Bom nguyên tử đã san phẳng Hiroshima (Nhật Bản) với sức nóng lên tới hàng nghìn độ C, nhưng hàng trăm cây xanh vẫn nảy mầm từ đống tro tàn.
Sau vụ ném bom nguyên tử ngày 6/8/1945, tiến sĩ Harold Jacobsen, một nhà khoa học của Dự án Manhattan, nói với tờ Washington Post rằng không thứ gì có thể mọc lên từ nền đất cằn cỗi của Hiroshima trong hơn 70 năm tiếp đó.
Hội trường xúc tiến công nghiệp ở tỉnh Hiroshima vẫn đứng yên trong ngày xảy ra vụ nổ. Hiện nơi này gọi là Mái vòm Bom nguyên tử (Atomic Bomb Dome), cấu trúc này đang là một đài tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ đánh bom. Ảnh: Quân đội Mỹ.
|
Tuy nhiên, một tháng sau thảm kịch, những bông chuối hoa đỏ đầu tiên bung nở cách tâm vụ nổ nguyên tử khoảng một km. Ngày 17/9/1945, cơn bão Makurazaki - được ví như trận bom thứ 2 - đổ bộ vào thành phố và cuốn trôi những tàn tích của thảm kịch trước đó. Dù vậy, nó đã đem theo cả phóng xạ độc hại, khơi mở một nền đất mới cho cỏ cây sinh sôi trở lại.
Tới năm 1946, người dân Hiroshima ngỡ ngàng khi thấy những cây anh đào lại nở hoa báo hiệu mùa xuân về. Vô số mầm xanh vươn khỏi đống đổ nát khắp thành phố như một thông điệp mạnh mẽ từ tự nhiên gửi tới những người sống sót qua thảm họa, đem đến hy vọng để họ tái xây dựng thành phố.
Hàng trăm cây xanh khác cũng không hề gục ngã trước sức công phá của quả bom nguyên tử. Dù có cháy sém hay gãy tả tơi, chúng vẫn sống sót và nhanh chóng đâm chồi nảy lộc. Nhiều cây trong số đó được bảo tồn ở 55 điểm khác nhau trong bán kính 2 km tính từ điểm quả bom phát nổ. Người Nhật gọi những "chiến binh" này là Hibakujumoku (cây sống sót qua vụ thả bom nguyên tử), với bảng tên riêng.
Nằm gần tâm chấn nhất là một cây dương liễu bên bờ sông Ota (thuộc quận Motomachi), cách nơi xảy ra vụ nổ 370 mét. Dù cây gốc đã bị quả bom thổi bay, bộ rễ của nó vẫn còn sức sống và đâm chồi trên thân cây còn sót lại.
Một "chiến binh" khác là cây nhựa ruồi (Kurogane holly), cách tâm vụ nổ khoảng 410 mét. Nó đã cháy rụi tới gốc, nhưng lại bất ngờ nảy lộc vào năm 1949. Ngày nay, nó nằm trong vườn Bảo tàng Rai Sanyo Shiseki.
Điện thờ Shirakami, cách nơi quả bom rơi xuống khoảng 490 m, có một cây long não còn sống, dù bị đốt cháy trong vụ nổ. Trong khuôn viên ngồi đền cổ Seijuji cách tâm chấn 520 mét cũng có một cây nhót bạc sống sót qua thảm họa.
Cây long não còn sống trong Lâu đài Hiroshima, cách tâm vụ nổ hơn 700 m. Ảnh: Katy Mccormick.
Cây liễu tơ còn sống trong Lâu đài Hiroshima, cách tâm vụ nổ hơn 700 m. Ảnh: Katy Mccormick.
Một cây dương liễu còn sống sót sau thảm họa. Ảnh: Katy Mccormick.
Cây dương liễu này nằm ngay bên cạnh cầu Tsurumibashi gần trạm dừng xe điện Hijiyama-shita. Nó đã mất tất cả các nhánh trong vụ đánh bom, một nửa thân cây khô héo và chết, nhưng từ cùng một gốc, cây mới mọc lên. Ảnh: Peace Tourism.
|Một cây dương liễu còn sống sót sau thảm họa. Ảnh: Katy Mccormick.
Vòm Bom nguyên tử ngày nay. Ảnh: Koichi Kamoshida
Cây liễu tơ còn sống trong Lâu đài Hiroshima, cách tâm vụ nổ hơn 700 m. Ảnh: Katy Mccormick.
Một cây dương liễu còn sống sót sau thảm họa. Ảnh: Katy Mccormick.
Cây dương liễu này nằm ngay bên cạnh cầu Tsurumibashi gần trạm dừng xe điện Hijiyama-shita. Nó đã mất tất cả các nhánh trong vụ đánh bom, một nửa thân cây khô héo và chết, nhưng từ cùng một gốc, cây mới mọc lên. Ảnh: Peace Tourism.
|Một cây dương liễu còn sống sót sau thảm họa. Ảnh: Katy Mccormick.
Vòm Bom nguyên tử ngày nay. Ảnh: Koichi Kamoshida
Theo chính quyền thành phố Hiroshima, danh sách Hibakujumoku có khoảng 170 cây thuộc 32 loài khác nhau từ liễu, bạch đàn, anh đào, nhót, bạch quả đến hoa trà, long não. Chúng nằm rải rác khắp nơi trong thành phố, từ khuôn viên các tòa nhà công cộng, đền và điện thờ, tất cả đều được chính quyền Hiroshima bảo vệ. Hạt và cây giống của các Hibakujumoku được chính phủ và cư dân thành phố chia sẻ với người dân trên khắp Nhật Bản, cũng như gửi ra nước ngoài. Hậu duệ của những "chiến binh" này đang tồn tại ở khắp nơi trên thế giới.
Trong nhiều năm qua, các nhà hoạt động xã hội của tổ chức ANT-Hiroshima đã tổ chức tour giới thiệu Hibakujumoku dành cho cả khách du lịch lẫn người dân địa phương.
Phạm Huyền (Theo Peace Tourism)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét