Mặc dù Laksa là món bún nước, nhưng theo cách ăn truyền thống thì người ta chỉ dùng thìa đế xúc chứ không sử dụng đũa khi ăn
Laksa là một món bún nước có nguồn gốc xuất xứ từ những người Peranakan (người Hoa định cư dọc eo biển Malacca) với trên 1000 năm tuổi. Song, sau dần, món ăn này trở nên phổ biến và nổi tiếng hơn gắn liền với các đất nước Malaysia, Singapore và cả Indonesia. Thành phần chính của món ăn này bao gồm: bún (loại sợi to như sợi bún bò huế của Việt Nam), chả cá, đậu phụ, giá đỗ, trứng, thịt gà, tôm, sò huyết… và nước dùng.
Dựa vào đặc điểm của nước dùng chan bún mà laksa được chia làm 3 loại chính, đó là: curry laksa, asam laksa và sarawak laksa. Nếu như phần nước dùng của curry laksa thơm ngọt và béo ngậy bởi vị nước cốt dừa nấu cari thì asam laksa lại khác biệt hẳn với vị chua chua, cay cay của nước dùng nấu từ cá. Còn sarawak laksa là sự biến thể táo bạo của việc pha trộn nước cốt dừa với nước dùng nấu từ cá và hoàn toàn không sử dụng bột cà ri trong quá trình chế biến. Ngoài giá đỗ cắt khúc và rau răm thái nhỏ phơi khô thì hầu như, không có loại rau nào được sử dụng trong món laksa này cả.
Vào năm 2011 thì trang CNN travel đã xếp asam laksa đứng thứ 7 trong 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Ngược với vị béo ngậy, đậm đà của curry laksa thì asam laksa lại là phiên bản dành cho những người yêu thích sự thanh mát trong ẩm thực. Asam laksa có được vị chua dịu là từ nguyên liệu chính assam (me chua); khi ăn thì thường có dưa leo xắt sợi rắc bên trên và dùng kèm với sa tế tôm cay chảy cả nước mắt.
Theo MASK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét