Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Bên trong thành phố "ma" giữa sa mạc Ai Cập

Chỉ cách một giờ đi xe khỏi trung tâm Cairo (Ai Cập) hỗn loạn và đông nghịt là một thế giới rất khác.

Những khu nhà ở mới được xây dựng trong khu sa mạc cằn cỗi
Hàng ngàn ngôi nhà mới tinh tươm, rất nhiều trong số đó còn đang xây dở được bao quanh bởi sa mạc cằn cỗi.

New Cairo (Cairo mới) là một trong những "thành phố vệ tinh" đang được phát triển tại một khu vực sa mạc cách trung tâm thành phố 40 km.
Các thành phố vệ tinh của Cairo đã được phát triển trong suốt 30 năm qua, nhưng cơm bùng nổ vừa qua đã bị ngưng lại kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức vào tháng Hai vừa qua. Nhiếp ảnh gia Jason Larkin bắt đầu quan tâm tới thành phố này khi Đại học Mỹ tại Cairo chuyển cơ sở về New Cairo năm 2008.
"Tôi bắt đầu nghe thấy các sinh viên nói rằng họ nhận ra là họ đang ở giữa một sa mạc. Tôi muốn tự mình nhìn thấy cảnh đó và bị bất ngờ với môi trường ở đây. Đó là những ngôi nhà mới tinh nhưng lại bị rào quanh. Bạn không thể tới đó bằng phương tiện công cộng. Tôi thấy rằng ở đó có rất ít những thứ mà một thành phố cần tới" - nhiếp ảnh gia Larkin nói.

Sân golf dù không có người chơi, nhưng vẫn phải chăm sóc
"Có rất nhiều dự án tôi không bao giờ thấy khởi động lại: các khu vực mới xây được một nửa do những người quá nhiều ý tưởng đã cạn túi tiền. Các dự án khác bị ngưng lại vì tranh cãi và cáo buộc tham nhũng quanh chuyện mua bán đất đai".

Larkin nói thêm: "Trong tất cả các vùng mà tôi từng chụp ảnh, tôi có thể nói là 80% trong số đó không có ai ở".
Dân số của Cairo giờ đã là hơn 10,9 triệu dân. Trong suốt nhiều thế kỷ, cư dân thành phố chủ yếu phân bổ dọc dải đất phù sa của sông Nile.
Năm 1969, một kế hoạch phát triển đã khởi động để mở rộng Cairo, đi sâu vào khu vực sa mạc quanh đó.

Công nhân vẫn phải dọn đường dù thành phố nhiều nhà hoang, ít người ở
Mohamed Elshahed - một sinh viên y khoa - quan tâm tới kiến trúc của các thành phố vệ tinh, cho biết: "Việc phát triển các thành phố vệ tinh đã có những khởi đầu sai lầm. Ý tưởng ban đầu vào những năm 1970 là nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nhà cửa và tạo ngân sách hoặc các dự án nhà ở xã hội. Vấn đề là những người nghèo nhất không thể sống ở một nơi quá xa và thiếu phương tiện giao thông để đi làm".


Khu vực này hầu như  không có phương tiện giao thông công cộng
"Ý tưởng này hoàn toàn thất bại và hầu như vẫn còn đang trống rỗng. Hồi những năm 1990 cũng có thêm một số nỗ lực nữa. Giờ thì chúng ta thấy một kết quả trái ngược lại với ý tưởng ban đầu và đó là những phát triển có kết cục quá đắt đỏ".
Công trình kiến trúc xa lạ với Cairo, nhưng cũng không được như ở Dubai
Ehshahed nói thêm: "Chẳng ai công nhận kiến trúc ở đó kế thừa di sản và lịch sử của Cairo. Trông có vẻ như chúng ta đang sống ở Dubai, nhưng lại không phải là Dubai, mà đó dường như là một thành phố đã tồn tại ở nơi này phải 1.000 năm rồi".

Nhiều nơi, các tòa nhà phải bỏ dở xây dựng vì hết vốn
Dù cho các thành phố vệ tinh này thu hút được khoảng 1,5 triệu dân, nhưng nó không có tác dụng giúp giãn dân ở Cairo.


Nhà thờ được xây dựng giữa sa mạc
Nguyên nhân là vì bong bóng nhà đất đã hình thành trong khoảng 5-8 năm trước nhưng nhu cầu không đủ để bù lấp, khiến cho các ngôi nhà vẫn trong tình trạng bỏ hoang giữa sa mạc.

Thêm vào đó, những ai có khả năng mua những căn nhà này hầu như đều có 2,3 căn nhà khác, do đó, hầu như lúc nào khu vực cũng có vẻ "vườn không nhà trống".
  • Lê Thu (theo CNN)

Không có nhận xét nào: