, bên ngoài dát vàng và nạm đá quý.
Bảo vật quý giá nhất của cung Potala là Tháp mộ của Dalai Lama thứ 5, người đã thống nhất và chấn hưng Tibet, người đã dựng lại cung Potala cũng như hàng loạt các tu viện lớn, nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc của người Tibet. Tháp mộ của ngài cao đến 14 mét, đúc bằng bạc và dát gần 4 tấn vàng, với hàng vạn châu ngọc. Theo truyền thuyết trong tháp còn có xá lợi răng Phật.
Thực tế những bất ổn chính trị từ thượng tầng của Tibet đã xuất hiện từ ngay sau khi Dalai Lama 5 qua đời, và tòa tháp vàng rực rỡ này giống như một nơi nương tựa, kì vọng cho các Dalai Lama đời sau. Nó quá tốn kém và xa xỉ.
Cùng tầng trên cùng của Hồng Cung còn có một gian phòng thiêng liêng, nơi đặt ba bảo vật khác, là ba Mandala 3 chiều.
Mandala là hình vẽ tượng trưng của bản thể vũ trụ trong tâm thức và bản đồ pháp giới Chư phật. Mandala được vẽ trên giấy, trên lụa, tạo bằng cát, bằng bơ, hay được dựng thành cả một tòa nhà, một tòa thành như tu viện Samye.
Còn tại đỉnh của Potala, Mandala được làm bằng vàng dựng như những tòa cung điện. Các nghệ nhân xưa đã coi đây như nơi trú ngụ của chư Phật, tưởng tượng đó như những cung điện rực rỡ xa hoa bằng vàng ngọc. Những mandala này có đường kính đến 2 - 3 mét.
Mandala trong cùng này có 170 pho tượng vàng của chư Phật, Bồ tát, Độ mẫu, Minh vương,... (ảnh sưu tầm)
Sau hơn hai giờ, chúng tôi ra mặt sau của Potala. Nhìn ra chỉ thấy những khối nhà theo một kiểu quen thuộc của đô thị TQ. Nếu không có dãy núi kia thì chắc chúng sẽ lan ra mãi.
Cung điện cũ, chỉ còn lại bóng quá khứ, chưa biết bao giờ mới có tương lai.
Những người Tạng chân thành vẫn thành kính hành lễ trước những bức vẽ bên tường ngoài Potala, như các đời trước đã làm như vậy.
Tác giả: Chitto
Biên tập: laihongvan
Ghi rõ nguồn Phuot.vn và tên tác giả khi phát hành lại bài viết này.
1 nhận xét:
eva air của hãng nào
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
ve may bay korean air
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich
Đăng nhận xét