Bên hông và chễm chệ mặt tiền ở không chỉ một vài mà rất nhiều chùa, kể cả Đại Giác Tự linh thiêng nhất thế giới. Y chang chợ quê mình xưa. Và vui lắm, từ bình minh đến khuya mịt.
Dù có nhiều cách hiểu, người Việt hầu hết biết câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Nếu chiểu theo câu này, đến Bodhgaya xứ Ấn tu tập sẽ dễ đạt chánh quả lắm. Không phải chỉ vì là miền Phật tích mà đến đây tu sẽ được cả hai mục thứ nhì, thứ ba theo tục ngữ trên. Chùa rất nhiều mà chợ cũng chẳng ít. Phong vị lạ cho khách từ nước Việt, nơi chùa xưa thường lánh nơi thâm sơn cùng cốc vắng vẻ.
Nhộn nhịp vui những chợ Bodhgaya
Nhiều khách mình ngạc nhiên, có thể thêm tí tự hào là khá nhiều nhóc bán hàng lưu niệm, hoa cúng chào mời bằng tiếng Việt. Có cả cửa hàng giăng bảng biểu chữ Việt ở các khu chợ trải kín phố thị Bodhgaya, mà có thể nói vui là “sểnh chùa là ra chợ”, hay “ra ngõ gặp chợ”…
Tỷ như trong mấy chợ bán hàng lưu niệm, ấn tượng với cái tên khá kêu Buddha Market. Chợ Phật vắt dài trên đường Domuhan Bodhgaya, bắt đầu từ Đại Giác Tự, ngang chùa Đài Loan, Trung Quốc, Bangladesh… đến chùa Thái lại chuyển thành chợ hàng rong lề đường. Khách của cái chợ nhiều sắc, luôn ồn ào xí lô xí là chủ yếu người Trung Quốc, loáng thoáng giọng Việt miệt ngoài. Giá cả chín tầng mây cho cùng món rẻ rề cách đó vài trăm mét.
Yêu như chợ quê xưa…
Rất thú vị là ngay khi viếng Đại Giác Tự ra sẽ gặp bảng Chào mừng đến chợ chính Bodhgaya (Welcome to Bodhgaya Main Market). Từ đạo bước thẳng xuống đời, tới cái chợ thị thành nhưng như nhà quê. Không có khách xiêm lượt áo là mà chủ yếu người bản địa, mấy bóng cà sa đang phải chăm lo cho phần đời… Và dăm khách balô tí tởn như lượm được vàng.
Còn nhiều hay ho khác cho ai hoài cổ. Như loại cân xách tay hai dĩa bằng sắt tiệt chủng ở mình vẫn dùng rộng rãi, mà đôi lúc trái cân là cục gạch! Quần áo may sẵn giờ thuận tiện đủ giá lắm size, nên bùi ngùi ở cái kiốt hàng may khuya lắc lơ có người đợi tấm áo mới cho ai đó ở nhà mong. Những bác thợ già, với chiếc máy may chắc còn già hơn nép bên bức tường xiêu, lục cục, lịch kịch. Dưới cội già, tiệm hớt tóc gốc cây háo hức mấy cậu trai chờ lượt. Ở thời điện, điện tử, tệ lắm cũng đèn sạc vẫn có góc lung linh đèn cầy, làm chợ buổi đêm thêm lung linh…
Chia tay Bodhgaya, nhớ sao những buổi mai thiệt sớm làm ma xó chợ. Mấy chiều tan buổi kinh kệ vui chợ đông, vài đêm đèn vàng hắt hiu lang thang chỉ về khi những tiếng sập cửa cuối… Chẳng hiểu sao viếng xứ chùa chiền mà khi rời đi cứ nhớ nhiều đến chợ!
Vừa ra khỏi Đại Giác Tự là chợ chính của Bodhgaya.
Nhộn nhịp vui những chợ Bodhgaya
Nhiều khách mình ngạc nhiên, có thể thêm tí tự hào là khá nhiều nhóc bán hàng lưu niệm, hoa cúng chào mời bằng tiếng Việt. Có cả cửa hàng giăng bảng biểu chữ Việt ở các khu chợ trải kín phố thị Bodhgaya, mà có thể nói vui là “sểnh chùa là ra chợ”, hay “ra ngõ gặp chợ”…
Bánh quê mộc, thô và quá sức ngọt kiểu Ấn luôn thu hút ánh nhìn đám trẻ.
Nhiều, nhưng phân nhóm khá rõ, có thể xếp nhanh theo ba loại. Chợ chuyên hàng lưu niệm, nhóm chợ của người Tạng nhập cư bên cạnh hàng hoá đặc trưng Tibet, còn có phẩm vật từ cố hương hoặc ít nhiều hơi hướm quê nhà. Nhóm thứ ba là chợ dân sinh. Đa dạng và cả việc dòm ngó khách của từng chợ cũng khá thú vị. Nhất là với những khách hẻo tiền ngồi quán, tâm chưa đủ tịnh ít vô chùa nghe kinh kệ mà lại quá thừa thời gian lê la (!).Tỷ như trong mấy chợ bán hàng lưu niệm, ấn tượng với cái tên khá kêu Buddha Market. Chợ Phật vắt dài trên đường Domuhan Bodhgaya, bắt đầu từ Đại Giác Tự, ngang chùa Đài Loan, Trung Quốc, Bangladesh… đến chùa Thái lại chuyển thành chợ hàng rong lề đường. Khách của cái chợ nhiều sắc, luôn ồn ào xí lô xí là chủ yếu người Trung Quốc, loáng thoáng giọng Việt miệt ngoài. Giá cả chín tầng mây cho cùng món rẻ rề cách đó vài trăm mét.
Tháng giêng mùa lựu đỏ xứ Ấn.
Chợ của người Tạng nhập cư lại có đến ba khu. Tôi rất thích Tibetan Kathmandu Market nối với Đại Giác Tự qua con hẻm nhỏ với cái quán sân thượng tí hin, te tua. Chay tịnh quá thèm ngả mặn có thể tới nhâm nhi thịt bò yak và ngó nghiêng cái chợ đông. Kế đến là Tibetan Refugee Street Market đúng nghĩa chợ đường phố, chơi vơi ở khúc ngã ba đường Domuhan rẽ vô Gaya-Bodhgaya – sẽ dẫn đến Việt Nam Phật quốc tự. Mỏi mắt kiếm khắp Bodhgaya, đến đây tình cờ thấy rồi rinh cả đống ớt xào Tây Tạng cay xé mang từ tuốt Dharamsala. Cách vài bước trong nhà lồng khang trang là Tibetan Refugee Market, bán quần áo, khách chủ yếu là người Tạng hành hương… Các chợ hay nhưng vẫn không bằng chợ dân sinh, nhất là cái to nhứt ngay bên hông Đại Giác Tự.Yêu như chợ quê xưa…
Rất thú vị là ngay khi viếng Đại Giác Tự ra sẽ gặp bảng Chào mừng đến chợ chính Bodhgaya (Welcome to Bodhgaya Main Market). Từ đạo bước thẳng xuống đời, tới cái chợ thị thành nhưng như nhà quê. Không có khách xiêm lượt áo là mà chủ yếu người bản địa, mấy bóng cà sa đang phải chăm lo cho phần đời… Và dăm khách balô tí tởn như lượm được vàng.
Chợ Phật – Buddha Market nằm ở đường chính luôn tấp nập.
Như chợ quê vì ngoài vài kiốt lưa thưa đồ điện, điện tử, chủ yếu là rau củ, trái cây, thịt cá, vải vóc, hàng lạc xoong, quà vặt… Không thể thiếu những mẹt gia vị, lề đường vẫn phong phú rực sắc. Đông đúc hàng ăn vặt, luôn đỏ sắc cà sa ở mấy hàng trà sữa dù ngọt gắt kiểu Ấn hơn là mẳn vị Tạng. Hàng samosa, bánh vòng chiên đường là giải pháp cứu nguy những ngày ngồi ròng sáng chiều nghe kinh kệ. Nhiều nhất vẫn rau củ. Nét khó khăn còn khá rõ, người Bodhgaya lại rất “sang chảnh” khi chỉ bán, mua hàng organic quắt queo chứ không mơn mởn to đùng như ở mình. Trái cây thì trúng tháng giêng mùa lựu nhiều góc chợ rộn rã đỏ. Giá cả, bán mua hiền hoà, chẳng chát chao như nhiều chợ Ấn khác, ngay khi khách nước ngoài chỉ mua vài cắc ớt mà săm soi đủ thứ. Giá đâu đó 60 – 70% so với ở Kolkata sau đó tôi có ghé.Còn nhiều hay ho khác cho ai hoài cổ. Như loại cân xách tay hai dĩa bằng sắt tiệt chủng ở mình vẫn dùng rộng rãi, mà đôi lúc trái cân là cục gạch! Quần áo may sẵn giờ thuận tiện đủ giá lắm size, nên bùi ngùi ở cái kiốt hàng may khuya lắc lơ có người đợi tấm áo mới cho ai đó ở nhà mong. Những bác thợ già, với chiếc máy may chắc còn già hơn nép bên bức tường xiêu, lục cục, lịch kịch. Dưới cội già, tiệm hớt tóc gốc cây háo hức mấy cậu trai chờ lượt. Ở thời điện, điện tử, tệ lắm cũng đèn sạc vẫn có góc lung linh đèn cầy, làm chợ buổi đêm thêm lung linh…
Chia tay Bodhgaya, nhớ sao những buổi mai thiệt sớm làm ma xó chợ. Mấy chiều tan buổi kinh kệ vui chợ đông, vài đêm đèn vàng hắt hiu lang thang chỉ về khi những tiếng sập cửa cuối… Chẳng hiểu sao viếng xứ chùa chiền mà khi rời đi cứ nhớ nhiều đến chợ!
Theo Thái Hoãn (Thế Giới Tiếp Thị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét