Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Petulu - Đất lành chim đậu

Tôi rất thích những sớm mai trong trẻo được chạy xe loanh quanh cố đô Ubud (đảo Bali, Indonesia). Khi các bạn Tây thong thả đạp xe trên con đường băng ngang ruộng lúa thì tôi nhấn tay ga lướt trong nắng sớm, dưới những rặng dừa xôn xao.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Petulu - đất lành chim đậu - Ảnh: Đức Hùng
Tôi thích phóng xe ào ào và rẽ vào bất kỳ lối đi nào mở ra ở phía trước con đường, chạy không điểm đến, không mục đích và đôi lúc dừng lại trước một ngôi đền thờ của người Bali trầm tư, tĩnh lặng, gạch mốc rêu xanh. Vừa chạy tôi vừa nhớ Wayan, chàng thanh niên năm nào đã chở tôi ra giữa cánh đồng ngắm đom đóm và hít căng lồng ngực hơi thở của lúa thì con gái...

Cảnh vẫn còn đây mà người giờ không biết ở đâu...

"Tôi không tin được sao lại có thể có nhiều chim đến thế sống cùng với con người trong một cái làng, nơi mà chính đám chim coi như là nhà, là quê hương của mình".

Một buổi sớm trong trẻo như bao buổi sớm mai ở Ubub, tôi lại xách xe máy chạy ra khỏi nhà. Chợ Ubud đã họp như thường lệ, người đông tràn cả xuống lòng đường. Dọc theo phố Jalan Tegal Sari ngay bên hông cung điện Ubub, nếu chạy mãi và không rẽ qua cầu, sẽ có nhiều con đường qua làng đợi tôi.

Hôm trước tôi cũng chạy qua đây, có dừng lại hỏi đường ở một quầy tạp hóa giống như một quán nước kiểu cây đa, sân đình ở nông thôn Việt Nam, hỏi đường đến “cánh đồng lúa” - đặc sản du lịch nổi tiếng của đảo Bali và tìm được đường chạy ra làng Tegelallang, nơi có nhiều cửa hàng với nhiều sản vật lưu niệm phong phú bậc nhất của hòn đảo thiên đường này.

Một biển hiệu khá giản dị, treo trên một cái cây cổ thụ bên đường với nội dung kiểu “Trảm chim - cách đây 600m”. Hôm nay, tôi quyết định rẽ phải, chạy xe vào làng “trảm chim” - Petulu.

Đường vào làng khá nhỏ, có lẽ nếu có hai chiếc xe ô tô đi ngược chiều thì sẽ không thể tránh nhau, lại ngoằn nghèo chạy qua ruộng, chỗ cao chỗ thấp. Lúa xanh mê mải dưới những hàng dừa vi vút gió. Chiếc xe hối hả chở tôi đi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Con đường màu xanh - Ảnh: Đức Hùng
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Một ngôi đền thờ của người Bali - Ảnh: Thủy Trần
Dấu hiệu đầu tiên của làng, đó chính là màu sắc rực rỡ của cờ phướn, lọng che trang hoàng trên một ngôi đền thờ, bên kia đường có một sân đá bóng, đám thanh niên đang tụ tập hò hét với môn thể thao vua.

Tôi dừng xe lại và tò mò ngắm mấy con chim trắng đang thong thả dạo bước quanh khu đền, và khi ngửa cổ nhìn lên thì choáng ngợp khi hiện lên trước mắt là những “cây cò”.

Gọi là “cây cò” vì cò đậu đầy trên cành cây. Một vài con đi kiếm ăn trên bờ ruộng, vài con khác nhởn nhở sang đường. Đám cò không sợ người và cũng không sợ máy ảnh, chỉ có điều chúng đậu khá cao. Hành trình khám phá Petulu của tôi bắt đầu...

Khu bảo tồn cò ở làng Petulu cách trung tâm Ubud khoảng 3km. Cò ở Petulu chủ yếu là cò trắng với phần mỏ, cổ và chân dài hơn phần cơ thể. Có 3 loại cò cùng chung sống nhưng không bao giờ giao phối với nhau gồm cò trắng, cò ruồi và cò bợ. Chúng làm tổ trên cây theo một trật tự nhất định: lớn nhất ở trên cao, trung bình ở giữa và nhỏ nhất thì ở dưới.

Nếu may mắn, bạn sẽ nhìn thấy cò đen có hai đuôi và theo như lời kể của dân làng Petulu thì đây chính là con chim đầu đàn của hàng ngàn con cò ở nơi này.

Năm 1965 khi dân làng Petulu đang làm lễ tại đền thờ của họ thì những con cò trắng đầu tiên bay đến. Sau đó một năm là sự có mặt của cò ruồi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Đàn cò dắt nhau đi kiếm ăn trên cánh đồng - Ảnh: Thủy Trần
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Chim và người cùng sống với nhau thân thiện trong làng - Ảnh: Thủy Trần
Truyền thuyết nói rằng, ban đầu, những con cò cũng bị dân chúng bắt làm thịt hoặc mang về nhà nuôi chơi nhưng một điều kì lạ đã xảy ra. Những ai đã bắt cò đều gặp phải ác mộng và chuyện này không phải là ảo giác mà nhiều người cùng trải nghiệm. Quá lo sợ, dân làng đã phải tổ chức một nghi lễ để xin lỗi và xây dựng một đài tưởng niệm về cò ngay trong đền thờ của mình.

Thực tế cho thấy, sau khi làm vậy dường như ngôi làng đã được “thần cò” bảo vệ, ruộng đồng tươi tốt, vụ mùa bội thu, làng xóm trên thuận dưới hòa. Những con chim bay đến sau buổi lễ tôn giáo của người địa phương nên dân làng coi đàn cò như là một món quà của thượng đế.

Ngày nay thậm chí họ còn có một buổi lễ dành riêng cho cò gọi là memendak kokokan (kokokan nghĩa là cò trong tiếng Bali).

Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3, hàng ngàn con cò sẽ tới Petulu làm tổ, đẻ trứng và ấp trứng cho chúng nở. Đám cò bé sẽ bắt đầu bay vào tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 9 cò sẽ bay đi kiếm ăn khắp nơi vào ban ngày và cùng nhau bay về làng vào 18g mỗi ngày, tạo ra một bức tranh hoành tráng và độc đáo.

Du khách tới thăm làng vào buổi chiều để săn đón hoàng hôn với hàng ngàn cánh cò chấp chới trên đồng lúa và những ngọn dừa sẽ phải trả 20 Rupiad/người lớn (40.000 đồng) và 10 Rupiad/trẻ em (20.000 đồng).

Phân cò màu trắng sẽ rơi đầy dưới mỗi gốc cây mà chúng làm tổ ở hai bên đường làng. Trong khi du khách có vẻ e dè với những “vùng trắng” và loay hoay đội mũ hay che khăn để ngăn phân dính vào người thì dân làng có vẻ không quan tâm lắm, thậm chí họ còn coi việc bị phân cò rơi vào đầu tóc như là một điềm lành may mắn.

Tôi không biết mình có may mắn hay không, nhưng rõ ràng là tôi đã say mê đến há hốc mồm ngước nhìn lên ngọn cây để chụp ảnh. Tôi không tin được sao lại có thể có nhiều chim đến thế sống cùng với con người trong một cái làng, nơi mà chính đám chim coi như là nhà, là quê hương của mình.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Một “cây cò” - cò đậu trắng xóa trên cây - Ảnh: Đức Hùng
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Petulu - Đất lành chim đậu
Tha rác về làm tổ - Ảnh: Đức Hùng
Những con cò cứ bay vút qua vụt lại trên nền trời xanh ngắt, mỏ ngậm một cành cây, một sợi cỏ khiến tôi tò mò. Thì ra chúng đang tha rác về làm tổ. Nom thật thú vị. Tôi tìm cách quan sát một tổ chim ở gần cành thấp, một con chim mẹ đang nằm ấp, con chim bố đứng cạnh đó giống như đang che chở, cảnh giác.

Lúc này đây, tôi mới thấy nhớ cái ống tele thật dài của mình đang nằm ở tận... Việt Nam. Nếu có ống chụp ảnh cự ly xa ấy, tôi sẽ ghi vào trong khuôn hình rất nhiều hình ảnh sinh động của đàn cò Petulu...

4. Tạm biệt ngôi làng đất lành chim đâu, tôi không biết khi nào mình mới có dịp quay trở lại Petulu, để chụp cảnh tượng hoành tráng đi đàn cò bay về nhà trong ráng chiều hay chỉ đơn giản là ngồi bên lề đường ngửa cổ lên trời ngắm trời xanh, cò trắng hay lúi húi đi bộ trên ruộng lúa để xem lũ cò kiếm ăn thế nào ...

Nhưng tôi biết, có một hình ảnh Petulu yên bình và thân thiện, đã ở lại trong ký ức tôi cùng với những con cò...
www.sotaydulich.com
Theo: Thủy Trần / tuoitre.vn

Không có nhận xét nào: