Lâu đài Versailles đồ sộ
Có lẽ dù chưa thăm Pháp một lần nào, nhưng qua những bài học lịch sử, hầu hết người Việt Nam đều biết tới địa danh Versailles qua sự kiện: ngày 16-6-1919, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách 8 điểm yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt Nam.
Từ Paris, đi bằng ôtô hoặc tàu điện từ trung tâm tới Versailles (gần 20km), khách du lịch có thể tới thăm căn phòng gương nơi diễn ra Hội nghị Versailles năm xưa và lâu đài Versailles cổ kính và đồ sộ. Từng là nơi ở của nhiều triều vua Pháp như Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI, lâu đài được coi là một trong những lâu lài lớn nhất châu Âu. Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới ngay từ năm 1979, cung điện Versailles hiện nay vẫn còn giữ được những nét kiến trúc chuẩn mực của nền nghệ thuật Pháp thế kỷ 17-18, những bức tranh tinh tế trên trần nhà, một bộ sưu tập tranh khổng lồ và những vật dụng, phòng ở của vua chúa thời xa xưa. Đến Versailles, khách tham quan được tận mắt chứng kiến những nơi sinh hoạt của hoàng gia Pháp trong quá khứ, từ nơi ăn, ngủ, họp bàn...
Sau chuyến thăm quan vòng quanh những phòng chính của lâu đài (tổng cộng hơn 2000 phòng), khách tham quan có thể nghỉ chân và thư giãn trong khu vườn rộng trên 800ha với hồ nước và những bức tượng, hàng cây được sắp đặt tinh tế và đẹp mắt.
Fontainebleau in dấu lịch sử
Cũng gắn với lịch sử Việt Nam là lâu đài Fontainebleau. Năm 1946, tại nơi đây diễn ra Hội nghị Fontainebleau bàn về hoà bình cho Đông Dương giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Cách Paris khoảng 50 km về phía Nam, lâu đài Fontainebleau nằm giữa một khu rừng rộng 17.000 hectares, từng là nơi nghỉ ngơi, săn bắn của các vị vua chúa của Pháp. Là một lâu đài của Pháp, nhưng Fontainebleau lại là sự kết hợp của hai nền kiến trúc Pháp và Italy.
Với mong muốn biến Fontainebleau thành một nơi lưu giữ những kiệt tác của thời kì Phục Hưng, vua François I đã cho sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và chế tác các tác phẩm khác theo mô hình của Italia. Phần trang trí của lâu đài cũng được giao cho nghệ sỹ người Italy Rosso Fiorentino đảm nhận. Trong lịch sử Pháp, Fontainebleau còn ghi dấu là nơi Napoléon đã ký tuyên bố thoái vị năm 1814.
Những lâu đài dọc sông Loire
Nếu có nhiều thời gian hơn, khách du lịch có thể thực hiện một chuyến đi thăm những lâu đài ở thung lũng sông Loire, miền Trung nước Pháp. Năm 2000, UNESCO đã công nhận một phần thung lũng sông Loire là Di sản thế giới nhờ giá trị văn hóa độc đáo, đặc biệt là giá trị lịch sử và kiến trúc của khu vực này. Bên cạnh những cánh đồng nho bạt ngàn và nghề làm rượu vang nổi tiếng, thung lũng sông Loire nổi tiếng nhờ những lâu đài nằm dọc dòng sông. Theo cẩm nang du lịch của Hội “Những lâu đài dọc sông Loire, thung lũng của những ông hoàng” của Pháp, dọc sông Loire có 57 công trình lịch sử, hầu hết là những lâu đài tráng lệ và cổ kính, được công nhận là Di sản thế giới.
Một trong những lâu đài được nhiều khách du lịch tới thăm là lâu đài Chenonceau. Chenonceau là công lịch sử tư nhân có số khách tới tham quan lớn hàng đầu nước Pháp. Lâu đài được xây dựng nổi bên trên sông Cher, một nhánh phụ của sông Loire. Phần nội thất của lâu đài được trang trí bằng những tấm thảm quý hiếm và nhiều bức hoạ cổ. Những người thích nội trợ sẽ đặc biệt ấn tượng với những đồ dùng làm bếp bằng đồng được trưng bày ở khu bếp nằm dưới tầng hầm lâu đài. Còn đối với những ai muốn cảm nhận sự hoành tráng của lâu đài, khách du lịch có thể thuê thuyền dạo chơi trên sông Cher.
Không xa lâu đài Chenonceau là lâu đài Amboise. Do niềm đam mê với nghệ thuật Italy, từ năm 1495, vua Charles VIII đã mời nhiều nghệ sỹ của Italia tới trang trí cho lâu đài, tạo nên nét đặc sắc thời Phục Hưng của lâu đài Amboise hiện nay.
Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, lâu đài Amboise còn gây sự chú ý bởi chính ở nơi đây, danh hoạ nổi tiếng Léonard Vinci đã từng sống 3 năm cuối đời mình. Khi qua đời, thi hài của ông được chôn cất ở lâu đài. Tuy sau này thi hài ông được chuyển tới nhà thờ Saint-Hubert, nhưng đến lâu đài Amboise, khách tham quân vẫn có dịp đứng trước một bức tượng trắng đặt trang trọng ở khuôn viên lâu đài để tưởng nhớ tới nghệ sỹ và nhà phát minh thiên tài của thế giới.
Một lâu đài khác thuộc thung lũng sông Loire không nên bỏ qua là lâu đài Blois. Blois từng là nơi ở của 7 vị vua và 9 hoàng hậu nước Pháp.
Hơn 30.000 tác phẩm được trưng bày bên trong các căn phòng của lâu đài. Khi màn đêm buông xuống, khách tham quan có thể ngồi giữa khoảng sân rộng của lâu đài để thưởng thức một màn trình diễn bằng âm thanh và ánh sáng trên nền của những bức tường lâu đài Blois do ban quản lý lâu đài thực hiện.
Ở Việt Nam, trong giới khoa học, có lẽ lâu đài Blois còn được biết tới với một hội nghị khoa học về vật lý thiên văn nổi tiếng quốc tế - hội nghị “Gặp gỡ Blois” do vợ chồng GS Việt kiều Trần Thanh Vân tổ chức. Hội nghị luôn có sự tham gia của những nhà khoa học hàng đầu thế giới, bao gồm cả những nhà vật lý được giải Nobel. Mô hình tổ chức hội nghị khoa học kết hợp với thăm quan di sản văn hó của vợ chồng GS Trần Thanh Vân gặt hái được nhiều thành công và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Chúng tôi may mắn có dịp tới ăn tối bên trong lâu đài Blois xa hoa, tráng lệ và được thưởng thức món rượu vang tuyệt hảo, những món đặc sản của thung lũng sông Loire.
Có thể nói rằng, Pháp không chỉ có kinh đô ánh sáng hay những bờ biển đẹp ven bờ Địa Trung Hải, mà còn có những đâu đài cổ kính. Đến Pháp, sao bạn không thử một lần tới nơi ở của những bậc vua chúa và một lần thử cảm giác sống trong cảnh đế vương nước Pháp?!
Có lẽ dù chưa thăm Pháp một lần nào, nhưng qua những bài học lịch sử, hầu hết người Việt Nam đều biết tới địa danh Versailles qua sự kiện: ngày 16-6-1919, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách 8 điểm yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt Nam.
Phòng gương lâu đài Versailles
Từ Paris, đi bằng ôtô hoặc tàu điện từ trung tâm tới Versailles (gần 20km), khách du lịch có thể tới thăm căn phòng gương nơi diễn ra Hội nghị Versailles năm xưa và lâu đài Versailles cổ kính và đồ sộ. Từng là nơi ở của nhiều triều vua Pháp như Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI, lâu đài được coi là một trong những lâu lài lớn nhất châu Âu. Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới ngay từ năm 1979, cung điện Versailles hiện nay vẫn còn giữ được những nét kiến trúc chuẩn mực của nền nghệ thuật Pháp thế kỷ 17-18, những bức tranh tinh tế trên trần nhà, một bộ sưu tập tranh khổng lồ và những vật dụng, phòng ở của vua chúa thời xa xưa. Đến Versailles, khách tham quan được tận mắt chứng kiến những nơi sinh hoạt của hoàng gia Pháp trong quá khứ, từ nơi ăn, ngủ, họp bàn...
Sau chuyến thăm quan vòng quanh những phòng chính của lâu đài (tổng cộng hơn 2000 phòng), khách tham quan có thể nghỉ chân và thư giãn trong khu vườn rộng trên 800ha với hồ nước và những bức tượng, hàng cây được sắp đặt tinh tế và đẹp mắt.
Fontainebleau in dấu lịch sử
Cũng gắn với lịch sử Việt Nam là lâu đài Fontainebleau. Năm 1946, tại nơi đây diễn ra Hội nghị Fontainebleau bàn về hoà bình cho Đông Dương giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Đường dẫn vào lâu đài Fontainebleau
Cách Paris khoảng 50 km về phía Nam, lâu đài Fontainebleau nằm giữa một khu rừng rộng 17.000 hectares, từng là nơi nghỉ ngơi, săn bắn của các vị vua chúa của Pháp. Là một lâu đài của Pháp, nhưng Fontainebleau lại là sự kết hợp của hai nền kiến trúc Pháp và Italy.
Với mong muốn biến Fontainebleau thành một nơi lưu giữ những kiệt tác của thời kì Phục Hưng, vua François I đã cho sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và chế tác các tác phẩm khác theo mô hình của Italia. Phần trang trí của lâu đài cũng được giao cho nghệ sỹ người Italy Rosso Fiorentino đảm nhận. Trong lịch sử Pháp, Fontainebleau còn ghi dấu là nơi Napoléon đã ký tuyên bố thoái vị năm 1814.
Những lâu đài dọc sông Loire
Nếu có nhiều thời gian hơn, khách du lịch có thể thực hiện một chuyến đi thăm những lâu đài ở thung lũng sông Loire, miền Trung nước Pháp. Năm 2000, UNESCO đã công nhận một phần thung lũng sông Loire là Di sản thế giới nhờ giá trị văn hóa độc đáo, đặc biệt là giá trị lịch sử và kiến trúc của khu vực này. Bên cạnh những cánh đồng nho bạt ngàn và nghề làm rượu vang nổi tiếng, thung lũng sông Loire nổi tiếng nhờ những lâu đài nằm dọc dòng sông. Theo cẩm nang du lịch của Hội “Những lâu đài dọc sông Loire, thung lũng của những ông hoàng” của Pháp, dọc sông Loire có 57 công trình lịch sử, hầu hết là những lâu đài tráng lệ và cổ kính, được công nhận là Di sản thế giới.
Tráng lệ lâu đài Chenonceau
Một trong những lâu đài được nhiều khách du lịch tới thăm là lâu đài Chenonceau. Chenonceau là công lịch sử tư nhân có số khách tới tham quan lớn hàng đầu nước Pháp. Lâu đài được xây dựng nổi bên trên sông Cher, một nhánh phụ của sông Loire. Phần nội thất của lâu đài được trang trí bằng những tấm thảm quý hiếm và nhiều bức hoạ cổ. Những người thích nội trợ sẽ đặc biệt ấn tượng với những đồ dùng làm bếp bằng đồng được trưng bày ở khu bếp nằm dưới tầng hầm lâu đài. Còn đối với những ai muốn cảm nhận sự hoành tráng của lâu đài, khách du lịch có thể thuê thuyền dạo chơi trên sông Cher.
Không xa lâu đài Chenonceau là lâu đài Amboise. Do niềm đam mê với nghệ thuật Italy, từ năm 1495, vua Charles VIII đã mời nhiều nghệ sỹ của Italia tới trang trí cho lâu đài, tạo nên nét đặc sắc thời Phục Hưng của lâu đài Amboise hiện nay.
Bức tượng danh hoạ nổi tiếng Léonard Vinci tại lâu đài Amboise
Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, lâu đài Amboise còn gây sự chú ý bởi chính ở nơi đây, danh hoạ nổi tiếng Léonard Vinci đã từng sống 3 năm cuối đời mình. Khi qua đời, thi hài của ông được chôn cất ở lâu đài. Tuy sau này thi hài ông được chuyển tới nhà thờ Saint-Hubert, nhưng đến lâu đài Amboise, khách tham quân vẫn có dịp đứng trước một bức tượng trắng đặt trang trọng ở khuôn viên lâu đài để tưởng nhớ tới nghệ sỹ và nhà phát minh thiên tài của thế giới.
Một lâu đài khác thuộc thung lũng sông Loire không nên bỏ qua là lâu đài Blois. Blois từng là nơi ở của 7 vị vua và 9 hoàng hậu nước Pháp.
Một góc lâu đài Blois
Hơn 30.000 tác phẩm được trưng bày bên trong các căn phòng của lâu đài. Khi màn đêm buông xuống, khách tham quan có thể ngồi giữa khoảng sân rộng của lâu đài để thưởng thức một màn trình diễn bằng âm thanh và ánh sáng trên nền của những bức tường lâu đài Blois do ban quản lý lâu đài thực hiện.
Ở Việt Nam, trong giới khoa học, có lẽ lâu đài Blois còn được biết tới với một hội nghị khoa học về vật lý thiên văn nổi tiếng quốc tế - hội nghị “Gặp gỡ Blois” do vợ chồng GS Việt kiều Trần Thanh Vân tổ chức. Hội nghị luôn có sự tham gia của những nhà khoa học hàng đầu thế giới, bao gồm cả những nhà vật lý được giải Nobel. Mô hình tổ chức hội nghị khoa học kết hợp với thăm quan di sản văn hó của vợ chồng GS Trần Thanh Vân gặt hái được nhiều thành công và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Chúng tôi may mắn có dịp tới ăn tối bên trong lâu đài Blois xa hoa, tráng lệ và được thưởng thức món rượu vang tuyệt hảo, những món đặc sản của thung lũng sông Loire.
Có thể nói rằng, Pháp không chỉ có kinh đô ánh sáng hay những bờ biển đẹp ven bờ Địa Trung Hải, mà còn có những đâu đài cổ kính. Đến Pháp, sao bạn không thử một lần tới nơi ở của những bậc vua chúa và một lần thử cảm giác sống trong cảnh đế vương nước Pháp?!
Theo Thùy Vân – Quang Hưng (VOV News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét