Lắc lư với chiếc xe buýt máy lạnh gần 2 giờ, tôi đi đến một nơi khác xa với vẻ rực rỡ phồn hoa vốn có Bangkok (Thái Lan), để tìm đến nơi cất dấu những quá khứ đau thương ngày nào của thế chiến thứ hai.
Kanchanaburi, thành phố nhỏ có cây cầu sông Kwai nổi tiếng, với nhà cửa và bảng hiệu quảng cáo đúng kiểu “tỉnh lẻ” nhưng rất trật tự và sạch sẽ. Mặt trời mới vừa lên cao, tôi đón một chiếc tuk tuk đi theo con đường dọc bờ sông và tìm được cho mình một nhà nghỉ theo kiểu resort vườn với giá rất dễ chịu. Lang thang về hướng cây cầu lịch sử, thật ngạc nhiên vì có quá nhiều người nước ngoài cũng tay xách nách mang như mình.
Người Thái quả là bậc thầy về cách làm du lịch. Họ đã biến một vùng đất tưởng chừng không có gì đặc sắc thành một địa điểm du lịch thu hút gần 1,5 triệu lượt khách mỗi năm, bằng sự gìn giữ quá khứ của mình và bằng bài huýt gió nổi tiếng nhất thế giới mà tôi thường nghe cha tôi réo rắc lúc nhỏ.
Mỏi chân, tôi dễ dàng tìm được cho mình một chiếc xe đạp với giá thuê chỉ bằng một km đi taxi ở Việt Nam, chạy ra cây cầu cách nơi trọ non hai km.
Cầu sông Kwai trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Lê Trực. Cây cầu huyền thoại hiện ra trước mắt, không hoành tráng như trong suy nghĩ trước giờ, ít nhất là về mặt hình thức. Nhưng, có một cảm xúc thật lạ khi bước chân lên cầu và nhìn vào những thanh tà vẹt, những con đinh ốc và những dầm thép đen mun… Chúng như là những kỷ vật vô giá minh chứng cho tội ác của Phát xít trong thế chiến thứ hai.
Đã có hơn 100.000 tù nhân của quân đội Đồng Minh và nhân dân các nước Đông Nam Á ngã xuống để xây dựng tuyết đường sắt của phát xít Nhật, phục vụ cho chiến tranh. Không cần quá am hiểu lịch sử, chỉ xem bộ phim nổi tiếng “cầu sông Kwai” của đạo diễn David Lean, bạn cũng đã có cảm giác xúc động khi đặt chân lên cây cầu này.
Ngày nay, cây cầu vẫn còn những chuyến tàu phì phà nhả khói chở khách về hướng nhà ga Hintok và đèo Hỏa Ngục, và có cả những chuyến tàu màu sắc sặc sỡ cho thiếu nhi tham quan cầu.
Tôi loay hoay xung quanh cây cầu cả buổi chiều cho tới khi mặt trời chìm dần xuống dòng sông, cây cầu đen mun nổi lên sừng sững trên bầu trời vàng rực như một minh chứng của lịch sử. Chụp vội khoảng khắc đẹp ấy để có được tấm hình về buổi hoàng hôn đã qua…
Sáng hôm sau thức dậy và ăn món hủ tiếu nổi tiếng của Kanchanaburi, sảng khoái!
Theo lịch trình định sẵn, tôi đi thăm nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi. Trước hàng nghìn phiến đá hoa cương nhỏ khắc tên quân nhân Đồng Minh và cây cảnh rất trang trọng, có rất nhiều người trẻ phương Tây đến và cầu nguyện, gương mặt đầy vẻ xúc động. Có lẽ, ngoài cảm nhận như tôi đang chia sẻ, họ còn có một cảm nhận khác về cha ông của mình từng bị bắt, khổ nhọc và ngã xuống như thế nào trên vùng đất này.
Bảo tàng chiến tranh cũng nằm ngay trung tâm thành phố là một dãy nhà nhỏ bằng tre, lưu lại hình ảnh và hiện vật chiến tranh với tên gọi JEATH. Chữ JEATH được ghép lại từ ký hiệu đầu tiên của các nước Nhật Bản, Anh, Australia, Thái Lan và Hà Lan là những nước tham chiến trên vùng đất này.
Tôi bất giác nhận ra đi du lịch không chỉ có shopping hay ngắm cảnh, mà còn là một chuỗi những trải nghiệm của cảm xúc, nhất là cảm xúc mà nơi này đã mang lại.
Ngày nay, người dân Kanchanaburi không nói nhiều về chiến tranh, họ luôn cười và bán cho du khách những móc khóa, nước giải khát và dịch vụ du lịch. Người phương Tây cũng tới đây để tưởng niệm, chứ không mang theo những ký ức hận thù. Và tôi, tới đây để góp cho mình kiến thức về một miền đất lạ, về một câu chuyện xa xôi với nơi tôi ở và thời đại tôi sống. Nhưng, nó mang những giá trị đặt biệt, để khi nghĩ về nó, tôi thấy yêu một cuộc sống hòa bình, giống như trên quê hương tôi vậy.
Kanchanaburi, thành phố nhỏ có cây cầu sông Kwai nổi tiếng, với nhà cửa và bảng hiệu quảng cáo đúng kiểu “tỉnh lẻ” nhưng rất trật tự và sạch sẽ. Mặt trời mới vừa lên cao, tôi đón một chiếc tuk tuk đi theo con đường dọc bờ sông và tìm được cho mình một nhà nghỉ theo kiểu resort vườn với giá rất dễ chịu. Lang thang về hướng cây cầu lịch sử, thật ngạc nhiên vì có quá nhiều người nước ngoài cũng tay xách nách mang như mình.
Người Thái quả là bậc thầy về cách làm du lịch. Họ đã biến một vùng đất tưởng chừng không có gì đặc sắc thành một địa điểm du lịch thu hút gần 1,5 triệu lượt khách mỗi năm, bằng sự gìn giữ quá khứ của mình và bằng bài huýt gió nổi tiếng nhất thế giới mà tôi thường nghe cha tôi réo rắc lúc nhỏ.
Mỏi chân, tôi dễ dàng tìm được cho mình một chiếc xe đạp với giá thuê chỉ bằng một km đi taxi ở Việt Nam, chạy ra cây cầu cách nơi trọ non hai km.
Đã có hơn 100.000 tù nhân của quân đội Đồng Minh và nhân dân các nước Đông Nam Á ngã xuống để xây dựng tuyết đường sắt của phát xít Nhật, phục vụ cho chiến tranh. Không cần quá am hiểu lịch sử, chỉ xem bộ phim nổi tiếng “cầu sông Kwai” của đạo diễn David Lean, bạn cũng đã có cảm giác xúc động khi đặt chân lên cây cầu này.
Ngày nay, cây cầu vẫn còn những chuyến tàu phì phà nhả khói chở khách về hướng nhà ga Hintok và đèo Hỏa Ngục, và có cả những chuyến tàu màu sắc sặc sỡ cho thiếu nhi tham quan cầu.
Tôi loay hoay xung quanh cây cầu cả buổi chiều cho tới khi mặt trời chìm dần xuống dòng sông, cây cầu đen mun nổi lên sừng sững trên bầu trời vàng rực như một minh chứng của lịch sử. Chụp vội khoảng khắc đẹp ấy để có được tấm hình về buổi hoàng hôn đã qua…
Sáng hôm sau thức dậy và ăn món hủ tiếu nổi tiếng của Kanchanaburi, sảng khoái!
Theo lịch trình định sẵn, tôi đi thăm nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi. Trước hàng nghìn phiến đá hoa cương nhỏ khắc tên quân nhân Đồng Minh và cây cảnh rất trang trọng, có rất nhiều người trẻ phương Tây đến và cầu nguyện, gương mặt đầy vẻ xúc động. Có lẽ, ngoài cảm nhận như tôi đang chia sẻ, họ còn có một cảm nhận khác về cha ông của mình từng bị bắt, khổ nhọc và ngã xuống như thế nào trên vùng đất này.
Bảo tàng chiến tranh cũng nằm ngay trung tâm thành phố là một dãy nhà nhỏ bằng tre, lưu lại hình ảnh và hiện vật chiến tranh với tên gọi JEATH. Chữ JEATH được ghép lại từ ký hiệu đầu tiên của các nước Nhật Bản, Anh, Australia, Thái Lan và Hà Lan là những nước tham chiến trên vùng đất này.
Tôi bất giác nhận ra đi du lịch không chỉ có shopping hay ngắm cảnh, mà còn là một chuỗi những trải nghiệm của cảm xúc, nhất là cảm xúc mà nơi này đã mang lại.
Ngày nay, người dân Kanchanaburi không nói nhiều về chiến tranh, họ luôn cười và bán cho du khách những móc khóa, nước giải khát và dịch vụ du lịch. Người phương Tây cũng tới đây để tưởng niệm, chứ không mang theo những ký ức hận thù. Và tôi, tới đây để góp cho mình kiến thức về một miền đất lạ, về một câu chuyện xa xôi với nơi tôi ở và thời đại tôi sống. Nhưng, nó mang những giá trị đặt biệt, để khi nghĩ về nó, tôi thấy yêu một cuộc sống hòa bình, giống như trên quê hương tôi vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét