Vĩnh Trinh (Theo SKCĐ) |
Những di tích cổ đại có niên đại lên tới hàng nghìn năm đến nay vẫn là dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà khảo cổ, nhà khoa học hàng đầu. Tuy nhiên, chính nhờ các bí ẩn chưa được giải đáp đã làm nên vẻ cuốn hút đặc biệt cho các di tích này.
1. Thành phố cổ Lagunita, bang Campeche, bán đảo Yucatan
Thành phố cổ Lagunita trầm mặc giữa rừng già hàng nghìn năm nay không ai biết đến.
Người Maya đã để lại cho nhân loại rất nhiều tinh hoa đáng quý từ nền văn minh của họ, đồng thời cũng thách thức trí tuệ chúng ta bởi những điều bí ẩn, kì lạ và khó lí giải từ các công trình, di chỉ khảo cổ. Là một trong hai thành phố cổ đại vừa được phát hiện gần đây, Lagunita lại tiếp tục đặt thêm nhiều dấu chấm hỏi cho các nhà khoa học và khảo cổ học.
Bia mộ cổ thuộc khu di tích này.
Hàng thế kỉ qua, Lagunita nằm ẩn giấu trong rừng rậm tại bang Campeche, bán đảo Yucatan. Thành phố này bị bao phủ bởi thảm thực vật dày và rất khó tiếp cận. Theo các nhà khảo cổ, thành phố này đã từng rất thịnh vượng vào khoảng năm 1000 – 600 TCN. Họ cũng tìm thấy những công trình được cho là nhà cửa, kim tự tháp và thành quách ở thành phố cổ này. Một trong số những kim tự tháp có độ cao đến 20m.
Hàng thế kỉ qua, Lagunita nằm ẩn giấu trong rừng rậm tại bang Campeche, bán đảo Yucatan.
Nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn từ khoảng thế kỉ thứ 8 và 9, với nguyên nhân được cho là chiến tranh kết hợp với hạn hán. Tuy nhiên đó không phải là lí do duy nhất cho sự suy tàn của nền văn minh này. Vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá đang đợi những công trình cổ xưa này lên tiếng.
Hơn 30 hầm chứa nước, thường gọi là chultun, được tìm thấy tại đây. Chultun là một loại hầm ngầm dưới đất có dạng hình chai, chủ yếu được người Maya dùng để chứa nước mưa.
2. Khu phế tích Loropéni, Burkina Faso
Khu phế tích Loropéni vuông vức, khép kín, không hoan nghênh người lạ mặt.
Khu phế tích Loropéni là một thị trấn nằm ở phía tây của Burkina Faso. Nơi đây bao gồm các phế tích đá trước khi người châu Âu đặt chân tới nơi này. Loropénitrải dài trên diện tích 11.130m2 với những bức tường đá tuyệt đẹp; là địa danh đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận Di sản văn hoá thế giới vào năm 2009.
Những tưởng nơi đây chỉ là một phế tích đổ nát, cũ kĩ...
Dường như Loropéni từng là một công trình chết, vì các nhà khảo cổ không hề tìm thấy bất cứ một dấu hiệu nào về sự tồn tại của con người cũng như dấu tích của đền đài, nhà cửa tại đây. Đặc biệt, khu tàn tích có dạng hình vuông khép kín này không có lối vào. Những bức tường gạch kín kẽ vây thành hình vuông, có chiều cao khá bất thường so với các công trình phổ biến ở khu vực này (6m), ngoài ra cũng không có cửa sổ và lỗ thông hơi.
... nhưng phải đến thật gần, quan sát trực tiếp mới cảm nhận được nguồn năng lượng bí ẩn mà nó tỏa ra.
Nhìn qua ảnh, bạn chỉ thấy đây là một đống gạch vụn, nhưng phải chứng kiến ngoài đời thực mới cảm nhận được nguồn năng lượng phát ra từ công trình này. Khu tàn tích im lìm, trầm mặc giữa rừng sâu được cho là nơi trú ngụ của nhiều linh hồn từ thời xa xưa.
3. Đền Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kì
Có vẻ Göbekli Tepe không được tạo ra để phục vụ cho mục đích sinh sống, mà nó có thể là một thánh đường tôn giáo được những người săn bắn hái lượm xây dựng nên.
Göbekli Tepe là ngôi đền trên đỉnh của một mỏm thuộc dãy núi dài khoảng 15km ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kì. Địa điểm này hiện đang được các nhà khảo cổ học Đức cùng Thổ Nhĩ Kì khai quật. Họ cho rằng ngôi đền này đã được những người săn bắn - hái lượm dựng lên vào 9.000 năm TCN (khoảng 11.000 năm trước).
Tại Göbekli Tepe, chúng ta có thể tìm thấy nhiều bức họa khắc hình tượng các sinh vật như tatu, lợn hoang và ngỗng, vốn là những động vật không có mặt ở địa phương.
Người cổ đại xây dựng Göbekli Tepe có ý nghĩa gì? Có phải họ chỉ đơn giản là khuân đá từ những nơi chỉ cách hang động vài bước chân rồi đem về và “hóa phép” cho chúng thành những công trình đá khổng lồ?
Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kì được tạo nên từ những khối đá cự thạch khổng lồ trước cả thời kì Đồ Đá khoảng 6.000 năm. Nhà khảo cổ học Klaus Schmidt tin rằng đây là nơi thờ phụng lâu đời nhất của con người, có niên đại ít nhất 11.000 năm tuổi, được xây dựng tại thời điểm mà các nhà khoa học cho rằng loài người thậm chí còn chưa phát triển nông nghiệp.
Chúng ta không biết một lực lượng phải mạnh mẽ và hùng hậu đến như thế nào mới có thể xây dựng, củng cố, và duy trì một phức hệ trọng yếu như vậy.
4. Di tích khảo cổ Mohenjo Daro, Pakistan
Mohenjo Daro - di tích cổ đại còn chất chứa nhiều bí ẩn.
Nền văn minh sông Ấn được mọi người chú ý đầu tiên, sau khi khai quật di chỉHarappa thế kỷ XVIII. Năm 1922, một sự ngẫu nhiên, người ta đã phát hiện ra di tích Mohenjo Daro cách Harappa 600km về phía Nam.
Cổ vật nơi này rất giống ở Harapp - một thành phố cổ đại được khai quật trước đó không lâu và không quá xa (cách Mohenjo Daro 600km về phía Nam).
Điều kì lạ là cổ vật khai quật tại đây rất giống ở Harapp. Theo khảo sát, hai di chỉ này bắt đầu xây dựng khoảng 5.000 năm trước, thậm chí xa hơn. Điều khiến người ta ngạc nhiên không chỉ là diện tích và niên đại của hai di chỉ mà là chúng đều thuộc cùng một nền văn minh, nhưng mức sống không giống nhau. Vì sao có hiện tượng khác nhau kì lạ như vậy? Đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Những bức tường gạch tạo nên lối đi hẹp, vòng vèo như một mê cung dẫn đến nơi vô thực nào đó không ai biết...
Ban đầu, mọi người tưởng rằng, nền văn minh này phát triển nhờ sự ảnh hưởng của nền văn minh khác. Nhưng khai quật khảo cổ chứng minh kết luận này hoàn toàn sai lầm. Giám định xương người khai quật ở đây cũng chứng tỏ, người ở đây mang rất nhiều dòng máu của các chủng loại người khác nhau, không phải một dân tộc ngày nay chúng ta biết. Những bộ xương khai quật đều chết trong tình trạng kì lạ. Người chết không được chôn cất trong mộ và đều có nguyên nhân tử vong là đột tử. Thêm một điểm gây tò mò khác là có di thể hai tay ôm mặt như đang bảo vệ mình.
Ban đầu, mọi người tưởng rằng, nền văn minh này phát triển nhờ sự ảnh hưởng của nền văn minh khác, nhưng khai quật khảo cổ chứng minh kết luận này hoàn toàn sai lầm.
5. Kim tự tháp Bosnia, thị trấn Bosnia Visoko, Sarejevo
Từ trên cao, nhìn bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố cơ bản của một tòa Kim tự tháp kinh điển: bốn mặt dốc hoàn hảo cùng chụm vào một điểm, chóp nón bằng phẳng và một lối vào phức tạp.
Thật ra, thuật ngữ kim tự tháp Bosnia đã được sử dụng để chỉ một cụm của các kiến tạo địa chất tự nhiên đôi khi được gọi là flatiron gần thị trấn Bosnia Visoko, phía tây bắc của Sarajevo. Ngọn đồi có tên là Visočica trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong tháng 10 năm 2005, sau một chiến dịch truyền thông, thúc đẩy ý tưởng rằng chúng là nhân tạo và là kim tự tháp cổ đại lớn nhất trên Trái Đất.
Trên đỉnh của Kim tự tháp khổng lồ này, người ta phát hiện những lớp gạch được lát rất ngay ngắn như thế này.
Và cả một hố sâu không biết dẫn về đâu.
Hố này được xây dựng từ những khối đá chắc chắn.
Trên đỉnh của Kim tự tháp cũng từng tồn tại một tòa thành có tường lớn bao quanh thời Trung cổ, nơi trị vì của một vị vua hùng mạnh trong lịch sử dân tộcBosnia: vua Tvrtko xứ Kotromanic (1338 - 1391). Kim tự tháp Mặt Trời của Bosnia có chiều cao 220 mét, cao thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Kim tự tháp Lớn của Ai Cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét