(Dân trí) - Loài cây “cô đơn” nhất thế giới có tên Sitka, tồn tại ở nơi rất hẻo lánh không có người sinh sống. Loài cây này cũng ẩn chứa câu chuyện sinh tồn hấp dẫn.
Theo sách kỷ lục Guiness thế giới, một loài cây có tên Sitka đang tồn tại trên hòn đảo cận cực nam của New Zealand được coi là loài thực vật “cô đơn” nhất. Nó không chỉ là cây duy nhất sống trên đảo Campbell. Một cây Sitka khác cũng được tìm thấy nằm cách nhau 200 km trên đảo Auckland.
Nằm cách Bluff chừng 700 km về phía nam, đảo Campbell là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới. Với sức gió thổi mạnh gần như quanh năm, nơi này chưa tới 600 giờ có ánh nắng. Có thể nói, đây là vùng đất không lý tưởng để sinh sống. Bởi vậy, trên đảo không có bóng người, ngoại trừ những cuộc thăm viếng của các nhà khoa học tới nghiên cứu.
Người ta tin rằng, chính Lord Ranfurly, cựu Thống đốc của New Zealand là người trồng cây Sitka trên đảo Campbell vào khoảng năm từ 1901 đến 1907. Theo một số tài liệu để lại, ban đầu vị cố Thống đốc này muốn trồng Sitka trên đảo với mục đích phát triển lâm nghiệp. Người ta từng cho rằng, điều này không khả thi vì khí hậu trên đảo quá khắc nghiệt. Nhưng bằng cách nào đó Sitka không chỉ sống sót trong hơn 1 thế kỷ, còn rất phát triển.
Ngoài “danh tiếng” là loài cây “cô đơn” nhất trên trái đất, Sitka trên đảo Campbell còn được coi là “nhân chứng sống” giúp các nhà nghiên cứu xác nhận trái đất bước vào một kỷ nguyên địa chất hoàn toàn mới – Anthropocene hay còn gọi là “thế Nhân sinh”. Đây là thuật ngữ được một số nhà khoa học sử dụng để miêu tả giai đoạn gần nhất trong lịch sử trái đất. Nó không có điểm khởi đầu chính xác, nhưng có thể được coi bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 khi những hoạt động của loài người mới bắt đầu có ảnh hưởng tới toàn cầu, tới khí hậu và hệ sinh thái của trái đất.
Cụ thể, các nhà khoa học tìm thấy một lượng lớn carbon phóng xạ do vụ thử nghiệm hạt nhân nằm trong lõi cây Sitka. Sau đó, nó trở nên lành lặn nhờ quá trình quang hợp. Nhưng lượng chất carbon này là minh chứng rõ ràng cho việc con người đã có những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống trên trái đất.
Hoàng Hà
Theo Apt/WK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét