Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Những bức ảnh về bộ lạc "người rừng" cuối cùng trên thế giới

(Dân trí) - Bộ lạc Raute chủ yếu định cư tại các chân núi Himalaya được coi là bộ lạc săn bắn hái lượm cuối cùng trên thế giới.

Ram Paudel là một nhiếp ảnh gia tài liệu người Đức gốc Nepal. Anh vừa cho ra đời một dự án ảnh hấp dẫn trong đó giới thiệu lối sống của một bộ lạc người du mục có tên gọi là Raute sinh sống ở dãy núi Himalaya.
Người dân bộ tộc Raute được coi là bộ tộc săn bắn hái lượm cuối cùng trên trái đất
Nhiếp ảnh gia Paudel đã quyết định trở về quê hương của mình, dấn sâu vào rừng để ghi lại những hình ảnh gần nhất về bộ lạc du mục vẫn đang cần mẫn duy trì truyền thống cổ xưa của mình.
Cộng đồng người Raute sống định cư chủ yếu tại chân núi dãy núi Himalaya. Họ di chuyển tháng này qua tháng khác trong những khu rừng rậm ở miền tây Nepal.
Thức ăn chủ yếu của người Raute là thịt khỉ săn được trên rừng
Trong lịch sử, bộ lạc Raute tự mô tả mình như "Vua của rừng xanh". Họ sống nhờ ăn thịt khỉ và trao đổi hàng hóa thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ với cộng đồng các làng xung quanh để đổi lấy ngũ cốc và rau xanh.
Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến lối sống du mục của họ. Số lượng loài khỉ suy giảm dần và các dòng sản phẩm làm từ nhựa khiến các sản phẩm thủ công của họ càng ngày càng ít được ưa chuộng hơn. Điều này gây nên những bất ổn trong sự phát triển và tồn tại của bộ lạc.
Các trưởng lão bộ lạc Raute quyết liệt chống lại sự thay đổi. Họ quyết tâm duy trì các giá trị truyền thống và gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của mình, nhằm giữ những người trẻ tuổi hơn khỏi khuynh hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Những bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia đưa đến một cái nhìn quan trọng không chỉ về sự cổ xưa của cộng đồng người Raute mà còn là một tư liệu về sự thay đổi của hoàn cảnh sống đang ảnh hưởng đến sự tồn tại các giá trị cốt lõi cổ xưa của bộ lạc này.
H. Nguyễn
Theo Mymodernmet

Bộ tộc vẫn sống như thời nguyên thủy ở Nepal


 Nhiếp ảnh gia Andrew ghi lại cuộc sống của người Raute ở vùng Surkhet, phía đông Nepal. Bộ tộc này ngủ trong lều vải, sống bằng cách săn bắn và hái lượm như chục nghìn năm trước.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 1
Người Raute sống theo phương pháp săn bắn, hái lượm như thời nguyên thủy. Họ rất giỏi bẫy khỉ làm thức ăn. Trong ảnh, một già làng đang trở về nhà sau chuyến đi săn thành công.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 2
Họ sống phụ thuộc vào môi trường xung quanh do không nuôi trồng.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 3
Phụ nữ mặc trang phục có màu sắc rực rỡ, tươi sáng.

Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 4
Ở độ tuổi nào, mọi thành viên trong bộ tộc cũng có đóng góp cho cộng đồng, từ chặt cây tới nhặt các loại hạt.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 5
Người Raute sống du cư, thường xuyên di chuyển. Không ai trong bộ tộc có công việc làm thuê hay đi học.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 6
Như những người sống bằng săn bắn và hái lượm hàng chục nghìn năm trước, vai trò của mỗi thành viên trong bộ tộc được phân chia theo giới tính. Trong ảnh, phụ nữ đang nhặt hạt và nấu nướng.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 7
Người Raute rất giỏi làm các món đồ từ gỗ. Họ dùng chúng để đổi lấy quần áo và vật dụng khi cần.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 8
Có rất ít thông tin về bộ tộc này, do họ sống tách biệt và hiếm khi tiếp xúc với người địa phương.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 9
Cuộc sống vốn khó khăn của người Raute càng trở nên vất vả hơn do sự thay đổi của môi trường sống. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải di chuyển thường xuyên hơn.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 10
Trong những năm gần đây, khi rừng bị thu hẹp dần, họ buộc phải tiếp xúc với người địa phương nhiều hơn.
Bo toc van song nhu thoi nguyen thuy o Nepal hinh anh 11
Theo truyền thống, người Raute ở trong các căn lều được dựng từ lá và cành cây, phủ các tấm vải nhiều màu để chống chọi với thời tiết.

Tộc người săn khỉ làm thức ăn ở Nepal

Raute là một tộc người nguyên thủy sống nay đây mai đó ở Surkhet, phía đông Nepal. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắn động vật hoang dã như khỉ hoặc hái lượm hoa quả.

Theo nhiều nguồn lịch sử, họ thuộc một nhóm người nguyên thủy sống từ hàng chục nghìn năm trước, khi nông nghiệp mới được bắt đầu. Raute là những người đi săn thực thụ, họ đặt bẫy những con khỉ để lấy làm thức ăn. Ngoài ra, bộ tộc này sống dựa vào môi trường rất nhiều, bởi họ không trồng trọt. 
 
Trải qua thời gian dài, người nguyên thủy có cuộc sống khó khăn và giảm dần số lượng. Tuy nhiên, trong rừng sâu ở Nepal, một nhóm nhỏ người Raute vẫn tồn tại bằng cách bẫy thú hoang, chặt cây cối và sống trong điều kiện đơn giản. 
 
Những bức ảnh về người Raute do nhiếp ảnh gia Andrew Newey chụp tại vùng Surkhet, phía đông Nepal. Dân số người Raute trên toàn thế giới chưa đến 150 người. 
 
Họ sống trong các lều trại đơn sơ. Bất kể tuổi tác, mọi người trong bộ tộc đều đóng góp cho cộng đồng của họ, từ việc chặt cây cho tới phân loại hạt. Đứa trẻ Raute dù nhỏ bé nhưng đã có thể giúp gia đình bằng cách khuân vác củi. 
 
Vì Raute là những người sống nay đây mai đó, họ thường xuyên di chuyển chỗ ở. Không ai trong bộ tộc được đi học hay có công việc ổn định. 
 
Giống như thời cổ xưa, luật lệ trong bộ tộc vẫn được gìn giữ. Phụ nữ luôn phải phụ trách công việc nấu nước, thu lượm và phân loại hạt. 
 
Người Raute rất giỏi việc dệt vải, làm quần áo từ các loại cây. Ngoài trang phục họ còn sáng tạo ra nhiều phụ kiện khác. 
 
Từ khi còn nhỏ, những người Raute đã có ý thức giữ gìn bản thân, rất hiếm khi giao tiếp với người ngoài. 
 
Cuộc sống ngày càng khó khăn và các tập tục của họ cũng dần bị mai một. Chính vì vậy họ luôn phải thay đổi chỗ ở. 
 
Những năm gầy đây, vì diện tích rừng cũng dần thu hẹp, người Raute buộc phải giao tiếp với người ngoài bộ tộc nhiều hơn. 
 
Theo truyền thống, người Raute ở trong các lều trại tạm bợ làm từ các cành cây tán lá và phủ nhiều tấm vải sắc màu lên trên. 
 
Hương Chi
cuối cùng.
Hoàng Linh
Ảnh: Daily Mail

Không có nhận xét nào: