Bên ngoài thánh đường được gọi là "Bảo tàng Ánh sáng" hay "Cung điện ngọc" trông chẳng khác biệt, thậm chí còn kém hơn nhiều thánh đường Hồi giáo khác.
Phía ngoài thánh đường
Màu sắc sống động trên mọi bức tường của thánh đường Shia này trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài tẻ nhạt. Hàng nghìn mảnh thủy tinh và gương đem lại hiệu ứng ánh sáng khiến người bước vào phải ngạc nhiên và choáng ngợp.
Có thể nói, cấu trúc của thánh đường này không có "góc chết" khi mà mọi tấm đều lung linh rực rỡ như trong xứ sở thần tiên.
Màu xanh huyền ảo này khiến thánh đường mang tên Cung điện Ngọc
Thảm trang trí cầu kỳ
Chi tiết đá lát trên trần
Mái vòm hoàn hảo
Thánh đường này nằm tại Shiraz, tỉnh Fars thuộc Iran, với tên gọi chính thức Shah Cheragh
Theo Mẫn Di - Metro (Dân Việt)
Ngỡ ngàng với vẻ đẹp tráng lệ bên trong thánh đường Hồi giáo
Nếu chỉ vào vẻ bên ngoài, bạn sẽ không thể nào biết được bên trong thánh đường Hồi giáo này lại là cả một "kiệt tác nghệ thuật" đẹp đến mê hồn.
Shah Cheragh là ngôi nhà tang lễ, đồng thời là nhà thờ Hồi giáo tại Shiraz, Iran. Tên của nhà thờ được phiên âm có nghĩa là "Vua của ánh sáng", điều này rất dễ hiểu bởi vì bên trong công trình sáng lấp lánh và rực rỡ như có hàng ngàn tia sáng đang chiếu rọi. Nội thất của Shah Cheragh gồm hàng triệu mảnh gương nhỏ, tỏa ánh sáng ra khắp mọi nơi.
Phía sau nhà thờ Hồi giáo là một giai thoại kì bí. Chuyện kể rằng, vào khoảng 900 năm sau CN, một lữ khách đã đến đây và tình cờ nhìn thấy vật thể đang phát sáng lấp lánh, ngay lập tức người này đã đến tiếp cận vật lạ để tìm hiểu và phát hiện phía sau ánh sáng lạ kì đó chính là một ngôi mộ. Bên trong đó là xác chết được bọc thép của một nhân vật Hồi giáo rất quan trọng, từ đó khu vực này trở thành địa điểm hành hương của những người Hồi giáo tại Shiba. Ban đầu, công trình này được xây dựng thành ngôi nhà mồ nhưng theo thời gian, nó trở nên ngày càng phức tạp.
Mặc dù Shah Cheragh từng nhiều lần bị tàn phá bởi thiên nhiên, con người và thời gian nhưng sau khi được trùng tu, nhà thờ đã trụ vững cho đến tận ngày nay. Bên trong công trình tỏa sáng rực rỡ như những viên kim cương lấp lánh, hấp dẫn nhiều người hành hương và khách du lịch trên thế giới đến tham quan mỗi năm.
Nhà thờ Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới có gì đặc biệt?
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al Mulk là một trong số ít công trình Hồi giáo sử dụng cửa sổ kính màu. Những người xây dựng phải mất 12 năm để hoàn thành công trình này.(Ảnh: Internet)
Tọa lạc tại thành phố Shiraz (Iran), nhà thờ Hồi giáo Nasir al Mulk được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới. Ngoài tên chính thức, người dân nơi đây còn gọi công trình này là nhà thờ Hồi giáo màu Hồng, nhà thờ Hồi giáo Sắc màu, nhà thờ Hồi giáo Cầu vồng và nhà thờ Hồi giáo Kaleidoscope.
Theo BBC, năm 1976, lãnh chúa Mirza Hasan Ali thuộc triều đại Qajar ra lệnh xây dựng nhà thờ Hồi giáo này. Người ta mất đến 12 năm để hoàn thành công trình.
Thoạt nhìn bên ngoài, thánh đường có nhiều nét tương đồng với các công trình kiến trúc Hồi giáo truyền thống khác như mái vòm cao lồng lộng, những bức tường lát đá cổ kính và đài phun nước ở trung tâm, nơi diễn ra nghi thức tẩy rửa của đạo Hồi. Tuy nhiên, vẻ bên trong nơi đây hoàn toàn khác biệt.
Mỗi buổi sớm, khi ánh nắng đầu tiên xuyên qua ô cửa và chiếu xuống hành lang, cả căn phòng tựa chiếc kính vạn hoa khổng lồ, lung linh đầy màu sắc. Nasir al Mulk là một ngoại lệ thú vị với những ai định kiến rằng những kiến trúc lịch sử thường đơn điệu.
"Ngay cả khi là người bình thường và không theo đạo, bạn vẫn muốn chắp tay cầu nguyện lúc chứng kiến cảnh tượng rực rỡ đó. Có lẽ, những người xây dựng công trình này muốn truyền tải thông điệp về đức tin", Koach, nhiếp ảnh gia Nhật Bản, nhận định.
Cửa sổ kính màu trong công trình Hồi giáo tương đối hiếm. Một số công trình khác có thể kể đến là Nhà thờ Hồi giáo màu Xanh ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở thành phố Jerusalem.
Không chỉ sở hữu ô cửa sặc sỡ, Nasir al Mulk còn có những bức tường được trang trí tỉ mỉ. Hàng triệu viên gạch màu tạo thành hoa văn rực rỡ trên mái vòm và hốc tường.
Sắc hồng là màu chủ đạo trong Nasir al Mulk.
Hiện tại, nhà thờ Hồi giáo vẫn phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng như ngành du lịch địa phương.
Theo Kim Ngân/Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét