Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người


Ảnh minh họa
Bộ lạc Asante nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Đất nước Ghana nghèo đói, song bộ lạc này lại nổi tiếng giàu có. Sự giàu có của họ thể hiện ở những cục vàng đeo lủng lẳng trên người.
Với người dân bộ lạc này, vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực, do đó, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người. Vàng không chỉ là trang sức, mà nó còn là “linh hồn” của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh.
Người Asante thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Các chàng trai kiếm vợ, cô gái kiếm chồng cũng rất chú ý đến độ “dát vàng dát bạc” trên người đối phương.
Dân số Asante có 1,5 triệu người. Xưa kia, vương quốc Asante nằm biệt lập giữa rừng. Từ thế kỷ 13, con đường buôn vàng mở qua vương quốc này, họ tham gia vào buôn bán vàng và trở nên lớn mạnh.


Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người

Cho đến bây giờ, nền kinh tế của người Asante vẫn phụ thuộc vào buôn bán vàng và nô lệ. Họ bán nô lệ cho các thương nhân người Mande và Hausa cũng như châu Âu.
Người Asante theo chế độ mẫu hệ. Trong nhà, người mẹ, người bà làm chủ. Đàn bà cũng làm chủ gia tộc. Thế nhưng, đàn ông ở bộ tộc này lại có thể lấy nhiều vợ.


Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người

Các thế hệ gia đình Asante sống chung với nhau rất đông đúc. Nhiều ngôi nhà của các gia đình trong gia tộc làm quây quần với nhau, chung một sân.
Người Asante tin vào thế giới linh hồn, thần thánh. Họ cho rằng, con người, cây cối, động vật đều có linh hồn. Họ tin vào các nàng tiên, phù thủy, quái vật.


Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người

Mặc dù cư dân Asante đeo vàng lủng lẳng trên người, nhưng nhiều vùng ở bộ lạc này vẫn rất nghèo, thậm chí là chết đói.
Mời độc giả chiêm ngưỡng những hình ảnh choáng ngợp với trang sức vàng của bộ lạc Asante:


Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
Chuyện lạ về bộ lạc đeo cả kg vàng trên người
{-VTC-}

Bộ tộc đeo vàng đầy người mà vẫn chết đói

25.03.2013 09:43
Theo người dân bộ tộc Ashanti, sự giàu có được thể hiện ở những khối vàng lớn đeo lủng lẳng trên người.
Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Dù cho đất nước Ghana vẫn là một quốc gia đang phát triển với tỷ lệ hộ nghèo cao, song bộ lạc này lại nổi tiếng bởi lúc nào cũng "vàng đeo ngọc dát" đầy người. 

Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Trước đây, vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, tập tục không giao thương với thế giới bên ngoài.

 

Tuy nhiên, sau khi giành độc lập từ Denkyira vào thế kỷ 17, con đường buôn vàng bắt đầu mở qua vương quốc này, những người dân Ashanti đã tham gia một cách tích cực vào việc buôn vàng và trở nên lớn mạnh.

 

Người Ashanti hiện vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, trong nhà, phụ nữ có vai trò là người chủ gia đình. Đối với người Ashanti, gia đình và dòng họ của mẹ là quan trọng nhất. 

Theo quan niệm của bộ tộc này, một đứa trẻ được thừa hưởng linh hồn và tinh thần (ntoro) từ cha; thể xác và dòng máu (mogya) từ mẹ. Điều này khiến chúng có quan hệ mật thiết với dòng họ của mẹ hơn.

 

 

Đứa bé trai trong bộ tộc Ashanti sẽ đi theo người cha để học các kỹ năng, cách đánh trống truyền thống. Trong khi đó, các bà mẹ sẽ có nhiệm vụ dạy con gái cách nấu nướng, những công việc chính ngoài đồng ruộng... Ngoài ra, người bà, người mẹ cũng sẽ dạy cho con gái kỹ năng làm sao để có thể bảo vệ tổ ấm gia đình.

 

Hôn nhân rất quan trọng đối với cuộc sống cộng đồng của người Ashanti. Mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng một người đàn ông Ashanti có thể được cưới nhiều vợ. 

Người phụ nữ trong văn hóa Ashanti kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Nhiều người thậm chí không biết mặt của chồng mình cho tới lúc cưới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc sống của những gia đình người Ashanti không có hạnh phúc và nhanh chóng tan vỡ. 

 

Trong văn hóa của người Ashanti gần như không có chuyện ly dị. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này.

 

Người Ashanti đặc biệt tin vào thế giới linh hồn, thần thánh. Họ cho rằng, con người, cây cối, động vật đều có linh hồn sống giống như con người. 

Bởi thế, người Ashanti luôn cố gắng làm mọi việc để không mắc lỗi với thế giới linh hồn. Họ thường tổ chức các lễ nghi tôn giáo trước nghi bắt đầu một công việc trọng đại để không làm phật lòng thần thánh.

 

Sự giàu có của người dân bộ lạc thể hiện ở những khối vàng lớn được đeo lủng lẳng trên người. Với người dân bộ lạc này, vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực, do đó, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người. 

Vàng đối với người dân Ashanti không chỉ đóng vai trò là đồ trang sức, nó còn là “linh hồn” của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh.

 

Người Ashanti thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đang tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.

Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai/cô gái đeo trên cơ thể. 

Mức độ “dát vàng, dát bạc” trên người của đối phương chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được khả năng làm vợ/chồng tốt. Tuy nhiên, số lượng vàng của người dân Ashanti rất có thể không hề tỷ lệ thuận với mức độ đầy đủ trong cuộc sống của họ.

 

Có một điều khá trái ngược diễn ra trong cuộc sống của những người dân Ashanti là mặc dù cư dân Ashanti thường xuyên đeo vàng lủng lẳng trên người với số lượng có thể lên đến vài kg, song ở nhiều vùng thuộc bộ lạc này, nhiều cư dân vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Do tập tục không giao thương với người ngoài bộ tộc nên người Ashanti chỉ buôn bán, trao đổi vàng và hàng hóa với nhau. Người dân thường xuyên không có thực phẩm để ăn, thậm chí là chết đói, do nguồn cung thực phẩm nhiều lúc không đủ. Ở đây, do ai cũng có vàng nên vàng không được sử dụng như thứ vật chất mang lại cuộc sống no ấm mà chỉ thể hiện mức độ giàu có tượng trưng của danh dự mà thôi.
MASK

Không có nhận xét nào: