STDLO - Meghalaya ở Ấn độ được biết đến như là một địa điểm ẩm thấp nhất, có lượng mưa nhiều nhiều nhất trên trái đất.
Ngôi làng Mawsynram ở Meghalaya có lượng mưa lên đến 11861.8 mm / năm. Những người lao động bên ngoài thường phải mặc áo mưa hay phải có ô dù được làm từ tre và lá chuối để che chắn cả người.
Một trong những điểm hấp dẫn của ngôi làng chính là “cây cầu sống”. Trong nhiều thế kỷ qua, người dân địa phương đã uốn nắn những rễ cây để chúng phát triển thành những cây cầu tự nhiên. Các cây cầu tự phát triển lớn dần theo thời gian.
Một trong những điểm hấp dẫn của ngôi làng chính là “cây cầu sống”. Trong nhiều thế kỷ qua, người dân địa phương đã uốn nắn những rễ cây để chúng phát triển thành những cây cầu tự nhiên. Các cây cầu tự phát triển lớn dần theo thời gian.
Cảnh thường nhật ở làng Nongsohphan, các em học sinh đi học qua cây “cầu sống”. Trong khu rừng nhiệt đới Meghalaya, do nhiệt độ ẩm thấp những cây cầu gỗ thường bị mục nát quá nhanh, trải qua hàng thế kỷ, những người Khasi đã uốn nắn những rể cây để chúng tự phát triển thành những cây cầu tự nhiên bắc qua các con sông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Làng Mawsynram được xem là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất trên trái đất. Nằm trên đỉnh sườn núi của dãy Khasi phía đông bắc Ấn Độ. Hàng năm ngôi làng nhận được lượng mưa lên đến 11861.8 mm. mưa lớn là do dòng không khí mùa hè quét qua vùng đồng bằng ngập nước của Banglades, thu nhận độ ẩm và mang lượng nước này di chuyển về phía bắc. Khi những đám mây đi qua ngọn đồi dốc của Meghalaya, chúng bị “vắt” qua khoảng cách thu hẹp lượng không khí bị nén và không thể giữ độ ẩm gây nên lượng mưa liên tục.
Cơn mưa như trút nước đổ xuống mái nhà trong ngôi làng. Tháng 6 và 7 là hai tháng cao điểm của mùa mưa ở Mawsynram.
Trạm tời tiết ở ngoại ô Mawsynram. Công việc đo đạc được thực hiện hàng tháng, nhưng đến cuối năm 2014 công việc đo đạc bằng kỹ thuật số sẽ thay thế trạm thời tiết này.
Ba người lao động bước vào Mawsynram dưới những chiếc ô truyền thống của người Khasi được gọi là knups, được làm từ tre và lá chuối, các knups được ưa chuộng cho phép đôi tay có thể làm việc và vẫn đứng vẫn trong những trận mưa to.
Một người lao động đội knups đang dọn dẹp những tảng tá trên đường sau một đêm mưa lớn ở Mawsynram. Công trình sửa chữa này thường dành cho những người đàn ông cho đến tháng 10 khi mùa mưa kết thúc.
Một hướng dẫn viên địa phương đang chỉ dẫn một cây cầu bằng rể cây để thay thế một con đường vòng qua một hẻm núi sâu trong rừng gần Mawsynram.
Một hình ảnh minh họa những rể cây được người dân địa phương thắt nút để có thể dễ dàng di chuyển trong môi trường ẩm ướt của Meghalaya.
Một phụ nữ Khasi lớn tuổi đến lễ ngày chủ nhật đầu tiên tại nhà thờ công giáo Mawsynram. Tín đồ Kito giáo chiếm 70% dân số người Khasi, phần lớn do công của mục sư Thomas Jones, người đã đến đây vào năm 1841 và thành lập nhà thờ đầu tiên trong thị trấn lân cận của Cherrapunji.
Những đám mây cuộn tròn bên rìa phía đông của ngôi làng nơi vách đá như thẳng đứng xuống dưới vực.
Lối vào làng Mawsynram. Giống như hầu hết các ngôi làng ở khu vực Meghalaya phía đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc bộ tộc Khasi, một dân tộc thiểu số với dân số khoảng 1,2 triệu người.
Lượng nước mưa tăng vọt ở làng Mawsynram sau một trận mưa lớn.
Winchester Lyngkhoi mang thịt tươi đến những gian dàng thịt ở một ngôi chợ. Khi được hỏi cuộc sống có khó khăn không khi phải sống với lượng mưa nhiều như vậy. Winchester trả lời: ”chúng tôi chưa hề nghĩ về điều đó. Ở đây luôn có những trận mưa, và không tốt khi thắc mắc về nó.”
Những con dê trong trạm xe buýt trong một buổi chiều mưa phùn.
Trong thung lũng bên dưới Mawsynram, ngôi làng Nongriat nổi tiếng với những “cây cầu sống” đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Cũng như những chiếc cầu, những khu rừng ở Mawsynram ẩn chứa những “chiếc thang sống” với dạng hình tròn hỗ trợ người dân di chuyển lên những đoạn đường dốc.
Cậu bé người địa phương bước qua một chiếc cầu bằng rẻ cây nằm sâu trong rừng gần Mawsynram.
Đi câu cá bên dưới cây cầu bằng rể cây ở làng Mawlynnong
Theo: theatlantic / Wikipedia
Ảnh: Amos Chapple
Ảnh: Amos Chapple
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét