Có người gọi Berlin là “thủ đô lễ hội”, “thủ đô văn hóa” bởi quanh năm diễn ra nhiều sự kiện như lễ hội bia, lễ hội tình yêu, khiêu vũ, đêm bảo tàng, liên hoan phim, liên hoan ca múa nhạc quốc tế… cùng rất nhiều nhà hát, sân khấu, ban nhạc… Tôi thích gọi Berlin là “thủ đô xanh” bởi đường phố rộng rãi mà nơi nào cũng rợp bóng cây.
Tôi đến Berlin mùa thu 1987, do Thành Đoàn TP.HCM cử đi học ngắn hạn ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Dọc đường xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội, tôi gặp nhiều bà con nông dân đang còng lưng trên ruộng lúa, phơi giữa nắng miền Trung và gió Lào; những cụ già gom lá khô làm chất đốt... Đến Đức lúc đó như lạc vào một thế giới khác. Đi thang máy lên độ cao 204m; ngồi ăn tối trong nhà kính xoay của tháp truyền hình Berlin, tôi càng kinh ngạc. Phía bên kia, Tây Berlin “đang giãy chết” mà rực rỡ ánh đèn và cao ốc, nhộn nhịp người qua lại, tôi cứ ao ước có dịp qua bên đó xem sao... 20 năm sau, tôi mới thực hiện được ước mơ, khi đó nước Đức đã thống nhất, bức tường Berlin đã sụp đổ, Berlin trở thành thủ đô của Cộng hòa Liên bang Đức.
“Thủ đô xanh” Berlin có nhiều công viên lớn; 2.500 vườn hoa nhỏ với tổng diện tích 55 triệu m2 (bình quân đầu người 20 m2 hoa kiểng); 29.000 ha rừng trong thành phố với nhiều hồ đẹp mà lớn hơn cả là hồ Muggel rộng 740 ha. Vườn bách thú Berlin (Zoologischer Garten) có từ năm 1844 với khoảng 14.000 con thú thuộc 1.500 loài. Còn Vườn thú Berlin (Tierpark) có từ năm 1954, rộng 160 ha, lớn hơn Vườn thú Berlin. Vườn thực vật Berlin rộng 43 ha với khoảng 22.000 loài cây. Đó là những vườn lớn nhất châu Âu. Ở đây có Nhà nhiệt đới là một trong những nhà kính lớn nhất thế giới. Vườn thú lớn (Grosser Tier garten) là công viên lâu đời (trên 500 tuổi) và lớn nhất ở Berlin (210 ha) với nhiều mảng cây xanh được sắp xếp tự nhiên, xen kẽ là các đảo, hồ, đường nước, cầu, vườn hoa đặc thù… tạo nên một bức tranh khổng lồ tuyệt mỹ. Các lâu đài ở Berlin đều có vườn hoa, thảm xanh ấn tượng. Nhiều người nhận định “Berlin là thành phố đối lập và tương phản”: các lâu đài cổ kính, các cao ốc hiện đại, nhưng mọi thứ đều hài hòa với những mảnh xanh tự nhiên của cây cỏ, hoa lá...
Berlin rộng 892 km2, ước tính có gần 200 điểm tham quan kỳ thú. Nhiều du khách chẳng biết bắt đầu từ đâu. Tôi chọn Tháp truyền hình, không chỉ vì những kỷ niệm xưa mà vì đó là điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng “thủ đô xanh” với cảm giác đang bay lơ lửng giữa không gian. Tháp cao 368m, được Đông Đức xây dựng từ 1965-1969. Lúc hoàn thành tháp cao thứ 4 thế giới. Chỉ cần 40 giây, thang máy sẽ đưa bạn lên nhà hàng xoay 360 độ và cao 204m. Trước đây mỗi vòng 60 phút, nay chỉ còn 30 phút. Vừa nhâm nhi ẩm thực Đức, vừa ngắm nhìn thế giới dưới chân mình. Vào những ngày đẹp trời tầm nhìn xa có thể tới 42km. Buổi tối tháp truyền hình sáng rực, vút thẳng lên trời xanh. Cổng Brandenburg, xây từ năm 1788 - 1791 vốn là biểu trưng cho sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Ngày nay, cùng với Tháp truyền hình, cổng Brandenburg là biểu tượng của Berlin. Cổng có 12 cột lớn, chia thành 6 lối ra và 6 lối vào thành phố. Trên đỉnh có nữ thần Victoria đang cưỡi xe tứ mã. Cổng bị đóng từ năm 1961 đến 10.11.1989, ngày bức tường Berlin sụp đổ. Tôi cũng thích chầm chậm rảo bước, xem lại dấu tích Bức tường Berlin được làm bằng bê tông từ năm 1961. Mỗi bên có cách nhìn khác nhau. Đông Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”. Tây Đức gọi là “Bức tường ô nhục”. Ngày này chỉ còn lưu lại một phần làm chứng tích thời chia cắt. Đoạn đường được giữ lại đầy ắp tranh vẽ của các nghệ nhân khắp thế giới như thông điệp mà họ muốn nhắn gửi “Hãy bỏ qua quá khứ và giữ vẹn hòa bình “
Berlin có rất nhiều điểm không thể bỏ qua như Nhà hát Quốc gia (1743), Thư viện Quốc gia (1774), Nhà thờ Pháp (thế kỷ XVII), Đại học Humbolt (1809 - nơi Hegel từng giảng dạy và có 27 người được giải Nobel), Trung tâm mua sắm phương Tây, Trung tâm châu Âu, Nhà Quốc hội Đế chế (1884), Lâu đài Bellevue (1785 - nay là Dinh tổng thống ), Nhà thờ Đức Bà, Tòa thị chính, Cung điện Thành phố, Cung điện Cộng hòa, các con đường mua sắm Schoenhauser, Kastanien, Quảng trường Potsdam… Mỗi công trình đều có những dấu ấn về kiến trúc và không gian đô thị. Đảo Bảo tàng cũng là sự lựa chọn ưu tiên của du khách. Có lẽ gọi là cồn Spreeinsel thì đúng hơn vì nằm giữa sông Spree, dòng sông thơ mộng uốn quanh trung tâm thành phố. Đảo có nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới mà lâu đời nhất là Altes Museum (Bảo tàng Cổ đại) từ năm 1830. Năm 1859 có thêm Neues Museum (Bảo tàng Mới). Các bảo tàng khác là Bảo tàng mỹ thuật quốc gia (Phòng trưng bày tranh Quốc gia - 1876), Bảo tàng Bode (1904), Bảo tàng Pergamon (1930)… với nhiều hiện vật quý, kiến trúc độc đáo. Quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Tôi cũng thích lang thang các đường phố Đông Đức cũ, còn nguyên vẹn đèn tín hiệu giao thông cổ xưa, vẫn mang tên các danh nhân như Karl Marx…Nhiều đường xây dựng từ thời Hitler vẫn rất tốt. Buổi tối tôi thích du thuyền trên sông Spree, ngắm “thủ đô xanh” từ trên sông. Một góc nhìn khác, đẹp và quyến rũ đến bất ngờ.
Ở Đức và Berlin có rất nhiều người Việt. Có người Việt du học từ trước 1975, có người Việt từ Đông Đức qua sau 1989 và có rất nhiều người Việt lao động chui. Điều đáng mừng là hầu hết chí thú làm ăn thành đạt, trừ số ít nhập cư trái phép. Người Việt nổi tiếng với nghề bán hoa tươi, gần như độc quyền ở Berlin. Còn làm nhà hàng thì xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ bởi tính niềm nở, chiều khách, hay cười… Gần đây có thêm nghề làm móng từ Mỹ phát triển qua. Học sinh gốc Việt ở Đức học rất giỏi, tỷ lệ học sinh vào đại học thậm chí cao hơn người Đức.
Đồng Xuân Centre và Paciffic Centre là 2 trung tâm thương mại bề thế của người Việt . Đồng Xuân Centre rộng 180.000 m2, gồm cả khu giao dịch mua bán 40.000m2, khách sạn 4 sao hơn 100 phòng, cung văn hóa, rạp chiếu phim… và có đủ các mặt hàng Việt Nam, từ sách báo, băng đĩa, phim ảnh đến ẩm thực, gia vị, hàng thủ công, giầy da, dệt may, mỹ phẩm… cùng đủ loại dịch vụ. Đồng Xuân còn thu hút cả người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ba Lan và cả nước Đức đến buôn bán. Ngoài chợ Việt còn có báo Việt, chùa Việt, và cả nghĩa trang riêng của người Việt.
Những người Việt ở Berlin đã đãi tôi nhiều món ngon ở đây. Currywurst - thức ăn nhanh gồm xúc xích heo chiên cắt lát trộn với nước sốt cà ri; salat khoai tây; giò heo hầm nhừ ăn với cải muối chua và đậu nghiền; bánh bột chiên nhân mứt hoặc kem nóng hổi; thịt tẩm bột chiên giòn…Và phải uống bia Đức mới đã. Tôi chỉ có thể uống Berliner Weisse - loại bia nhẹ, hơi chua làm từ trái cây dành cho người không quen bia rượu, chỉ 3 độ cồn thôi.
Mùa này Berlin đang vào hội Festival Light. Cả thủ đô hoàn toàn lột xác như có phép mầu. Đây thực sự là bữa tiệc hoành tráng về sắc màu và ánh sáng, có thể làm “bội thực” cho du khách Việt quen các kiểu lễ hội ở nhà. Chẳng biết bao giờ mình mới có thể làm được như vậy?!
Ảnh: shutterstock |
Berlin rộng 892 km2, ước tính có gần 200 điểm tham quan kỳ thú. Nhiều du khách chẳng biết bắt đầu từ đâu. Tôi chọn Tháp truyền hình, không chỉ vì những kỷ niệm xưa mà vì đó là điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng “thủ đô xanh” với cảm giác đang bay lơ lửng giữa không gian. Tháp cao 368m, được Đông Đức xây dựng từ 1965-1969. Lúc hoàn thành tháp cao thứ 4 thế giới. Chỉ cần 40 giây, thang máy sẽ đưa bạn lên nhà hàng xoay 360 độ và cao 204m. Trước đây mỗi vòng 60 phút, nay chỉ còn 30 phút. Vừa nhâm nhi ẩm thực Đức, vừa ngắm nhìn thế giới dưới chân mình. Vào những ngày đẹp trời tầm nhìn xa có thể tới 42km. Buổi tối tháp truyền hình sáng rực, vút thẳng lên trời xanh. Cổng Brandenburg, xây từ năm 1788 - 1791 vốn là biểu trưng cho sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Ngày nay, cùng với Tháp truyền hình, cổng Brandenburg là biểu tượng của Berlin. Cổng có 12 cột lớn, chia thành 6 lối ra và 6 lối vào thành phố. Trên đỉnh có nữ thần Victoria đang cưỡi xe tứ mã. Cổng bị đóng từ năm 1961 đến 10.11.1989, ngày bức tường Berlin sụp đổ. Tôi cũng thích chầm chậm rảo bước, xem lại dấu tích Bức tường Berlin được làm bằng bê tông từ năm 1961. Mỗi bên có cách nhìn khác nhau. Đông Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”. Tây Đức gọi là “Bức tường ô nhục”. Ngày này chỉ còn lưu lại một phần làm chứng tích thời chia cắt. Đoạn đường được giữ lại đầy ắp tranh vẽ của các nghệ nhân khắp thế giới như thông điệp mà họ muốn nhắn gửi “Hãy bỏ qua quá khứ và giữ vẹn hòa bình “
Berlin có rất nhiều điểm không thể bỏ qua như Nhà hát Quốc gia (1743), Thư viện Quốc gia (1774), Nhà thờ Pháp (thế kỷ XVII), Đại học Humbolt (1809 - nơi Hegel từng giảng dạy và có 27 người được giải Nobel), Trung tâm mua sắm phương Tây, Trung tâm châu Âu, Nhà Quốc hội Đế chế (1884), Lâu đài Bellevue (1785 - nay là Dinh tổng thống ), Nhà thờ Đức Bà, Tòa thị chính, Cung điện Thành phố, Cung điện Cộng hòa, các con đường mua sắm Schoenhauser, Kastanien, Quảng trường Potsdam… Mỗi công trình đều có những dấu ấn về kiến trúc và không gian đô thị. Đảo Bảo tàng cũng là sự lựa chọn ưu tiên của du khách. Có lẽ gọi là cồn Spreeinsel thì đúng hơn vì nằm giữa sông Spree, dòng sông thơ mộng uốn quanh trung tâm thành phố. Đảo có nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới mà lâu đời nhất là Altes Museum (Bảo tàng Cổ đại) từ năm 1830. Năm 1859 có thêm Neues Museum (Bảo tàng Mới). Các bảo tàng khác là Bảo tàng mỹ thuật quốc gia (Phòng trưng bày tranh Quốc gia - 1876), Bảo tàng Bode (1904), Bảo tàng Pergamon (1930)… với nhiều hiện vật quý, kiến trúc độc đáo. Quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Tôi cũng thích lang thang các đường phố Đông Đức cũ, còn nguyên vẹn đèn tín hiệu giao thông cổ xưa, vẫn mang tên các danh nhân như Karl Marx…Nhiều đường xây dựng từ thời Hitler vẫn rất tốt. Buổi tối tôi thích du thuyền trên sông Spree, ngắm “thủ đô xanh” từ trên sông. Một góc nhìn khác, đẹp và quyến rũ đến bất ngờ.
Ở Đức và Berlin có rất nhiều người Việt. Có người Việt du học từ trước 1975, có người Việt từ Đông Đức qua sau 1989 và có rất nhiều người Việt lao động chui. Điều đáng mừng là hầu hết chí thú làm ăn thành đạt, trừ số ít nhập cư trái phép. Người Việt nổi tiếng với nghề bán hoa tươi, gần như độc quyền ở Berlin. Còn làm nhà hàng thì xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ bởi tính niềm nở, chiều khách, hay cười… Gần đây có thêm nghề làm móng từ Mỹ phát triển qua. Học sinh gốc Việt ở Đức học rất giỏi, tỷ lệ học sinh vào đại học thậm chí cao hơn người Đức.
Đồng Xuân Centre và Paciffic Centre là 2 trung tâm thương mại bề thế của người Việt . Đồng Xuân Centre rộng 180.000 m2, gồm cả khu giao dịch mua bán 40.000m2, khách sạn 4 sao hơn 100 phòng, cung văn hóa, rạp chiếu phim… và có đủ các mặt hàng Việt Nam, từ sách báo, băng đĩa, phim ảnh đến ẩm thực, gia vị, hàng thủ công, giầy da, dệt may, mỹ phẩm… cùng đủ loại dịch vụ. Đồng Xuân còn thu hút cả người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ba Lan và cả nước Đức đến buôn bán. Ngoài chợ Việt còn có báo Việt, chùa Việt, và cả nghĩa trang riêng của người Việt.
Những người Việt ở Berlin đã đãi tôi nhiều món ngon ở đây. Currywurst - thức ăn nhanh gồm xúc xích heo chiên cắt lát trộn với nước sốt cà ri; salat khoai tây; giò heo hầm nhừ ăn với cải muối chua và đậu nghiền; bánh bột chiên nhân mứt hoặc kem nóng hổi; thịt tẩm bột chiên giòn…Và phải uống bia Đức mới đã. Tôi chỉ có thể uống Berliner Weisse - loại bia nhẹ, hơi chua làm từ trái cây dành cho người không quen bia rượu, chỉ 3 độ cồn thôi.
Mùa này Berlin đang vào hội Festival Light. Cả thủ đô hoàn toàn lột xác như có phép mầu. Đây thực sự là bữa tiệc hoành tráng về sắc màu và ánh sáng, có thể làm “bội thực” cho du khách Việt quen các kiểu lễ hội ở nhà. Chẳng biết bao giờ mình mới có thể làm được như vậy?!
Nguyễn Văn Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét