Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Nơi được nhiều người tuyệt vọng yêu thích nhất

(Nguoiduatin.vn) - Rừng Aokigahara ở “xứ sở hoa anh đào” rất nổi tiếng với cái tên “nơi lí tưởng để chết”, đó là một nét độc đáo kém may mắn của khu rừng Aokigahara, là địa điểm thứ 2 được nhiều người tuyệt vọng yêu thích nhất để gửi gắm cuộc đời của họ sau khu vực cầu Golden Gate.
Rừng Aokigahara còn được biết đến với cái tên “Biển của các loài cây” là một khu rừng rộng 35 km2 tọa lạc ở vùng Tây Nam thuộc chân núi Phú Sĩ. Kể từ những năm 1950, người ta vẫn thường thấy hình ảnh các doanh nhân Nhật lang thang ở khu vực này và có ít nhất khoảng 500 người trong số họ chưa bao giờ ra khỏi khu rừng.
Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 10 đến 30 người vào khu rừng này mà không quay trở lại. Thậm chí cho đến gần đây con số này càng được tăng lên với mức kỉ lục 78 người vào năm 2002.
Các nhà theo thuyết duy linh của Nhật tin rằng những kẻ tự vẫn đã hóa thân vào các cây của rừng Aokigahara, tạo nên các hoạt động khá huyền bí và không cho những người lạc vào đó ra ngoài. Các vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi việc sử dụng la bàn trở nên khá khó khăn vì nồng độ của chất sắt từ trong đất núi lửa của nơi đây.
Do độ rộng của khu rừng, các du khách tuyệt vọng một khi đã lạc vào trong đồng nghĩa với việc không thể tìm ra một người nào khác bên trong, vì vậy người ta gọi đó là “ vùng biển của các loài cây”. Chính vì vậy, các cảnh sát đã đặt một tấm biển có ghi “cuộc sống của bạn là một món quà đáng quý từ cha mẹ bạn” và “hãy hỏi ý kiến của cảnh sát trước khi bạn quyết định chết" bên ngoài lối vào khu rừng.
Theo các thông tin hiện nay, việc tăng đột biến tỉ lệ những người tự vẫn trong rừng là do sự suy thoái trong kinh tế của Nhật Bản chứ không bắt nguồn từ những kết thúc khá lãng mạn trong tiểu thuyết Kuroi Jukai của nhà văn Seicho Matsumoto, một tiểu thuyết làm hồi sinh sự phổ biến của “khu rừng tự vẫn” ở những người quyết định cuộc “dạo chơi cuối cùng” của đời mình.
Theo những người dân nơi đây, họ có thể dễ dàng phân biệt ra ba loại du khách vào khu rừng này, một là thích thú với quang cảnh thơ mộng của núi Phú Sĩ, hai là những kẻ hiếu kì muốn được tận mắt chứng kiến quang cảnh núi rừng rùng rợn và cuối cùng là những kẻ muốn gửi gắm linh hồn tại nơi đây.
Tuy nhiên, những kẻ muốn gửi gắm linh hồn tại nơi đây không hề nghĩ về những ảnh hưởng của hành động tự vẫn với những người dân địa phương và những người làm trong rừng. Theo người dân địa phương, “đó là một điểm khá lí tưởng để tự tử”. Một cảnh sát địa phương cho hay: “Tôi đã được nhìn thấy rất nhiều thi thể phân hủy hoặc bị thú rừng xé nát... ở đó không có gì đẹp ngoài sự chết chóc”.
Có thể nói, các công nhân làm rừng là những người bất hạnh hơn cả. Họ phải đưa các thi thể tới một địa điểm của địa phương, ở đó các thi thể sẽ được đặt trong một phòng đặc biệt để chứa thi thể tự tử. Để quyết định xem ai là người ngủ trong phòng đó với thi thể, các công nhân làm rừng sẽ phải dùng tới một trò chơi trẻ con có tên “kéo, giấy đá”.
Người ta tin rằng việc để thi thể một mình là một điềm gở, vì yurei (hay còn gọi hồn ma) của người tự tử sẽ hét lên trong đêm, và thi thể sẽ cứ thế di chuyển.
Văn Thân

Không có nhận xét nào: