Søren Hermansen và hòn đảo Samsø (Đan Mạch) rộng 115km2 trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ thành công trong việc độc lập năng lượng.
Hòn đảo đạt được mục tiêu này cách đây mười năm qua sử dụng gió, nắng và sinh khối. Hiện nay dân đảo đang tiến tới một trong những mục tiêu không tưởng đối với các nhà môi trường khắp nơi là loại bỏ toàn bộ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch vào năm 2030.
Hermansen, một người đàn ông khiêm tốn với thân hình rắn chắc và luôn tươi cười, được xếp vào danh sách “Anh hùng môi trường” của tạp chí Time năm 2008, cùng với cựu thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger. Ông còn nhận được một số bằng danh dự đáng biểu dương nhất về cộng đồng môi trường, trong đó có giải Gothenburg Award về Phát triển bền vững. 20 năm sau cuộc cách mạng năng lượng của đảo, Hermansen từ một nông dân trồng rau vô danh trở thành một nhân vật nổi tiếng ở các sự kiện môi trường thế giới. Ông nói: “Chúng tôi trở thành bằng chứng sống về chính sách thực tiễn trong công việc”.
Điều đáng ngạc nhiên là cư dân Samsø đã nổi tiếng mà chẳng cần sáng chế gì mới. Họ chỉ đơn thuần sử dụng các công nghệ xanh đang có và chứng minh được rằng một cộng đồng có thể làm điều gì đó khi họ tập trung vào một mục tiêu thực tiễn. Quan trọng hơn nữa là họ đã chứng tỏ rằng năng lượng tái tạo có thể được khai thác một cách tiết kiệm. Thực vậy, nhiều nông dân trên đảo hiện đang hái ra tiền nhờ bán điện sản sinh từ các cối xay và tuabin gió. Đối với họ các cánh quạt và tấm pin mặt trời chính là những ngân hàng.
“Tôi có thể nói được rằng độc lập về năng lượng có thể thực hiện ở mọi nơi, nhưng nếu nó dễ ăn thì nó đã được thực hiện rồi”, Michael Kristensen, nhà tư vấn và điều hành dự án năng lượng tại viện Hàn lâm năng lượng Samsø, nói.
Vào lúc mà Đan Mạch đang tính toán xây dựng một trạm điện hạt nhân đầu tiên, và nhiều cư dân ở Samsø, trong đó có Hermansen – lúc đó đang trồng dưa chuột, bí và loại khoai tây nổi tiếng của đảo – lo lắng rằng các cộng đồng địa phương sẽ mất kiểm soát về nguồn cung cấp điện trước một tiện ích tập trung. Thế là ông và khoảng 20 gia đình nữa đầu tư một tuabin gió vào đầu những năm 1980. Những năm sau Hermansen theo học môi trường học ở đại học, bắt đầu làm nông hữu cơ, và thường xuyên sửa chữa tuabin gió của dân đảo. “Tôi là nông dân nên tôi biết sửa những thứ ấy như bất kỳ loại máy nào khác”, Hermansen nói.
Những điều đó có lẽ đã xảy ra mãi nếu như không có một cuộc thi do Chính phủ Đan Mạch tổ chức. Số là, theo Nghị định thư Kyoto, Đan Mạch cam kết cắt giảm khí nhà kính 21%, nên đã lập nên cuộc thi trao giải cho cộng đồng nào độc lập về năng lượng trong vòng mười năm. Samsø đoạt giải và chịu trách nhiệm trong mười năn hoàn thành điều đó. Chiến thắng không có bất kỳ tài trợ đặc biệt nào và đảo cũng chỉ được hỗ trợ của chính phủ như bất kỳ thành phố nào muốn trở thành xanh.
Kiên gan bền chí, mặc dầu vấp phải vô vàn khó khăn ban đầu để thuyết phục dân đảo, vào năm 2003, Samsø đã xây dựng một trang trại gió ngoài khơi và trở thành trạm điện gió lớn nhất thế giới, sản xuất đủ điện cho dân đảo và bắt đầu cung cấp điện dư cho nội địa. Vào năm 2007, Samsø đạt được mục tiêu độc lập về năng lượng.
Kể từ đó, triết lý xanh đã thấm nhuần hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống trên đảo. Dân đảo làm nhà cửa tiết kiệm năng lượng hơn, lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời và các thiết bị gia dụng ít hao điện. Sân golf địa phương dùng máy cắt cỏ điện. Nông dân sản xuất phômai và bơ hữu cơ. Với mục tiêu không lệ thuộc nhiên liệu hoá thạch trong vòng 13 năm, một nửa số xe của dân đảo Samsø chạy điện. Hiện nay, Hermansen và các đồng nghiệp đã lập thành một tổ gồm những nhà “truyền giáo” về sống xanh.
Hermansen nhận ra rằng nói về những chuyện to tát như biến đổi khí hậu sẽ chẳng mấy tác dụng đối với người dân. Cho dù họ có cho đó là một vấn đề, hầu hết đều nghĩ rằng những hành động cá nhân của họ chẳng ăn nhầm gì đối với nhiệt độ của thế giới. Trong chuyến đi Úc mới đây, Hermansen đến thăm một xứ than, những người dân địa phương tỏ ra nghi ngờ rằng đốt một ít đá đen lại có tác động đến khí hậu của Singapore. Thay vì nói chuyện biến đổi khí hậu, ông tập trung vào từng bước nhỏ đem lại lợi ích trực tiếp cho dân đảo.
Chẳng hạn như Jørgen Tranberg. Ông là một nông dân đảo Samsø, một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào cuộc cách mạng xanh của đảo. Ông bỏ ra khoảng 870.000 USD để sắm một cối xay gió đơn giản. Trong vòng bảy năm ông khấu hao xong và từ đó ông đầu tư 4,34 triệu USD tuabin gió khắp châu Âu.
Nếu câu chuyện của Samsø cũng như chuyện cổ tích Andersen, triết lý rõ ràng nhất không phải là tuabin gió hay nhà máy đốt bằng rơm, mà chính là “đạo xanh” đằng sau những thứ đó.
Quang cảnh trên hòn đảo độc lập về năng lượng đang phấn đấu đến năm 2030 loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch.
Câu chuyện của một hòn đảo tương đối nghèo nàn trở thành một trong những điển hình số một về sự bền vững, đã khiến cho người dân khắp thế giới hy vọng có thể đi theo con đường tương tự. Hiện nay viện Hàn lâm năng lượng Samsø – được sáng lập để điều phối và thúc đẩy công trình năng lượng của đảo – hàng năm phải tiếp đón du khách đông hơn số dân sinh sống trên đảo.Hermansen, một người đàn ông khiêm tốn với thân hình rắn chắc và luôn tươi cười, được xếp vào danh sách “Anh hùng môi trường” của tạp chí Time năm 2008, cùng với cựu thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger. Ông còn nhận được một số bằng danh dự đáng biểu dương nhất về cộng đồng môi trường, trong đó có giải Gothenburg Award về Phát triển bền vững. 20 năm sau cuộc cách mạng năng lượng của đảo, Hermansen từ một nông dân trồng rau vô danh trở thành một nhân vật nổi tiếng ở các sự kiện môi trường thế giới. Ông nói: “Chúng tôi trở thành bằng chứng sống về chính sách thực tiễn trong công việc”.
Điều đáng ngạc nhiên là cư dân Samsø đã nổi tiếng mà chẳng cần sáng chế gì mới. Họ chỉ đơn thuần sử dụng các công nghệ xanh đang có và chứng minh được rằng một cộng đồng có thể làm điều gì đó khi họ tập trung vào một mục tiêu thực tiễn. Quan trọng hơn nữa là họ đã chứng tỏ rằng năng lượng tái tạo có thể được khai thác một cách tiết kiệm. Thực vậy, nhiều nông dân trên đảo hiện đang hái ra tiền nhờ bán điện sản sinh từ các cối xay và tuabin gió. Đối với họ các cánh quạt và tấm pin mặt trời chính là những ngân hàng.
“Tôi có thể nói được rằng độc lập về năng lượng có thể thực hiện ở mọi nơi, nhưng nếu nó dễ ăn thì nó đã được thực hiện rồi”, Michael Kristensen, nhà tư vấn và điều hành dự án năng lượng tại viện Hàn lâm năng lượng Samsø, nói.
Vào lúc mà Đan Mạch đang tính toán xây dựng một trạm điện hạt nhân đầu tiên, và nhiều cư dân ở Samsø, trong đó có Hermansen – lúc đó đang trồng dưa chuột, bí và loại khoai tây nổi tiếng của đảo – lo lắng rằng các cộng đồng địa phương sẽ mất kiểm soát về nguồn cung cấp điện trước một tiện ích tập trung. Thế là ông và khoảng 20 gia đình nữa đầu tư một tuabin gió vào đầu những năm 1980. Những năm sau Hermansen theo học môi trường học ở đại học, bắt đầu làm nông hữu cơ, và thường xuyên sửa chữa tuabin gió của dân đảo. “Tôi là nông dân nên tôi biết sửa những thứ ấy như bất kỳ loại máy nào khác”, Hermansen nói.
Những điều đó có lẽ đã xảy ra mãi nếu như không có một cuộc thi do Chính phủ Đan Mạch tổ chức. Số là, theo Nghị định thư Kyoto, Đan Mạch cam kết cắt giảm khí nhà kính 21%, nên đã lập nên cuộc thi trao giải cho cộng đồng nào độc lập về năng lượng trong vòng mười năm. Samsø đoạt giải và chịu trách nhiệm trong mười năn hoàn thành điều đó. Chiến thắng không có bất kỳ tài trợ đặc biệt nào và đảo cũng chỉ được hỗ trợ của chính phủ như bất kỳ thành phố nào muốn trở thành xanh.
Kiên gan bền chí, mặc dầu vấp phải vô vàn khó khăn ban đầu để thuyết phục dân đảo, vào năm 2003, Samsø đã xây dựng một trang trại gió ngoài khơi và trở thành trạm điện gió lớn nhất thế giới, sản xuất đủ điện cho dân đảo và bắt đầu cung cấp điện dư cho nội địa. Vào năm 2007, Samsø đạt được mục tiêu độc lập về năng lượng.
Kể từ đó, triết lý xanh đã thấm nhuần hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống trên đảo. Dân đảo làm nhà cửa tiết kiệm năng lượng hơn, lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời và các thiết bị gia dụng ít hao điện. Sân golf địa phương dùng máy cắt cỏ điện. Nông dân sản xuất phômai và bơ hữu cơ. Với mục tiêu không lệ thuộc nhiên liệu hoá thạch trong vòng 13 năm, một nửa số xe của dân đảo Samsø chạy điện. Hiện nay, Hermansen và các đồng nghiệp đã lập thành một tổ gồm những nhà “truyền giáo” về sống xanh.
Hermansen nhận ra rằng nói về những chuyện to tát như biến đổi khí hậu sẽ chẳng mấy tác dụng đối với người dân. Cho dù họ có cho đó là một vấn đề, hầu hết đều nghĩ rằng những hành động cá nhân của họ chẳng ăn nhầm gì đối với nhiệt độ của thế giới. Trong chuyến đi Úc mới đây, Hermansen đến thăm một xứ than, những người dân địa phương tỏ ra nghi ngờ rằng đốt một ít đá đen lại có tác động đến khí hậu của Singapore. Thay vì nói chuyện biến đổi khí hậu, ông tập trung vào từng bước nhỏ đem lại lợi ích trực tiếp cho dân đảo.
Chẳng hạn như Jørgen Tranberg. Ông là một nông dân đảo Samsø, một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào cuộc cách mạng xanh của đảo. Ông bỏ ra khoảng 870.000 USD để sắm một cối xay gió đơn giản. Trong vòng bảy năm ông khấu hao xong và từ đó ông đầu tư 4,34 triệu USD tuabin gió khắp châu Âu.
Nếu câu chuyện của Samsø cũng như chuyện cổ tích Andersen, triết lý rõ ràng nhất không phải là tuabin gió hay nhà máy đốt bằng rơm, mà chính là “đạo xanh” đằng sau những thứ đó.
Theo Khởi Thức (Thế Giới Tiếp Thị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét