Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lưu vực Uvs Nuur của Mông Cổ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
Lưu vực Uvs Nuur là vùng hồ lớn nhất tại Mông Cổ, khu vực này nằm trên độ cao 753 mét so với mực nước biển, toàn bộ lưu vực có diện tích 3.350 km2. Mặc dù là Di sản thế giới của đất nước Mông Cổ nhưng phần phía đông bắc của hồ nằm trong lãnh thổ của Liên bang Nga.
Khu vực dân cư sinh sống đông nhất trong lưu vực Uvs Nuur là tại hồ Ulaangom. Hồ Ulaangom là một hồ nước mặn, tuy là một hồ lớn nhưng hồ Ulaangom lại rất nông. Nguyên nhân là bởi nó vốn là một vùng đất ngập nước vài nghìn năm trước. Toàn bộ vùng lòng chảo Uvs Nuur với các hồ và rừng tự nhiên có diện tích khoảng 700.000 km2. Đây được coi là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên và được bảo tồn tốt nhất của Châu Á. Ngoài hồ Uvs Nuur, trong lòng chảo còn có một số hồ nhỏ khác. Đáng chú ý là hồ Ureg Nuur nằm trên độ cáo 1.450m so với mực nước biển. Do các hồ này đều nằm về phía bắc của biển giáp với nhiều vùng biển của các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, nên các loài cá và thủy cầm sống trong hồ rất đặc trưng.
Vùng lòng chảo và lưu vực Uvs Nuur nhìn từ trên cao.
Khí hậu tại Lưu vực Uvs Nuur rất khắc nhiệt do toàn bộ khu vực này nằm trong ranh giới khí hậu giữa Siberi và Trung Á. Mùa đông nhiệt độ xuống đến -50 độ C còn vào mùa hè thì lại lên tới 45 độ C. Mặc dù khí hậu khắc nhiệt như vậy nhưng trong khu vực này lại có một tiểu khí hậu thích hợp cho các loại động thực vật sinh sống và phát triển. Các nhà khoa học đã thống kê trong lưu vực Uvs Nuur có đến 173 loài chim và 41 loài động vật có vú, bao gồm các loài có mức độ đe dọa tuyệt chủng cao toàn cầu như báo tuyết, cừu aga hay dê rừng Châu Á.
Hình ảnh khu vực đồng bằng, núi non tại vùng lòng chảo
Toàn bộ vùng lòng chảo, lưu vực Uvs Nuur có lịch sử gần 3.000 năm. Khoảng 3000 năm trước những cư dân du mục đã đến và sinh sống ở nơi đây. Khí hậu quá khắc nghiệt dẫn đến việc những cư dân này cùng với đàn gia súc của họ phải di chuyển thường xuyên. Nhưng dù khắc nghiệt thiên nhiên nơi đây vẫn sản sinh ra những hệ thực vật làm thức ăn cho người cũng như đàn gia súc. Một số loàiđộng vật hoang dã tại lưu vực Uvs Nuur đã được người dân du mục thuần hóa và chăn nuôi như gia súc, gia cầm để có nguồn thức ăn và sữa cho họ trong suốt những tháng lạnh giá. Ví dụ như ngựa hoang Przewalski, linh dương, lạc đà hoang dã... Trong suốt nhiều thiên niên kỷ, mô hình du canh du cư theo mùa cùng gia súc truyền thống và gia súc thuần dưỡng đã trở thành hình mẫu điển hình của cuộc sống vùng lòng chảo này.
Lưu vực Uvs Nuur được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với các tiêu chí:
Tiêu chí (ix): Lưu vực Uvs Nuur có địa lý độc đáo cùng với sự thay đổi chuyển hóa khí hậu cũng như đất đai rất tự nhiên để phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của động thực vật. Hàng ngàn năm trước vùng đất này đã ngập nước biển trở thành một vùng đất ngập mặn giàu chất dinh dưỡng và muối biển. Trải qua quá trình hàng nghìn năm sau khu đất ngập mặn này lại trở thành nơi sinh trưởng của rất nhiều loài thực vật và là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vô số những loài động vật khác.
Tiêu chí (x): Lưu vực Uvs Nuur là một khu vực có diện tích tự nhiên lớn, đồng thời nơi đây có hệ sinh thái rất đặc biệt trong toàn bộ khu vực Châu Á. Những ngọn núi, vùng rừng ngập mặn hay thảo nguyên nơi đây là nơi cư trú và sính trưởng của hàng trăm loài động thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Hệ sinh thái của vùng thảo nguyên hỗ trợ nhiều cho cuộc sống của người dân du mục. Vùng núi Uvs Nuur còn là môi trường sống quan trọng cho các loài chim biển cũng như những loài chin di cư về phương nam từ Siberia. Bên cạnh đó Lưu vực Uvs Nuur còn có lịch sử hàng nghìn năm với nhiều những bia đá, đồ dùng bằng đá được tìm thấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét