Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Khu vực khảo cổ Bisotun

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu vực khảo cổ Bisotun của Iran là Di sản văn hóa thế giới năm 2006.
Khu vực khảo cổ Bisotun tại Iran
Khu vực khảo cổ Bisotun tại Iran
Bisotun là một khu vực khảo cổ nằm dọc theo tuyến đường thương mại cổ xưa giữa cao nguyên Iran với khu vực lưỡng hà. Tại khu vực khảo cổ này, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hiện vật quý giá từ thời tiền sử cho đến thời trung cổ. Những hiện vật được tìm thấy thuộc về các triều đại Acheamenid, Sassannian và Ilkhanid.
Nổi bật nhất trong số những hiện vật được tìm thấy tại khu vực khảo cổ là bức phù điêu lớn trên núi Behistun. Ngọn núi Behistun nằm tại tỉnh Kermanshh phía tây của Iran. Theo các nhà lịch sử, bức phù điêu này được xây dựng theo lệnh vua Darius I.
Bức phù điêu lớn được phát hiện tại di sản văn hóa thế giới, khu di chỉ khảo cổ Bisotun tại Iran cho thấy sự tài hoa của người Ba Tư cổ.
Không chỉ đạt tới trình độ thẩm mỹ cao và kỹ thuật tạo hình khắc đá cũng khiến thế giới nể phục.
Vua Darius I đã ra lệnh xây dựng bức phù điêu lớn này khi ông chính thức lên ngai vàng cai quản đế quốc Ba Tư. Bức phù điêu nhằm khẳng định vai trò, sức mạnh của đế quốc Ba Tư đồng thời cũng là một dấu ấn dưới thời vua Darius I. Bức phù điêu miêu tả hình ảnh vua Darius I cầm một cây cung – dấu hiệu thể hiện quyền lực và sức mạnh, dẫm chân trên ngực một người nằm thể hiện chủ quyền. Bên dưới phù điêu có 1.200 dòng chữ khắc kể lại những chiến công, những trận đánh của vua Darius I. Một điều vô cùng lý thú và gây nhiều tranh cãi cũng như những nghi vấn đối với các nhà lịch sử học đó là những dòng chữ này được viết bằng ba thứ tiếng. Đầu tiên là chữ Elamite với những câu chuyện mô tả các trận đánh của vua Darius I. Thứ hai là phiên bản viết theo chữ Balylon huyền thoại với nội dung tương tự như mẫu một. Thứ ba là những dòng chữ bằng chữ Ba Tư đầu tiên, đây là đoạn văn bản hoành tráng ghi lại chi tiết sự tái lập của đế chế Darius I. Những dòng chữ này được tạo nên trong cùng 1 thời gian hay những khoảng thời gian khác nhau hiện vẫn còn những tranh cãi tuy nhiên giả thuyết về việc chúng được viết trong cùng 1 thời điểm thuyết phục các nhà lịch sử nhiều hơn.
Hình ảnh vùa Darius cầm cùng thể hiện sức mạnh và quyền lực.
Bên dưới phù điêu có 1.200 dòng chữ khắc kể lại những chiến công, những trận đánh của vua Darius I.
Hình ảnh vua Darius cầm cung thể hiện sức mạnh và quyền lực.
Ngoài bức phù điêu lớn về vua Darius I trên núi Behistun, trong khu vực khảo cổ còn có nhiều di tích đáng chú khác như: Hang động Hunters; Pháo đài Median; Thị trấn Parthian; Bức tượng Heraklles; Nơi thờ phụng Parthian; Cung điện Khosrow; Trạm nghỉ Ilkhanid; Chùa Median....
Quá trình nghiên cứu khu vực khảo cổ này còn giúp các nhà lịch sử làm rõ về một địa điểm cư trú đã có sự xuất hiện của con người từ hơn 40.000 năm trước. Những di tích còn lại đặc biệt là 18 di tích quan trọng như Hang động Hunters; Pháo đài Median; Thị trấn Parthian; Bức tượng Heraklles; Nơi thờ phụng Parthian; Cung điện Khosrow; Trạm nghỉ Ilkhanid; Chùa Median; Phù điêu vua Darius I... cung cấp các bằng chứng xác thực về sự phát triển nghệ thuật, mỹ thuật của người Ba Tư xưa. Không chỉ là những người có thẩm mỹ vượt trội, người Ba Tư còn cho thế giới phải ngạc nhiên về sự tài hoa của họ trong các tác phẩm nghệ thuật, chạm khắc hay các công trình kiến trúc từ hàng nghìn năm trước.
Trải qua nhiều thiên nhiên kỷ tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, điều đáng tiếc là những dòng chữ khắc trên bức phù điêu lớn tại Bisotun đã bị hư hại rất nhiều.
Bên cạnh đó, các dấu tích của những thời kỳ sau ( khoảng từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên, và thời kỳ hậu Achaemenid) cũng là những bằng chứng quan trọng cho thấy sự phát triển không ngừng về nghệ thuật, văn hóa của đế chế Ba Tư.
Một điều đáng tiếc là trải qua khoảng thời gian dài tới vài thiên nhiên kỷ, dầm trong mưa nắng và khí hậu khắc nghiệt, bức phù điêu trên đá ở Bisotun, đặc biệt là phần chữ viết hiện đã bị hư hại khác nhiều.
 Unesco đã công nhận Khu vực khảo cổ Bisotun của Iran là Di sản văn hóa thế giới năm 2006.
Khu vực khảo cổ Bisotun được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa củaUnesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí ( ii), (iii)
Tiêu chí (ii): Khu vực khảo cổ Bisotun là một mình chứng đặc biệt về sự phát triển văn hóa, nghệ thuật của đế chế Ba Tư trong một thời gian dài của lịch sử thế giới.
Tiêu chí (iii): Khu vực khảo cổ Bisotun cũng là minh chứng về một nền văn hóa đã từng phát triển và hưng thịnh những nay đã không còn. Các công trình kiến trúc cũng như những tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy tại đây còn là đại diện cho sự phát triển của các triều đại Ba Tư suốt nhiều thế kỷ.
Cập nhật: 02/03/2016Theo disanthegioi.info

Không có nhận xét nào: